Những công dụng chữa bệnh của cây chàm có thể bạn chưa biết

Cây chàm thường được biết đến với công dụng đặc biệt là nhuộm vải. Tuy nhiên, cây chàm còn có những công dụng khác rất tốt cho sức khỏe. Những công dụng đó là gì? Cùng giải đáp qua bài viết ngay sau đây.

Đặc điểm của cây chàm

Cây chàm là loại cây nhỏ được trồng hàng năm, cao trung bình từ 50 - 70 cm, cành cây non có lông ngắn màu trắng. Lá cây chàm mọc so le, hình cánh kép, có khoảng 7 đến 15 lá chét. Hầu như tất cả lá đều dài khoảng 3 - 5cm; lá nhỏ hơn sẽ dài 1.5 - 1.8cm.

Quả chàm dài khoảng 2.5cm, chứa 5-12 hạt, hình hơi lập phương. Chàm cũng được thu hoạch vào mùa thu, trước khi cây ra hoa. Khi khô, lá có màu xanh lục, làm nổi rõ các đường gân. Lá cây bao phủ 1/5 đến 1/2 phần gần như nhẵn, không có lông.

Những công dụng chữa bệnh của cây chàm có thể bạn chưa biết

Cách điều chế cây chàm

Cây chàm mới hái về cần phải xếp ngay vào thùng gỗ sạch. Có những nơi khi điều chế bột chàm chỉ hái lá chứ không sử dụng phần cành. Sau đó ngâm 2 - 3 ngày vào mùa nóng và 5 - 6 ngày vào mùa mát với nước lạnh chờ lên men.

Sau khi đã lên men thì đổ bỏ phần nước và lọc qua rây để loại bỏ bã lá. Sử dụng thêm vôi để kiềm hóa phần nước, thường dùng 8-10kg vôi cho 100kg chàm. Dùng cành cây hoặc que khuấy liên tục trong vòng 4 - 6 giờ để cho oxy hóa. Dung dịch sẽ sủi bọt và chuyển sang màu xanh lam. Lấy bột chàm ra, ép hết nước, thái nhỏ rồi phơi khô ở môi trường thoáng mát. Trong thời gian phơi khô có thể thấy tình trạng mốc và có mùi amoniac. Phải cạo sạch phần nấm mốc đó trước khi mang ra sử dụng.

Với phương pháp sử dụng vôi của người miền núi, phần bột chàm dễ lẫn nhiều tạp chất, cứ 100 kg cây thì thu được khoảng 3kg chàm. Nhưng nếu làm kỹ hơn thì chỉ được khoảng 200 - 400gr. Tùy thuộc vào phương pháp sản xuất mà bột chàm sẽ có độ tinh khiết cao hay thấp.

Những công dụng chữa bệnh của cây chàm có thể bạn chưa biết

Công dụng chữa bệnh của cây chàm

Theo Y Học Cổ Truyền chiết xuất từ cây chàm có thể thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm mát máu, giảm sưng tấy và lợi tiểu. Còn theo các nghiên cứu của y học hiện đại ngày nay, cây chàm có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, bảo vệ chức năng gan và kháng khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ hay khuẩn tả.

Ở Ấn Độ, cây chàm được ép lấy nước trộn với mật để uống chữa viêm lợi, lở mồm, tưa lưỡi hoặc dùng như một loại thảo dược băng bó khi bị gãy xương. Lá cây còn được sử dụng chữa viêm họng, động kinh, trị ho gà và làm thuốc bôi điều trị lở loét.

Những công dụng chữa bệnh của cây chàm có thể bạn chưa biết
Cây chàm có công dụng trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.

Một số bài thuốc từ cây chàm

Chữa viêm lợi, chảy máu chân răng

Nguyên liệu: 40gr phèn chua, 80gr thanh đại, 2gr hồng hoàng, 2gr băng phiến tán mịn.

Cách sử dụng: Trước khi sử dụng hỗn hợp này cần vệ sinh răng miệng bằng nước muối loãng rồi bôi thuốc lên vị trí viêm. Chỉ nên ngậm trong vòng 15 phút rồi súc miệng sạch sẽ. Một ngày nên bôi từ 1 - 2 lần sau bữa ăn. Kiên trì trong khoảng 5 - 7 ngày sẽ thấy bệnh tình đỡ hơn.

Những công dụng chữa bệnh của cây chàm có thể bạn chưa biết

Chữa viêm gan cấp tính

Cách 1: Sử dụng 12gr bột chàm với 24gr phèn chua nghiền mịn; mỗi lần uống 2gr, ngày 3 lần.

Cách 2: Kết hợp bột chàm với phèn chua theo tỷ lệ 1 – 6; mỗi lần sử dụng sẽ pha 2gr với nước ấm, uống 3 lần mỗi ngày.

Những công dụng chữa bệnh của cây chàm có thể bạn chưa biết

Những chú ý khi sử dụng cây chàm để chữa bệnh

Cây chàm được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và điều trị một số bệnh lý trong cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng dược liệu.

