Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút

Không chỉ do di truyền, bệnh gút còn có thể khởi phát từ chính những thói quen tưởng chừng vô hại như ăn uống thiếu kiểm soát, uống nhiều rượu bia,...
Ăn thịt chó có thể nhiễm bệnh gì? Mách bạn cách xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh Gout Người bệnh gout nên tránh ăn gì trong dịp Tết?

Gút là một dạng viêm khớp phổ biến, hình thành khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến sự tích tụ tinh thể muối urat tại các khớp. Những tinh thể sắc nhọn này thường tấn công ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và các vị trí khác.

Gút là một dạng viêm khớp phổ biến, hình thành khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao.
Gút là một dạng viêm khớp phổ biến, hình thành khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao.

Các cơn gút thường khởi phát đột ngột với biểu hiện đau dữ dội, sưng tấy và đỏ tại khớp. Mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 10 ngày, trong đó 36 giờ đầu tiên là giai đoạn đau đớn nhất. Nhiều người sau cơn gút đầu tiên có thể không tái phát trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Yếu tố di truyền

Khoảng 25% bệnh nhân gút có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến rối loạn chuyển hóa, làm tăng tổng hợp purin nội sinh và tích tụ axit uric trong cơ thể.

Béo phì

Trọng lượng cơ thể càng lớn, gánh nặng cho thận trong việc đào thải axit uric càng cao. Nghiên cứu trên tạp chí Arthritis and Rheumatology cho thấy người thừa cân có nguy cơ bị tăng axit uric máu cao hơn 85% so với người có cân nặng bình thường. Béo phì cũng là nguyên nhân chiếm tới 44% các trường hợp tăng axit uric máu.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Thói quen tiêu thụ nhiều thịt đỏ, thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán và các món ăn giàu đạm khiến nồng độ axit uric tăng nhanh. Khi tích tụ lâu ngày, các tinh thể urat sẽ hình thành quanh khớp, gây ra các cơn gút cấp.

Uống nhiều rượu bia

Rượu bia là nguồn cung cấp purin lớn, đồng thời làm giảm khả năng đào thải axit uric của thận. Khi kết hợp với thực phẩm giàu đạm, nguy cơ khởi phát cơn gút cấp càng cao.

Rượu bia là nguồn cung cấp purin lớn, đồng thời làm giảm khả năng đào thải axit uric của thận.
Rượu bia là nguồn cung cấp purin lớn, đồng thời làm giảm khả năng đào thải axit uric của thận.

Sinh hoạt thiếu điều độ

Thức khuya, lười vận động, ăn uống thất thường đều ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc gút. Xây dựng lối sống khoa học, điều độ là giải pháp phòng ngừa quan trọng.

Huyết áp cao

Người bị cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh gút cao gấp 2–3 lần so với người bình thường. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu – thường được kê trong điều trị tăng huyết áp – có thể làm giảm lượng axit uric được bài tiết qua nước tiểu, góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tuổi tác và giới tính

Nam giới trong độ tuổi từ 30–50 thường dễ mắc gút hơn, trong khi ở phụ nữ, bệnh có xu hướng xuất hiện sau thời kỳ mãn kinh. Estrogen – nội tiết tố nữ – có vai trò hỗ trợ thận đào thải axit uric, nhưng hiệu quả này giảm dần theo tuổi tác.

Một số loại thực phẩm giàu purin

Các thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt đỏ, thịt xông khói, gan, thận, dạ dày động vật, cá hồi, cá mòi, cá cơm, trai và các loài hải sản có vỏ là những nguyên nhân phổ biến làm tăng axit uric trong máu. Ngoài ra, siro ngô có hàm lượng fructose cao (thường có trong soda và nước ngọt đóng chai) cũng được xác định là tác nhân nguy cơ.

Các thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt đỏ, thịt xông khói, gan, thận, dạ dày động vật, cá hồi, cá mòi, cá cơm, trai và các loài hải sản có vỏ là những nguyên nhân phổ biến làm tăng axit uric trong máu.
Các thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt đỏ, thịt xông khói, gan, thận, dạ dày động vật, cá hồi, cá mòi, cá cơm, trai và các loài hải sản có vỏ là những nguyên nhân phổ biến làm tăng axit uric trong máu.

Thiếu hụt estrogen ở phụ nữ mãn kinh

Sự suy giảm estrogen ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh làm giảm khả năng kiểm soát và bài tiết axit uric, từ đó tạo điều kiện cho bệnh gút phát triển.

Bệnh tiểu đường

Kháng insulin – đặc điểm của tiểu đường type 2 – có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh gút. Theo Hiệp hội Giáo dục Bệnh Gút, có đến 26% người bệnh gút đồng thời mắc tiểu đường type 2. Việc nồng độ axit uric cao cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể làm tăng axit uric trong máu hoặc giảm khả năng đào thải, bao gồm aspirin liều thấp, thuốc ức chế miễn dịch (dùng cho bệnh nhân ghép tạng), thuốc điều trị lao và axit nicotinic (vitamin B3).

Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh gút, người dân cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng, hạn chế rượu bia, tập thể dục đều đặn và đi khám sức khỏe định kỳ. Việc can thiệp sớm và duy trì lối sống hợp lý không chỉ giúp làm giảm các cơn gút cấp mà còn phòng tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.

Cách ăn uống hiệu quả để phòng tránh bệnh Gout Cách ăn uống hiệu quả để phòng tránh bệnh Gout
Một số thực phẩm tốt cho người bị bệnh Gout Một số thực phẩm tốt cho người bị bệnh Gout
Phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhờ những thói quen này Phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhờ những thói quen này
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Rửa rau bằng giấm, muối, baking soda có thực sự làm sạch như bạn nghĩ?

Rửa rau bằng giấm, muối, baking soda có thực sự làm sạch như bạn nghĩ?

Nhiều người Việt tin rằng ngâm rau với giấm, muối hay baking soda giúp loại bỏ hóa chấ, thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, các chuyên gia lại không cho là như vậy.
Trước nguy cơ bão và áp thấp, người dân cần làm gì để bảo vệ an toàn sức khỏe?

Trước nguy cơ bão và áp thấp, người dân cần làm gì để bảo vệ an toàn sức khỏe?

Cùng lúc một áp thấp nhiệt đới đang tiến vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão, hoàn lưu của cơn bão số 3 đã tan vẫn đang gây ra những hậu quả nặng nề. Trước tổ hợp thời tiết nguy hiểm này, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Bài học từ trận lũ kinh hoàng ở Nghệ An cho thấy sự chủ động và tuân thủ hướng dẫn của chính quyền là yếu tố sống còn để bảo vệ an toàn và sức khỏe.
Người lớn niềng răng có khó không?

Người lớn niềng răng có khó không?

Nhiều người lo ngại niềng răng ở tuổi trưởng thành sẽ đau, lâu và tốn kém. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại, quá trình này vẫn hiệu quả và an toàn nếu tuân thủ phác đồ điều trị.
Kiểm soát dịch tả lợn: Từ hộ nhỏ lẻ đến chuỗi an toàn

Kiểm soát dịch tả lợn: Từ hộ nhỏ lẻ đến chuỗi an toàn

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại tại 30 tỉnh, thành, lan rộng từ các hộ nuôi nhỏ lẻ. Nếu không kiểm soát đồng bộ từ tiêm vắc xin, giám sát giết mổ đến xử lý môi trường, nguy cơ mất kiểm soát dịch và đứt gãy chuỗi cung ứng thịt sạch là rất lớn.
Phát hiện lô thuốc hen suyễn giả

Phát hiện lô thuốc hen suyễn giả

Thuốc hen suyễn giả với hàm lượng hoạt chất chỉ đạt vài phần trăm tiếp tục được phát hiện trên thị trường. Bộ Y tế cảnh báo hiểm họa, chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.
5 cách đơn giản để biết cơ thể bạn đang “già” đến đâu

5 cách đơn giản để biết cơ thể bạn đang “già” đến đâu

Ai rồi cũng già, nhưng không ai già giống ai. Chỉ với 5 bài kiểm tra dễ làm tại nhà, bạn có thể biết cơ thể mình thật sự khỏe đến mức nào, hiểu rõ “tuổi thật” bên trong và sớm tìm cách chăm sóc để trẻ lâu, khỏe mạnh hơn.
Cảnh báo một đợt mưa lớn sắp xảy ra ở miền Bắc vào ngày 24 và 25/7

Cảnh báo một đợt mưa lớn sắp xảy ra ở miền Bắc vào ngày 24 và 25/7

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, sau những cơn mưa rải rác do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Wipha, khu vực miền Bắc và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng phải đối mặt với một đợt mưa lớn diện rộng trong hai ngày tới, đi kèm nhiều nguy cơ về ngập lụt và sạt lở đất.
Axit uric cao: “Kẻ thù giấu mặt” của sức khỏe

Axit uric cao: “Kẻ thù giấu mặt” của sức khỏe

Bạn có thường xuyên ăn hải sản, nội tạng động vật và uống bia rượu? Rất có thể bạn đang bị axit uric cao mà không hề hay biết.
Phòng dịch bệnh ngày mưa bão

Phòng dịch bệnh ngày mưa bão

Mùa mưa bão không chỉ mang đến nỗi lo về thiên tai mà còn là thời điểm bùng phát của nhiều dịch bệnh nguy hiểm từ sốt xuất huyết, tiêu chảy đến đau mắt đỏ.
ADAS: “Trợ lý ảo” giúp lái xe an toàn, nhưng đừng phó mặc khi mưa lụt

ADAS: “Trợ lý ảo” giúp lái xe an toàn, nhưng đừng phó mặc khi mưa lụt

Hệ thống hỗ trợ lái ADAS giúp giảm tai nạn và đỡ mệt cho tài xế. Nhưng khi mưa to, ngập lụt, cảm biến dễ bị hạn chế, người lái vẫn phải cẩn trọng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động