Bộ Y tế thông tin về bệnh ho ra máu tại Nga
Congo xác nhận dịch bệnh bí ẩn làm nhiều người tử vong là sốt rét Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo khiến hơn 50 người thiệt mạng Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân |
Cục Phòng bệnh vừa có báo cáo nhanh về các ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga. Theo đó, những ngày gần đây, hệ thống giám sát dựa vào sự kiện đã ghi nhận thông tin từ các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về các trường hợp mắc bệnh không rõ nguyên nhân trên người tại quốc gia này.
Ngày 31/3, Nga thông báo phát hiện một loại bệnh bí ẩn, gây sốt và ho ra máu, xuất hiện tại nhiều khu vực trong tuần cuối tháng 3. Ban đầu, các bệnh nhân có triệu chứng như mệt mỏi, đau người, suy nhược - tương tự các bệnh lý thông thường theo mùa. Tuy nhiên, sau 3-4 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao (39 độ C), ho dữ dội kèm nước mắt và đờm có lẫn máu, cơ thể mệt mỏi, phải nằm liệt giường. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 và cúm.
![]() |
Who cho biết một số trường hợp đã xác định nguyên nhân là nhiễm vi khuẩn Mycoplasma. |
Sau khi ghi nhận thông tin, Cục Phòng bệnh đã liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam để xác minh. Theo thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện điều lệ y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp đã xác định nguyên nhân là nhiễm vi khuẩn Mycoplasma. WHO đang tiếp tục phối hợp với cơ quan y tế Nga để làm rõ thêm thông tin.
Cơ quan giám sát sức khỏe Nga, Rospotrebnadzor, cho biết đã tiến hành điều tra dịch tễ học và phân tích cấu trúc gene của bệnh phẩm. Kết quả cho thấy không có đột biến hoặc bệnh mới. Giáo sư Vladimir Chulanov, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Bộ Y tế Nga, cũng bác bỏ thông tin về một loại virus bí ẩn mới.
Vi khuẩn Mycoplasma gây nhiễm trùng đường hô hấp, làm tổn thương niêm mạc (họng, khí quản, phổi), lây truyền qua giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh, nhưng do vi khuẩn không có thành tế bào nên khả năng kháng thuốc cao.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tại Việt Nam, nhiều bệnh viện từng ghi nhận ca nhiễm Mycoplasma, như tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai hồi tháng 7/2023. Vi khuẩn này thường gây viêm phổi ở trẻ em và được gọi là "vi khuẩn không điển hình" vì khả năng kháng kháng sinh, đòi hỏi điều trị đặc hiệu với các trường hợp nặng.
Nhiễm Mycoplasma có thể gây viêm phổi nặng, đợt cấp của hen phế quản, viêm não, thiếu máu tan máu, suy thận, hội chứng Stevens-Johnson... Vi khuẩn cũng có thể gây các bệnh ngoài phổi như viêm gan cấp tính, viêm khớp, viêm tủy. Bệnh dễ lây lan ở thanh thiếu niên, đặc biệt trong môi trường đông đúc. Cách phòng ngừa hiệu quả là đeo khẩu trang, tuy nhiên, hiện chưa có vaccine phòng bệnh.
Cục Phòng bệnh cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình bệnh tại Nga, phối hợp với WHO và các cơ quan liên quan để cập nhật thông tin, tránh gây hoang mang, đồng thời không chủ quan trước tình hình dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa hiện nay.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại cổng trường học

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?
