Khô miệng khi ngủ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý

Khô miệng ban đêm có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra nó cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý.
Bịt mắt - Giải pháp đơn giản cho những đêm ngon giấc Khi ngủ nên nằm nghiêng bên nào? Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Khô miệng (xerostomia) khi ngủ có thể chỉ là một cảm giác khó chịu thoáng qua vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn cần được điều trị, vì nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, bao gồm việc ăn uống, giao tiếp và sức khỏe răng miệng tổng thể.

Khô miệng khi ngủ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý
Ảnh minh họa.

Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng và nướu, đồng thời chứa các enzym hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nếu bạn bị khô miệng suốt đêm, sức khỏe răng miệng có thể bị ảnh hưởng mà không hề hay biết.

Nhiều người gặp phải tình trạng khô miệng vào ban đêm, gây cảm giác rát lưỡi, khó chịu và thậm chí phải thức dậy để uống nước.

Các triệu chứng phổ biến của khô miệng về đêm bao gồm: nước bọt đặc, hơi thở có mùi, thay đổi vị giác, khó khăn khi đeo răng giả, khó nhai hoặc nuốt, đau họng, lưỡi có rãnh.

Khi không đủ nước bọt, nguy cơ xuất hiện mảng bám, tưa miệng và lở miệng cũng tăng lên, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Nguyên nhân gây khô miệng vào ban đêm

Nếu tình trạng khô miệng chỉ xảy ra thỉnh thoảng do môi trường khô hoặc ăn mặn trước khi ngủ, bạn có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này lặp lại thường xuyên mà không rõ nguyên nhân, có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến có thể gây khô miệng khi ngủ mà bạn cần lưu ý:

Bệnh lý tuyến giáp

Những người mắc cường giáp hoặc cường cận giáp có nguy cơ cao bị khô miệng vào ban đêm do rối loạn chuyển hóa và mất nước nhanh. Nếu bạn có thêm các triệu chứng như sưng cổ, tim đập nhanh hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân, hãy kiểm tra chức năng tuyến giáp sớm.

Khô miệng khi ngủ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý
Khô miệng khi thức dậy.

Nhiễm nấm miệng

Người lớn tuổi đeo răng giả lâu ngày có thể bị nhiễm nấm miệng, gây cảm giác khô miệng và khó chịu khi ngủ. Việc điều trị sớm bằng thuốc kháng nấm sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Bệnh tiểu đường

Khô miệng khi ngủ là một triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường do rối loạn chuyển hóa đường. Người bệnh thường xuyên cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều và tình trạng khô miệng kéo dài. Nếu bạn có dấu hiệu sụt cân, da khô và mệt mỏi, hãy kiểm tra đường huyết sớm.

Ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ hoặc ngáy to có thể khiến người bệnh thở bằng miệng trong lúc ngủ, dẫn đến khô miệng về đêm. Tình trạng này cũng có thể liên quan đến các bệnh hô hấp như viêm xoang hoặc viêm phổi mạn tính.

Bệnh lý thận và rối loạn nội tiết

Người mắc bệnh thận hoặc hội chứng tiểu đường nhạt (diabetes insipidus) có xu hướng đi tiểu nhiều lần trong đêm, gây mất nước và khô miệng nghiêm trọng. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khát nước dữ dội, hãy đi khám sớm để kiểm tra sức khỏe thận và nội tiết.

Hội chứng Sjögren (khô tuyến nước bọt)

Hội chứng Sjögren là một bệnh tự miễn hiếm gặp, khiến tuyến nước bọt tiết ít dịch, gây khô miệng kéo dài. Nếu bạn có thêm các dấu hiệu như khô mắt, khô da và khó nuốt, hãy thăm khám chuyên khoa miễn dịch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thiếu nước

Cơ thể cần từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để duy trì hoạt động bình thường. Nếu không bổ sung đủ nước, tuyến nước bọt sẽ không có đủ dịch để hoạt động, dẫn đến tình trạng khô miệng. Ngoài ra, mất nước do tiêu chảy, sốt cao, đổ mồ hôi nhiều hoặc mất máu cũng có thể khiến bạn cảm thấy khô miệng khi vừa thức dậy.

