Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật: Nói một lời xin lỗi đã đủ?

Khi sự việc các nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm sai sự thật bị “vỡ lở”, không ít nghệ sĩ đã “đăng đàn” xin lỗi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm sai sự thật mà chỉ nói đôi lời xin lỗi là không thế chấp nhận được.
Cục Văn hóa cơ sở yêu cầu chấn chỉnh hoạt động quảng cáo sai sự thật Các nghệ sĩ quảng cáo sai về công dụng của sản phẩm Shioka có bị xử lý?

Thời gian qua, hàng loạt các nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng nhận lời quảng cáo vô tội vạ cho các nhãn hàng mà không có sự kiểm chứng về nguồn gốc, công dụng, giá trị thực của sản phẩm. Việc này đã gây tổn hại đến sức khỏe, niềm tin của nhiều người, khi họ đã tin tưởng vào lời quảng cáo của các nghệ sĩ để mua sản phẩm.

Trong đó có các nghệ sĩ như: Hồng Vân, Vân Dung, Thanh Hương, Kim Duyến, Trần Đức, Kiều Minh Tuấn, Khả Như, Lê Dương Bảo Lâm, ... đã nhận lời quảng cáo cho hàng loạt sản phẩm liên quan đến thực phẩm giảm béo, chữa ung thư dạ dày, u xơ, u nang, viêm họng, mỹ phẩm làm đẹp và cả tiền ảo. Đa phần đều quảng cáo trên nền tảng mạng trực tuyến như: Facebook, YouTube, Tik Tok ... nên các cơ quan quản lý rất khó kiểm soát.

Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật: Nói một lời xin lỗi đã đủ?
Nghệ sĩ Hồng Vân livestream quảng cáo cho “thần dược” Shioka

Điều đáng nói là nhiều nghệ sĩ đã "thổi phồng" công dụng của sản phẩm khiến nhiều người tưởng thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có công dụng như thuốc chữa bệnh. Sự việc này gây bất bình trong dư luận.

Thực tế, nhiều khán giả không biết gì sản phẩm, cũng như nhà sản xuất mà chỉ nghe, tin vào các nghệ sĩ để mua sản phẩm. Nhưng khi mua về dùng thì lại thấy công dụng của sản phẩm không hề như lời quảng cáo. Thậm chí, có người đã "mất tiền" mà lại còn "mang tật" vào thân vì sản phẩm quá kém chất lượng.

Khi sự việc bị “vỡ lở”, công chúng bày tỏ thái độ bất bình... thì chỉ có Quyền Linh là người công khai nói lời xin lỗi, còn các nghệ sĩ khác lại chọn cách "im lặng". Như thể họ vô can trong trong chính câu chuyện mà họ tạo ra.

Mới đây nhất, có thêm NSND Hồng Vân đã có một lời xin lỗi trên trang cá nhân. Nhưng nhiều người cho rằng, nghệ sĩ không thể cứ gây ra lỗi rồi chỉ nói lời xin lỗi bâng quơ là xong. Như thể "thế là hết trách nhiệm"!

Ngay khi lời xin lỗi của nghệ sĩ Hồng Vân được lan truyền trên truyền thông và mạng xã hội, nhiều khán giả đã không chấp nhận lời xin lỗi này. Họ cho rằng, lời xin lỗi này không chân tình.

“Nghệ sĩ Hồng Vân quảng cáo thực phẩm chức năng y như thuốc trị bệnh, bây giờ nói xin lỗi là xong chuyện sao? Phải phạt những nghệ sĩ quảng sản phẩm kém chất lượng, vì những nghệ sĩ biết sản phẩm kém chất lượng mà vẫn quảng cáo”, một khán giả bức xúc bình luận.

Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật: Nói một lời xin lỗi đã đủ?