Do mang tính hàn nên những người bị lạnh trong cơ thể không nên sử dụng bột chàm.

Với cây chàm, chỉ nên sử dụng tối đa 6gr trong một ngày, còn với bột cây chàm thì chỉ nên sử dụng dưới 3gr.

Cây chàm thường được sử dụng dưới dạng bột hoặc dùng để sắc lấy nước, dùng làm thuốc bôi ngoài da. Tùy từng mục đích mà chỉ sử dụng riêng chiết xuất cây chàm hay kết hợp với các loại thảo dược khác.

Cây chàm sau khi được điều chế thành bột cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao và không được để trực tiếp dưới ánh mặt trời. Nên đựng ở trong hộp kín tránh gió và bụi bẩn xâm nhập.

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được cây chàm an toàn với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Chính vì vậy trước khi sử dụng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Cần ngưng sử dụng các chiết xuất từ cây chàm trước những ca phẫu thuật ít nhất 2 tuần.

Cây thuốc trị bách bệnh nhà nào cũng nên sở hữu Cây thuốc trị bách bệnh nhà nào cũng nên sở hữu
Tác dụng tuyệt vời của xơ mướp trong đời sống và làm đẹp Tác dụng tuyệt vời của xơ mướp trong đời sống và làm đẹp
Hạt sành Tây Bắc - món quà thiên nhiên cho người bị dạ dày Hạt sành Tây Bắc - món quà thiên nhiên cho người bị dạ dày
Tác dụng tuyệt vời của ớt Cayenne đối với sức khỏe Tác dụng tuyệt vời của ớt Cayenne đối với sức khỏe
Thùy Dương

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Từ 1/7, nhiều đối tượng được hưởng 100% BHYT dù khám chữa bệnh trái tuyến

Từ 1/7, nhiều đối tượng được hưởng 100% BHYT dù khám chữa bệnh trái tuyến

Từ ngày 1/7, chính sách bảo hiểm y tế có nhiều thay đổi theo hướng có lợi hơn cho người dân, đặc biệt cho phép một số trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng 100% chi phí.
Hồ sơ bệnh án điện tử sẽ được triển khai chậm nhất vào ngày 30/9

Hồ sơ bệnh án điện tử sẽ được triển khai chậm nhất vào ngày 30/9

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo mô hình bệnh viện phải hoàn thành triển khai hồ sơ bệnh án điện tử chậm nhất vào ngày 30/9.
Đi bộ giúp rèn luyện những nhóm cơ này

Đi bộ giúp rèn luyện những nhóm cơ này

Không chỉ tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân, đi bộ còn là bài tập đơn giản nhưng hiệu quả để rèn luyện nhiều nhóm cơ trên cơ thể
Hát trong khi tắm – thú vui đơn giản, lợi ích bất ngờ

Hát trong khi tắm – thú vui đơn giản, lợi ích bất ngờ

Hát trong khi tắm là thói quen tưởng như ngẫu hứng của nhiều người – lại ẩn chứa hàng loạt lợi ích bất ngờ về tinh thần và thể chất.
Đừng để cột sống “lão hóa” sớm vì thói quen sai lầm

Đừng để cột sống “lão hóa” sớm vì thói quen sai lầm

Cột sống là trụ cột của cơ thể nhưng dễ bị lãng quên. Một vài thay đổi nhỏ trong tư thế và thói quen sống có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Ngồi vắt chéo chân – thói quen đẹp dáng, hại sức khỏe

Ngồi vắt chéo chân – thói quen đẹp dáng, hại sức khỏe

Dáng ngồi vắt chéo chân được nhiều người ưa chuộng vì cảm giác thoải mái, thanh lịch. Nhưng đằng sau vẻ ngoài chỉnh chu ấy là hàng loạt rủi ro sức khỏe.
Uống trà xanh sai cách có thể gây hại gan

Uống trà xanh sai cách có thể gây hại gan

Trà xanh được coi là thức uống tốt cho sức khỏe, nhưng nếu dùng quá nhiều hoặc sai cách có thể gây hại cho gan – cơ quan thải độc quan trọng của cơ thể.
Người bệnh gan có nên ăn trứng gà?

Người bệnh gan có nên ăn trứng gà?

Trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng người bệnh gan có nên ăn hay không vẫn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn.
Uống dầu cá omega-3 có giúp giảm mỡ máu?

Uống dầu cá omega-3 có giúp giảm mỡ máu?

Nhiều nghiên cứu cho thấy dầu cá omega-3 giúp kiểm soát mỡ máu, giảm viêm, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, phòng ngừa tim mạch.
Vì sao dễ bị viêm họng khi giao mùa?

Vì sao dễ bị viêm họng khi giao mùa?

Thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi để viêm họng bùng phát, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người có sức đề kháng kém.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động