Sai lầm khi loại bỏ mỡ lợn khỏi thực đơn?
Lợi ích "vàng" của mỡ lợn đối với sức khỏe Bí quyết trị nám da từ những loại thức uống quanh ta Ai không nên ăn thịt gà? |
Nên dùng dầu ăn hay mỡ lợn
Trước đây, mỡ lợn từng là thực phẩm thông dụng trong chế biến các món ăn, được dùng thay cho dầu ăn. Nhưng hiện nay, thịt mỡ luôn là loại thực phẩm khiến nhiều người e ngại và né tránh vì quan điểm ăn thịt mỡ sẽ gây ra các bệnh như béo phì, tăng cholesterol và các bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe con người.
Chính vì vậy mà nhiều người vẫn thường loại bỏ thịt mỡ ra khỏi các bữa ăn hàng ngày của mình. Tuy nhiên, quan điểm ăn thịt mỡ không tốt cho sức khỏe là một quan điểm sai lầm vì trong thịt mỡ vẫn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Hiện mọi người chủ yếu ăn dầu, song sản phẩm này dễ bị oxy hóa. Mặt khác, dưới tác dụng của nhiệt độ cao, dầu có thể bị khét, làm thay đổi bản chất. Do đó, bạn nên giảm lượng dầu để chiên rán, thay thế bằng mỡ.
Tất nhiên, cả hai đều là những chất béo tốt cho cơ thể và là nguồn cung cấp năng lượng chính, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chế độ ăn thiếu chất béo, trẻ có nguy cơ chậm lớn, biếng ăn, còi xương, ốm vặt.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, bạn cần cân đối lượng dầu mỡ, nếu bắt buộc phải chiên rán thì nên dùng mỡ. Hạn chế thức ăn nhanh như thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, gà rán.
Trên thực tế, mỡ động vật chứa nhiều axit béo no (bão hòa) và có khả năng tạo ra cholesterol trong máu. Trong khi đó, dầu thực vật chứa nhiều axit béo không no (chưa bão hòa), không có cholesterol (trừ một số loại như dầu dừa, dầu cọ, dầu cacao). Nếu dầu thực vật chứa nhiều vitamin E, K thì mỡ động vật chứa nhiều vitamin A, D.
Mỡ lợn và dầu ăn là 2 loại thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Nếu chỉ sử dụng dầu thực vật mà hoàn toàn bỏ qua các loại mỡ động vật sẽ gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng.
Về giá trị dinh dưỡng của mỡ lợn và dầu ăn, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: “Trong mỡ có nhiều axit béo no, vitamin tan trong chất béo như vitamin A, vitamin D. Trong dầu thực vật có acid béo không no, vitamin tan trong chất béo như vitamin E, vitamin K mà acid béo không no nếu sử dụng ở nhiệt độ cao, lâu sẽ bị phân hủy tạo thành những chất độc gây hại cho cơ thể”.
Lâu nay, vẫn có nhiều quan điểm cho rằng ăn mỡ lợn dễ gây béo hơn ăn dầu thực vật. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Cả dầu ăn và mỡ lợn đều cung cấp một lượng calo như nhau nên đều có nguy cơ gây tăng cân như nhau.
Trẻ em và người trưởng thành khỏe mạnh bình thường có thể sử dụng dầu ăn và mỡ lợn theo tỷ lệ 50:50 hoặc 60 dầu ăn: 40 mỡ lợn.
Những người thừa cân, béo phì, mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường, cholesterol trong máu cao được khuyên chỉ nên dùng dầu thực vật.
Những người đang mắc các bệnh tim mạch cũng chỉ nên dùng dầu thực vật trong chế độ ăn của mình.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, loại bỏ mỡ lợn ra khỏi thực đơn là sai lầm phổ biến của nhiều người trong những năm qua. So với dầu thực vật, mỡ lợn tham gia và sản xuất màng tế bào thần kinh, mỡ lợn ăn ở mức độ vừa phải cũng giúp bảo vệ thành mạch hiệu quả, giảm nguy cơ mắc tim mạch, nhồi máu cơ tim.
Mỡ lợn còn giúp cơ thể tăng cường hấp thu vitamin A. Thực phẩm này còn góp phần xây dựng tế bào não cho trẻ nhỏ. Một nghiên cứu cho rằng sử dụng mỡ lợn trong chế độ ăn cho trẻ nhỏ còn giúp làm tăng cảm giác thèm ăn ngăn ngừa, điều trị chứng biếng ăn ở trẻ.
Khi chế biến, mỡ lợn chiên ở nhiệt độ cao không bị biến đổi thành các chất có hại như dầu ăn. Chất béo trong mỡ là chất axit béo không no, ít biến đổi thì sẽ ít tạo thành các chất gây ung thư hơn so với dầu ăn. Vì vậy, vị chuyên gia này khuyến cáo các món ăn ở nhiệt độ cao cần sử dụng mỡ lợn.
Tại sao nên sử dụng cân bằng cả dầu ăn và mỡ lợn?
Nên dùng mỡ lợn hay dầu ăn đến đây bạn đã biết. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc tại sao lại nên dùng cân bằng cả 2 nguyên liệu này nếu sức khỏe bình thường? Theo các chuyên gia:
Mỡ lợn có chứa các thành phần cấu tạo nên các tế bào thần kinh. Các chất này lại không được tìm thấy trong dầu thực vật.
Mỡ lợn cũng chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, dùng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe tim mạch và huyết áp.
Dầu ăn có tác dụng giảm cholesterol xấu trong máu nhưng cũng làm giảm cả lượng cholesterol tốt trong máu.
Dầu ăn chứa tỷ lệ các acid béo omega-3, omega-6 không cân đối nên làm tăng nguy cơ gây phản ứng viêm trong cơ thể.
Dầu ăn dễ bị oxy hóa nên dễ bị thay đổi bản chất và có thể tạo thành các chất không có lợi cho sức khỏe. Dùng dầu ăn để chiên rán sẽ không tốt bằng dùng mỡ lợn.
Vì những lý do trên, chúng ta nên sử dụng kết hợp hài hòa cả dầu ăn và mỡ lợn trong điều kiện sức khỏe bình thường, không mắc các vấn đề về huyết áp hay tim mạch.
Lưu ý, chất béo đã qua sử dụng như chiên, rán nên bỏ đi, không nên tái sử dụng.
Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa |
Lợi ích sức khoẻ từ loại quả bán la liệt ở chợ Việt |
Đi bộ lùi - Ngược đời nhưng đem lại nhiều lợi ích không tưởng |