Ngoài ra, một số công chúng đặt ra câu hỏi, nghệ sĩ đã gây ra hậu quả đối với những người tin tưởng mua dùng sản phẩm, giờ họ phải làm sao? Không lẽ chỉ một lời xin lỗi của nghệ sĩ thì có thể giải quyết được mọi việc?

Bên cạnh đó, cũng có không ít người dân cho rằng các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc xử lý nghiêm những trường hợp nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật, đặc biệt là sai về công dụng của sản phẩm theo các quy định pháp luật.

Tại Khoản 4, Điều 68, Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Quảng cáo thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP, người truyền tải quảng cáo sản phẩm có thể bị xử phạt hành chính từ 50-70 triệu đồng nếu quảng cáo sai sự thật về hàng hóa, dịch vụ.

H.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tiệm bánh mì Phượng bị phạt 96 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Tiệm bánh mì Phượng bị phạt 96 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Cơ sở kinh doanh bánh mì Phượng 2 (Tp. Hội An, Quảng Nam) bị tạm đình chỉ hoạt động 3 tháng, phạt hành chính 96 triệu đồng và phải hoàn trả kinh phí cho các cá nhân, tổ chức bị ngộ độc thực phẩm được khám và điều trị tại các cơ sở y tế…
Đề xuất phạt tiệm bánh mì Phượng hơn 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 5 tháng

Đề xuất phạt tiệm bánh mì Phượng hơn 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 5 tháng

Sau khi nhiều người bị ngộ độc do ăn bánh mì Phượng, Sở Y tế Quảng Nam kiến nghị xử phạt 110.500.000 triệu đồng, đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 3-5 tháng đối với cơ sở bánh mì Phượng ở số 02B Phan Châu Trinh, phường Minh An, TP Hội An, Quảng Nam.
Thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng

Thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành Thông báo về việc thu hồi sản phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng-lọ 250g do không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Royal Premium Placenta & Collagen 30.000 sử dụng giấy công bố sản phẩm giả

Royal Premium Placenta & Collagen 30.000 sử dụng giấy công bố sản phẩm giả

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã cảnh báo giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm Royal Premium placenta & collagen 30.000 giả mạo.
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet tiếp tục vi phạm về quảng cáo

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet tiếp tục vi phạm về quảng cáo

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet tiếp tục quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo khi: quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, quảng cáo không phù hợp với Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.
Sản phẩm Tiểu đường bà Sáu giả mạo giấy tờ của Bộ Y tế

Sản phẩm Tiểu đường bà Sáu giả mạo giấy tờ của Bộ Y tế

Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trên mạng xã hội xuất hiện quảng cáo sản phẩm Tiểu đường bà Sáu có sử dụng hình ảnh 2 loại giấy giả mạo của Cục.
Cẩn trọng khi sử dụng viên nén Clorocid TW3

Cẩn trọng khi sử dụng viên nén Clorocid TW3

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành Văn bản bản 9098/QLD-CL thông báo về sản phẩm trên nhãn ghi viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), có ghi ngày sản xuất từ sau ngày 15/9/2019 đến nay là thuốc giả.
Truy tìm nguồn gốc lô thuốc kháng sinh giả Cefixim 200

Truy tìm nguồn gốc lô thuốc kháng sinh giả Cefixim 200

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội, đề nghị cơ quan này khẩn trương phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389 và các cơ quan chức năng liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra Công ty TNHH Linh Chi và các đơn vị có liên quan đến lô thuốc kháng sinh giả Cefixim 200.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nano Fucoidan quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nano Fucoidan quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nano Fucoidan được quảng cáo trên một số website gây hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh, sử dụng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo không đúng nội dung.
Bộ Y tế thông báo thuốc giả mang nhãn mác Rotexmedica sản xuất, Rotex Việt Nam nhập khẩu

Bộ Y tế thông báo thuốc giả mang nhãn mác Rotexmedica sản xuất, Rotex Việt Nam nhập khẩu

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc phát hiện trên thị trường một số thuốc giả.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động