Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 103.000 ca tử vong có liên quan đến thuốc lá

Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng trong việc sử dụng các loại thuốc lá mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt phổ biến trong giới trẻ. Điều này làm gia tăng gánh nặng bệnh tật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến y tế công cộng, kinh tế, an ninh trật tự, và môi trường.
Nguy cơ từ thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên Khuyến nghị tăng thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá Tăng thuế thuốc lá hướng đến bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Nguy cơ hình thành thế hệ trẻ nghiện nicotine

Tại Hội thảo về tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng do Bộ Y tế tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế - GS.TS Trần Văn Thuấn đã bày tỏ lo ngại về tình trạng ngày càng nhiều người sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới, trong đó có trẻ em và thanh thiếu niên. Dù thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng chưa được phép nhập khẩu hay quảng cáo tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng vẫn tăng nhanh, đặc biệt ở học sinh trung học khu vực thành thị. Các cơ quan chức năng cảnh báo rằng một số người còn lợi dụng thuốc lá điện tử để lưu hành ma túy trái phép, dẫn đến các trường hợp nhập viện liên quan đến ngộ độc và loạn thần.

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 103.000 ca tử vong có liên quan đến thuốc lá
Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 103.000 ca tử vong có liên quan đến thuốc lá

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá điện tử gia tăng nhanh chóng, với khoảng 3,5% học sinh từ 13-15 tuổi dùng thuốc lá điện tử trong năm 2022. Trong năm 2023, khảo sát tại 11 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ học sinh từ 13-17 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử là 8,1%, trong đó tỷ lệ nữ giới chiếm 4,3%. Các sản phẩm này chủ yếu chứa nicotine ở dạng muối với nồng độ cao, dễ hấp thụ, làm giảm kích ứng họng và tạo điều kiện cho nicotine thâm nhập cơ thể nhanh chóng.

Tác động đến sức khỏe và nền kinh tế

Theo nghiên cứu của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME), trong năm 2021, ước tính Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc lá chủ động và 18.800 ca tử vong do hút thuốc lá thụ động. Chi phí cho khám chữa bệnh và tổn thất năng suất lao động do hút thuốc chiếm khoảng 1,14% GDP năm 2022, tương đương 108,7 nghìn tỷ đồng.

Theo TS. Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, trong năm 2023, các bệnh viện đã tiếp nhận 1.224 trường hợp nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, với các triệu chứng dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp và cả đột quỵ não. Trong số người nhập viện, 5,8% là người dưới 18 tuổi. Nhiều trường hợp còn gặp di chứng sau khi điều trị, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tâm lý của giới trẻ.

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 103.000 ca tử vong có liên quan đến thuốc lá
Nguy cơ hình thành thế hệ trẻ nghiện nicotine

TS. Nguyễn Tuấn Lâm từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cũng cảnh báo rằng thuốc lá điện tử chứa nhiều chất độc, kim loại như chì và thủy ngân, gây tổn thương phổi, làm suy giảm chức năng tim mạch và tăng nguy cơ ung thư. Đặc biệt, thuốc lá điện tử có thể gây hội chứng tổn thương phổi cấp tính - EVALI - đã ghi nhận 68 ca tử vong ở Mỹ.

Với thực trạng đáng báo động này, các chuyên gia y tế kiến nghị Quốc hội Việt Nam cần sớm ban hành quy định để ngăn chặn hoàn toàn việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới. Việc này là cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, tránh nguy cơ nghiện nicotine và các chất gây nghiện khác từ các loại thuốc lá thế hệ mới.

Hạn ngạch gạo và lá thuốc lá khô được trừ lùi tự động Hạn ngạch gạo và lá thuốc lá khô được trừ lùi tự động
Mỗi năm tiêu tốn 108 nghìn tỷ cho chi phí khám chữa bệnh liên quan đến thuốc lá Mỗi năm tiêu tốn 108 nghìn tỷ cho chi phí khám chữa bệnh liên quan đến thuốc lá
TP.HCM phát hiện xe tải vận chuyển 120.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu TP.HCM phát hiện xe tải vận chuyển 120.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu
WHO đề xuất liệu pháp cai thuốc lá hiệu quả WHO đề xuất liệu pháp cai thuốc lá hiệu quả
Khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm Khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm
Việt Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sai lầm khi loại bỏ mỡ lợn khỏi thực đơn?

Sai lầm khi loại bỏ mỡ lợn khỏi thực đơn?

Quan niệm sử dụng mỡ lợn gây béo phì đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Tuy nhiên điều này là sai lầm vì trong thịt mỡ vẫn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Đi bộ lùi - Ngược đời nhưng đem lại nhiều lợi ích không tưởng

Đi bộ lùi - Ngược đời nhưng đem lại nhiều lợi ích không tưởng

Bạn đã bao giờ thử đi bộ lùi chưa? Nghe có vẻ lạ và hơi ngược đời, nhưng thực tế, việc đi bộ ngược lại lại mang đến rất nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.
Loại bỏ sớm tế bào ung thư nhờ kỹ thuật nội soi cắt tách niêm mạc đường tiêu hóa

Loại bỏ sớm tế bào ung thư nhờ kỹ thuật nội soi cắt tách niêm mạc đường tiêu hóa

Nội soi cắt dưới niêm mạc (Endoscopic Submucosal Dissection - ESD) là một kỹ thuật nội soi tiên tiến, ít xâm lấn, giúp loại bỏ các khối polyp lớn hoặc điều trị ung thư sớm ở đường tiêu hóa mà không cần phẫu thuật. Phương pháp này không chỉ giúp phát hiện và loại bỏ sớm tế bào ung thư mà còn bảo tồn toàn bộ dạ dày, mang lại cơ hội sống khỏe mạnh lâu dài cho người bệnh.
Lợi ích sức khoẻ từ loại quả bán la liệt ở chợ Việt

Lợi ích sức khoẻ từ loại quả bán la liệt ở chợ Việt

Với giá trị dinh dưỡng cao, nhiều chất chống oxy hóa, canxi và vitamin, bí đỏ - một loại quả sẵn ở chợ Việt lại có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người từ hỗ trợ tiêu hoá, đến tim, bảo vệ gan,…
Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa

Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa

Khi giao mùa, sự thay đổi đột ngột của khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp phát triển mạnh. Vậy làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình trước những căn bệnh này?
Những biến chứng nguy hiểm của quai bị

Những biến chứng nguy hiểm của quai bị

Quai bị không chỉ đơn thuần là một bệnh truyền nhiễm thông thường mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng.
Những biện pháp phòng tránh đột quỵ vào mùa lạnh

Những biện pháp phòng tránh đột quỵ vào mùa lạnh

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột vào mùa lạnh khiến mạch máu co lại, tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt ở người cao tuổi và người bệnh nền.
Nước cam và nước chanh - Loại nào bổ dưỡng hơn?

Nước cam và nước chanh - Loại nào bổ dưỡng hơn?

Nước cam và nước chanh là những thức uống giải khát quen thuộc, được yêu thích bởi hương vị tươi mát và giàu vitamin C. Vậy loại nào tốt hơn?
Uống nước cam mỗi ngày có tốt không?

Uống nước cam mỗi ngày có tốt không?

Các cuộc khảo sát cho thấy nước cam là loại nước trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Vậy uống nước cam mỗi ngày có tốt không?
Những người cần cẩn trọng khi ăn dứa

Những người cần cẩn trọng khi ăn dứa

Quả dứa là một loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể tùy tiện thưởng thức. Dưới đây là những trường hợp cần cẩn trọng khi ăn dứa.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động