Sốt xuất huyết có nên cạo gió không?

Nhiều người cho rằng, khi bị sốt có thể xông hơi, cạo gió, nhưng phương pháp này có phù hợp với bệnh nhân sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết có nên cạo gió không?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengua gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 100.000 ca mắc và 100 ca tử vong vì sốt xuất huyết. Đặc biệt, dịch bệnh thường bùng phát vào mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 10, khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của muỗi vằn.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Bạn có thể nhận biết sốt xuất huyết thông qua một số đặc điểm sau:

- Sốt cao trên 39 độ C liên tục 2 - 3 ngày hoặc dài hơn. Đồng thời, việc uống thuốc hạ sốt không có tác dụng.

- Buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi chán ăn.

- Đau đầu và hốc mắt, các khớp khiến toàn thân rã rời, uể oải.

- Nổi mẩn đỏ, phát ban trên da từ nhẹ đến nặng, gây ngứa ngáy.

- Chảy máu ở nhiều vị trí như chảy máu mũi, chân răng, nướu lợi, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đi phân máu hoặc phân đen,…

Ngoài ra cũng có những bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng nào và có thể tự khỏi. Nhưng cũng có trường hợp bệnh diễn biến âm thầm sau đó đột ngột biến chứng nặng.

Nổi mẩn đỏ, phát ban là triệu chứng thường gặp của sốt xuất huyết  Nguồn: medlatec.vn
Nổi mẩn đỏ, phát ban là triệu chứng thường gặp của sốt xuất huyết.

Do đó, trong bất kỳ trường hợp nào, ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh một cách chính xác, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và an toàn.

Sốt xuất huyết có nên cạo gió không?

Ths. BS Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Cạo gió, xông hơi là phương pháp truyền thống thường sử dụng cho người bệnh bị cảm cúm. Phương pháp này có thể có hiệu quả với bệnh nhân bị cúm hoặc cảm thông thường.

Tuy nhiên khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ bị yếu thành mạch và giảm tiểu cầu. Do vậy, nếu người bệnh được cạo gió thì sẽ làm tăng sự xuất huyết dưới da, các thành mạch sẽ bị vỡ và tiểu cầu giảm, bệnh nhân bị chảy máu dưới da rất nhiều. Vì vậy, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh không được cạo gió.

Theo các phân tích cùng những thực tế đã diễn ra, người bệnh sốt xuất huyết không được cạo gió. Phương pháp cạo gió có tác động đến da giúp cơ thể bài tiết và lưu thông mạch máu với cảm thông thường. Tuy nhiên sốt xuất huyết hoàn toàn trái ngược với cảm sốt thông thường vì người bệnh sẽ nổi nốt đỏ dưới da do xuất huyết và tổn thương thành mạch khiến số lượng tiểu cầu giảm mạnh.

Do đó không nên cạo gió khi bị sốt xuất huyết để giảm nguy cơ bị tổn thương do xuất huyết dưới da hay thậm chí nghiêm trọng hơn có thể là tử vong.

Cách chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết

Khi có dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết, người thân cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán xác nhận và chỉ định điều trị. Với người bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ có thể được điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh sốt xuất huyết nặng phải điều trị nội trú tại bệnh viện.

Nếu xuất hiện các triệu chứng nặng, cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng nhanh càng tốt
Nếu xuất hiện các triệu chứng nặng, cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng nhanh càng tốt

Theo dõi triệu chứng: Giữ bệnh nhân ở chế độ nghỉ ngơi, và theo dõi các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau nhức cơ bắp, đau họng và chảy máu.

Dùng dung dịch tiêu hóa: Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước và dung dịch khác để tránh tình trạng mất nước và giúp cơ thể xử lý độc tố.

Giảm sốt: Sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol (acetaminophen) theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh sử dụng aspirin hoặc NSAIDs (chẳng hạn như ibuprofen), vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Giữ vệ sinh cá nhân: Bệnh nhân nên tắm rửa sạch sẽ hàng ngày để giữ da sạch và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

Kiểm tra và điều trị chảy máu: Kiểm tra tình trạng chảy máu của bệnh nhân, nếu cần, áp dụng áp lực lên vết thương và sử dụng băng thun để kiểm soát.