Khô miệng khi ngủ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý
Cơ thể cần từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để duy trì hoạt động bình thường.

Tổn thương dây thần kinh

Tổn thương dây thần kinh ở não bộ có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt, khiến người bệnh cảm thấy khô miệng sau khi tỉnh giấc.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây khô miệng như tác dụng phụ, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc dị ứng, thuốc tiêu chảy, thuốc giảm cân…. Nếu tình trạng khô miệng kéo dài sau khi dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh phù hợp.

Cách điều trị khô miệng vào ban đêm tại nhà

Để giảm tình trạng khô miệng khi ngủ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà.

Hãy để một cốc nước cạnh giường để uống ngay khi cần.

Tránh sử dụng nước súc miệng có chứa cồn, thay vào đó, hãy chọn loại không cồn để bảo vệ độ ẩm trong miệng.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ giúp duy trì độ ẩm không khí, giảm tình trạng mất nước qua đường hô hấp.

Nếu bạn có thói quen thở bằng miệng, hãy cố gắng điều chỉnh để thở bằng mũi nhằm tránh làm khô niêm mạc miệng.

Giảm tiêu thụ caffeine cũng là một cách hiệu quả, vì caffeine có thể khiến tình trạng khô miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bạn cũng có thể nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo không đường để kích thích tuyến nước bọt hoạt động.

Việc từ bỏ thuốc lá cũng rất quan trọng, vì thuốc lá làm giảm khả năng tiết nước bọt.

Nếu đang sử dụng thuốc kháng histamine hoặc thuốc thông mũi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm phương pháp thay thế nếu chúng làm tình trạng khô miệng của bạn tồi tệ hơn.

Bổ sung nước đầy đủ trong ngày và hạn chế ăn mặn, đặc biệt là vào buổi tối, cũng giúp cải thiện tình trạng này.

Khô miệng khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nếu tình trạng này kéo dài dù đã áp dụng các biện pháp trên, bạn nên đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Cách để có một giấc ngủ ngon Cách để có một giấc ngủ ngon
Bí quyết giúp người già có giấc ngủ ngon Bí quyết giúp người già có giấc ngủ ngon
Đừng xem thường giấc ngủ Đừng xem thường giấc ngủ
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Trong ba tháng qua, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.074 ca mắc sởi, trong đó hơn một nửa là trẻ đang đi học. Trước tình hình này, các bệnh viện trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch ứng phó dịch nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan.
Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Theo dự báo, từ ngày 1/4, cường độ không khí lạnh suy yếu dần, khoảng ngày 5/4, bộ phận không khí lạnh tăng cường trở lại miền Bắc.
Bất ngờ, người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ

Bất ngờ, người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ

Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Gastroenterology năm 2019, khoảng 50-70% bệnh nhân gan nhiễm mỡ là người béo phì, trong khi số còn lại là người gầy.
Nhai kẹo cao su có thể hấp thu hàng nghìn hạt vi nhựa vào cơ thể

Nhai kẹo cao su có thể hấp thu hàng nghìn hạt vi nhựa vào cơ thể

Nghiên cứu mới cho thấy, mỗi 1g kẹo cao su thải ra trung bình 100 mảnh vi nhựa, với một số loại kẹo cao su thải ra hơn 600 mảnh vi nhựa. Trọng lượng trung bình của một thanh kẹo cao su là 150g.
Khi động đất xảy ra, cần làm gì nếu bạn đang ở trên tầng cao?

Khi động đất xảy ra, cần làm gì nếu bạn đang ở trên tầng cao?

Các chuyên gia khuyến cáo, trong trường hợp xảy ra động đất khi đang ở trong các tòa nhà cao tầng, cần tránh xa cửa sổ, cửa ra vào và vách tường, vì đây là những khu vực dễ sụp đổ đầu tiên. Ngay khi cảm nhận được rung chấn, hãy tìm nơi trú ẩn an toàn như chui xuống gầm bàn, gầm ghế hoặc gầm giường để tránh bị thương do đồ vật rơi xuống.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động