Khuyến cáo phòng chống bệnh bạch hầu từ Bộ Y tế
Hơn 10.000 thuốc, vaccine được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn Khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong ngành Y tế Tạo điều kiện cho bệnh viện tư khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế |
![]() |
Dịch bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp |
Bạch hầu
Bạch hầu rất dễ lây lan thành dịch bạch hầu, đây là loại bệnh truyền nhiễm, do trực khuẩn gram dương Corynebacterium diphtheriae gây ra. Người bị bạch hầu sẽ có những biểu hiện ở niêm mạc đường hô hấp trên như viêm họng, viêm thanh quản hay niêm mạc mắt, bộ phận sinh dục, ở da, hoặc người lành mang trùng, không có triệu chứng.
Dịch bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Đây là hình thức lây bệnh phổ biến của dịch bạch hầu.
Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu cũng truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bị bạch hầu. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác thông qua các hình thức nói trên.
Trước đây, dịch bạch hầu lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước nhưng từ khi vắc-xin phòng chống bệnh bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng thì dịch bạch hầu đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Dịch bạch hầu thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Hiện dịch bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc-xin phòng chống bệnh bạch hầu và tiếp xúc với mầm bệnh.
![]() |
Nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc-xin phối hợp phòng chống bệnh bạch hầu |
Khuyến cáo phòng chống bệnh bạch hầu từ Bộ Y tế
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Đưa trẻ đi tiêm chủng vắc-xin phối hợp phòng chống bệnh bạch hầu: ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td đầy đủ, đúng lịch.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; khi ho, hắt hơi cần che miệng, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu.
Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, sạch sẽ, lớp học thông thoáng và có đủ ánh sáng.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh bạch hầu hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc-xin phòng chống bệnh bạch hầu theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Bất ngờ, người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ
