Mạch môn: Loại cây dễ trồng, là nguyên liệu cho nhiều bài thuốc quý

Cây Mạch môn là một loại dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn có nhiều tác dụng cho sức khỏe như giúp nhuận phế, trừ phiền, sinh tân, bổ vị âm và giúp trị ho, viêm phế quản, huyết áp thấp, nhuận tràng.
Loại hoa dân dã tím lịm cả đồng quê, vừa chữa bách bệnh lại có công dụng làm đẹp Cảm cúm mùa lạnh hãy áp dụng ngay 6 bài thuốc này để nhanh chóng khỏi bệnh Lợi ích bất ngờ từ món ăn vặt quen thuộc trong dịp Tết, đặc biệt tốt cho người thiếu máu
Mạch môn: Loại cây dễ trồng, là nguyên liệu cho nhiều bài thuốc quý

Mạch môn hay Mạch môn đông còn có tên gọi là Lan tiên, Mạch đông. Vì lá cây giống lá lúa mạch, về mùa đông lá vẫn xanh tươi cho nên gọi là Mạch đông. Những nghiên cứu y học hiện đại cho thấy vị thuốc này có tác dụng trên mạch vành của tim. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu công dụng, cách dùng của Mạch môn trong bài viết này!

Cây Mạch môn (Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl, thuộc họ Mạch môn đông (Convallariaceae). Thường được dùng trong Đông Y với công dụng: Trị viêm phế quản, sốt nóng, ho, tiêu đờm, táo bón.

Mạch môn đông là một loại cỏ sống lâu năm, cao 10cm đến 40cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ.

Loài cây này mọc hoang và được trồng ở Việt Nam để lấy củ dùng làm thuốc, nhiều nhất ở Phùng (Hà Tây), Nghĩa Trai (Hưng Yên), Ninh Hiệp (Hà Nội).

Mạch môn: Loại cây dễ trồng, là nguyên liệu cho nhiều bài thuốc quý

Dược tính của cây Mạch môn

Theo Đông y, mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính mát đi vào các kinh tâm, phế, vị. Có tác dụng dưỡng âm, sinh tân, nhuận phế, thanh tâm, thanh nhiệt, an ngũ tạng, ích tinh, lợi tiểu. Chủ trị các trường hợp cơ thể bị suy kém, như phế âm hư gây ho suyễn, tân dịch hao tổn do mất nhiều mồ hôi gây háo khát, táo kết đại tràng; hoặc tâm âm hư gây rối loạn vận mạch, ảnh hưởng đến chức năng tim mạch đều có thể dùng mạch môn để trị.

Theo các nghiên cứu mới nhất:

Các thành phần chính của Mạch môn đông như saponin steroid, homoisoflavonoid và polysacarid, thể hiện các hoạt động dược lý khác nhau. Đó là bảo vệ tim mạch, chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, chống ho, chống vi trùng.

Sử dụng Mạch môn đông đường uống mang lại hiệu quả bảo vệ tim mạch đáng kể chống lại thiệt hại do isoproterenol gây ra. Thông qua việc tăng cường các chất chống oxy hóa nội sinh. Cụ thể là:

Giảm đáng kể độ cao của đoạn ST.

Làm suy giảm đáng kể nồng độ enzyme đánh dấu cơ tim.

Làm tăng đáng kể huyết thanh và hoạt động của enzyme chống oxy hóa cơ tim.

Tác dụng bảo vệ tim mạch đối với chấn thương tái tưới máu do thiếu máu cục bộ.

Saponin steroid từ rễ Mạch môn đông phát huy tác dụng bảo vệ tim, chống lại suy tim mạn tính do doxorubicin gây ra thông qua việc ức chế quá trình viêm và oxy hóa. Những kết quả này cung cấp bằng chứng rằng saponin steroid từ rễ Mạch môn đông có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho suy tim mạn tính.

Và nhiều các nghiên cứu khác cho thấy tác dụng bảo vệ tim mạch của Mạch môn đông.

Mạch môn: Loại cây dễ trồng, là nguyên liệu cho nhiều bài thuốc quý

Các bài thuốc có cây Mạch môn

Trị tiêu khát: Thiên môn, Mạch môn, Ngũ vị tử cân với lượng bằng nhau nấu đặc thành cao, thêm ít Mật ong để dùng dần (Giản Tiện phương).

Trị họng lở loét, Tỳ và Phế có hư nhiệt bốc lên: Mạch môn 40g + Hoàng liên 20g phơi khô, tán nhuyễn, trộn với lượng mật vừa đủ để làm thành viên hoàn, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với nước sắc Mạch môn (Phổ Tế Phương).

Trị táo bón: 20g mạch môn, sinh địa + 12g huyền sâm. Cho tất cả vào Sắc lấy nước uống.

Trị phụ nữ bị cốt chưng, trong xương nóng, buồn phiền, bứt rứt, mồ hôi trộm, miệng khô, khát mà không uống được nhiều, suyễn: Thiên môn, Thanh hao, Miết giáp, Mạch môn, Sài hồ, Ngưu tất, Bạch thược, Địa cốt bì, Ngũ vị tử. Lượng bằng nhau, sắc uống (Hoạt Pháp Cơ Yếu).

Trị miệng lở lâu ngày không khỏi: Thiên môn , Mạch môn cả hai dược liệu đều bỏ đi phần lõi, Huyền sâm. Lấy với bằng nhau, tán bột, thêm vào một lượng mật vừa đủ làm thành viên, to bằng hạt Long nhãn. Mỗi lần ngậm 1 viên [Bài này do nhà sư Liêu Sở truyền cho] (Ngoại Khoa Tinh Nghĩa).

Trị suy tim, ra mồ hôi nhiều, huyết áp hạ, mạch nhanh: 16g mạch môn, 8g nhân sâm. 6g ngũ vị từ. Cho tất cả vào sắc lấy nước uống, ngày uống một lần.

Mạch môn: Loại cây dễ trồng, là nguyên liệu cho nhiều bài thuốc quý

Chữa ho ra máu nặng: 8g bạch cập + 32g thục địa + 16g sơn thù + 16g hoài sơn + 12g trạch tả + 12g đan bì + 12g phục linh + 12g mạch môn + 16g a sao (sao phồng) + 8g bồ hoàng + 8g địa du + 4g ngũ vị tử, tất cả cho vào sắc chung lấy nước uống vào lúc đói nhất.

Trị lao phổi, viêm phế quản mạn tính, họng viêm mạn, có hội chứng phế kèm ho kéo dài, ho khan: Mạch môn, Ngạnh mễ mỗi vị cân lấy 20g + Bán hạ chế 6g + Đảng sâm 12g + Cam thảo 4g + Đại táo 4 quả, cho tất cả vào sắc lấy mước uống (Mạch Môn Đông Thang- Kim Qũy Yếu Lược).

Trị táo nhiệt hại phế, ho khan, đờm dính, họng đau: Mạch môn 5g + Thạch cao 10g + Tang diệp 12g + Cam thảo, Mè đen, Tỳ bà diệp mỗi vị cân lấy 4g + A giao, Hạnh nhân mỗi vị 3g. Cho tất cả vào sắc lấy nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng, không tự ý sử dụng, tránh gây hại đến sức khỏe. Nếu có bất thường về sức khỏe khi sử dụng, nên ngưng lại và tham kahro ý kiến chuyên môn của bác sĩ.

Cây đơn buốt mọc hoang - Vị thuốc nam chữa Cây đơn buốt mọc hoang - Vị thuốc nam chữa "bách bệnh"
Loại cây được thiên nhiên ban tặng là món ngon, thuốc quý Loại cây được thiên nhiên ban tặng là món ngon, thuốc quý
Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh truyền nhiễm Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh truyền nhiễm
Không phải nghệ, loại rau bán đầy chợ này mới là thuốc chữa bệnh dạ dày tự nhiên, người Nhật rất thích ăn Không phải nghệ, loại rau bán đầy chợ này mới là thuốc chữa bệnh dạ dày tự nhiên, người Nhật rất thích ăn
Cây tên nghe như Cây tên nghe như "đói ăn" lại có thể chữa các bệnh về nội tạng và tiêu hóa
Hoa ly được mùa mơn mởn ở các nhà vườn, người trồng dựng sẵn kho lạnh chờ bảo quản Hoa ly được mùa mơn mởn ở các nhà vườn, người trồng dựng sẵn kho lạnh chờ bảo quản
Phạm Thảo

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố danh sách 114 điểm bán lẻ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố.
Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, hiện diện trong các bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng thịt bò mua ngoài chợ có mùi vị không ngon, thậm chí nghi ngờ mình mua phải thịt bò giả?
Ai không nên ăn rau cải cúc?

Ai không nên ăn rau cải cúc?

Sở hữu mùi hương hấp dẫn và mang vị giòn ngọt đặc trưng nên rau cải cúctrở thànmón ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng loại thực phẩm tưởng như an toàn và thân thiện này lại có thể mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt là một số trường hợp được khuyến cáo không nên ăn.
Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Người dân tuyệt đối không đốt củi, đốt than để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas bởi khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng.
Napharco – khát khao tạo nên cộng đồng khỏe mạnh

Napharco – khát khao tạo nên cộng đồng khỏe mạnh

Xây dựng dây chuyền sản xuất hiện đại, tiêu chuẩn sản xuất khắt khe, kết tinh đội ngũ nhân sự chất lượng cao, tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm thật sự có giá trị với sức khỏe, đó chính là nỗ lực của Công ty TNHH Dược phẩm Napharco nhằm vươn tới mục tiêu tạo nên cộng đồng khỏe mạnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động