Kiểm tra sự xuất huyết: Theo dõi tình trạng xuất huyết của bệnh nhân. Nếu có dấu hiệu của chảy máu nặng, như chảy máu nhiều từ mũi, nước tiểu có màu đỏ, hay chảy máu từ niêm mạc, cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Giữ sạch môi trường: Giữ cho môi trường xung quanh bệnh nhân sạch sẽ và khô ráo để ngăn chặn sự phát triển của muỗi.

Hạn chế tiếp xúc với muỗi: Sử dụng cửa lưới và kem chống muỗi để bảo vệ bệnh nhân khỏi sự cắn của muỗi.

Theo dõi y tế: Liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu tồi tệ nào hoặc nếu triệu chứng không cải thiện sau một thời gian.

Tránh tự điều trị: Không nên tự điều trị bằng các loại thuốc không được bác sĩ kê đơn.

Nhớ rằng, việc chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà chỉ nên được thực hiện khi tình trạng của họ không quá nặng. Nếu bệnh nhân bị đau đớn nặng, hoặc có triệu chứng nguy hiểm như khó thở, chảy máu nhiều, hoặc tụt huyết áp, cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Tăng cường phòng các bệnh mùa hè có thể bùng phát thành dịch lớn Tăng cường phòng các bệnh mùa hè có thể bùng phát thành dịch lớn
Việt Nam sẽ tiêm thử nghiệm vaccine sốt xuất huyết Việt Nam sẽ tiêm thử nghiệm vaccine sốt xuất huyết
Hà Nội phát hiện thêm tuýp D3 gây bệnh sốt xuất huyết Hà Nội phát hiện thêm tuýp D3 gây bệnh sốt xuất huyết
Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết
Hiền Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những loại rau, củ, quả giúp phòng chống bệnh ung thư

Những loại rau, củ, quả giúp phòng chống bệnh ung thư

Một số loại rau chúng ta dễ bắt gặp như: Củ nghệ, nấm hương, măng tây, các loại rau họ cải…giúp phòng chống một số bệnh ung thư.
Rau dền tốt cho bệnh tiểu đường

Rau dền tốt cho bệnh tiểu đường

Rau dền được trồng hoặc mọc hoang dại ở những nơi đất bỏ hoang. Ngoài công dụng cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể, rau dền còn được sử dụng giống như một vị thuốc để phòng chống một số bệnh như: Tim mạch, tiểu đường, cải thiện chứng thiếu máu…
Rau muống giúp phòng chống bệnh thiếu máu

Rau muống giúp phòng chống bệnh thiếu máu

Rau muống là loại rau quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt, đặc biệt trong những ngày hè oi bức. Rau muống không chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Bệnh vàng da, bệnh về gan, bệnh khó tiêu, bệnh thiếu máu…
Bất ngờ, thức ăn của nhà hàng không phải nguyên nhân vụ 50 người bị ngộ độc

Bất ngờ, thức ăn của nhà hàng không phải nguyên nhân vụ 50 người bị ngộ độc

Sau khi kiểm nghiệm không phát hiện vi khuẩn có trong các mẫu thức ăn của Nhà hàng Hồng Vinh (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận).
Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức, bạn cần bổ sung thực phẩm phù hợp để phục hồi sức khỏe và bảo vệ hệ tiêu hóa hiệu quả.
Rau mồng tơi tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Rau mồng tơi tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Rau mồng tơi là loại rau không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà còn giúp phòng chống được nhiều bệnh và làm đẹp da.
Đồng Nai: Gần 100 công nhân Dechang nghi ngộ độc sau bữa ăn chiều

Đồng Nai: Gần 100 công nhân Dechang nghi ngộ độc sau bữa ăn chiều

Gần 100 công nhân Công ty TNHH Dechang Việt Nam có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sau khi ăn chiều với món mì quảng gà và bánh đa cua.
8 loại rau giàu chất chống oxy hóa

8 loại rau giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do. Dưới đây là những loại rau dồi dào chất chống oxy hóa, hỗ trợ hệ miễn dịch và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các loại gia vị bảo vệ hệ hô hấp

Các loại gia vị bảo vệ hệ hô hấp

Các bệnh về phổi hiện nay ngày càng phổ biến, bổ sung một số loại gia vị vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện chức năng hệ hô hấp một cách hiệu quả.
Bộ Y tế yêu cầu Vĩnh Phúc đình chỉ bếp ăn khiến hơn 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Bộ Y tế yêu cầu Vĩnh Phúc đình chỉ bếp ăn khiến hơn 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động