Hà Nội phát hiện thêm tuýp D3 gây bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì? Hà Nội ghi nhận 59 ổ sốt xuất huyết trong một tuần Việt Nam sẽ tiêm thử nghiệm vaccine sốt xuất huyết |
![]() |
Hà Nội phát hiện thêm tuýp D3 gây bệnh sốt xuất huyết. |
Theo các chuyên gia y tế, ở nước ta, hiện có 4 tuýp vi rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết được ký hiệu là D1, D2, D3 và D4. Do đó, một người có thể mắc đến 4 lần sốt xuất huyết trong đời và lần 2 thường nặng hơn lần đầu.
Hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương vẫn ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng, trong đó có nhiều ca nặng. Thông thường vào cuối mùa dịch sốt xuất huyết, tỷ lệ ca nặng sẽ gia tăng hơn so với đầu dịch.
Ngày 20/11, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 đến 17/11), trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 2.476 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (giảm 54 ca so với tuần trước đó).
Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân trong tuần qua, trong đó đứng đầu là Thanh Oai với 209 ca, tiếp đến là Hà Đông (206 ca), Đống Đa (199 ca), Hoàng Mai (170 ca), Thường Tín (145 ca), Thanh Trì (133 ca), Phú Xuyên (120 ca), Chương Mỹ (110 ca).
Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, thành phố đã có 33.489 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có 4 ca tử vong.
Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn. Trong đó, các quận, huyện có nhiều bệnh nhân là: Hà Đông (2.347 ca), Hoàng Mai (2.170 ca), Thanh Oai (2.087 ca), Phú Xuyên (2.041 ca), Đống Đa (1.928 ca), Thanh Trì (1.755 ca).
![]() |
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - Trần Thị Nhị Hà kiểm tra công tác phòng, chống và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Ảnh: Sở Y tế cung cấp). |
“Biến chứng sốc sốt xuất huyết rất nguy hiểm. Có những bệnh nhân từ khi có dấu hiệu cảnh báo đến khi sốc chỉ diễn biến trong 4 đến 6 tiếng. Nếu sốc sốt xuất huyết không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy kịch, thậm chí tử vong”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương lưu ý.
Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, hai biến chứng thường gặp nặng của sốt xuất huyết, đó là tình trạng cô đặc máu dẫn đến tụt huyết áp và sốc; biến chứng hạ tiểu cầu máu. Trong đó biến chứng cô đặc máu thường gặp hơn và có diễn biến nhanh chóng, nguy hiểm hơn rất nhiều so với biến chứng hạ tiểu cầu. Do đó, nếu bác sĩ không nhận biết được sớm dấu hiệu cảnh báo, không điều trị đúng, bệnh có thể diễn biến rất nhanh, người bệnh dễ dẫn đến tử vong.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng
