Hướng tới kết hợp Đông- Tây y để chẩn đoán điều trị các bệnh tiêu hóa

Hiện nay các bệnh về tiêu hóa đang dần trở nên phổ biến và trở thành nỗi lo cho nhiều người. Việc kết hợp Đông Tây y trong chẩn đoán, điều trị các bệnh về tiêu hóa nói chung trở thành phương hướng được ngành y quan tâm nghiên cứu triển khai.
Trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì Ăn cam giúp đẹp da, tốt cho sức khoẻ Tác dụng bất ngờ từ lá cây vú sữa
Hướng tới kết hợp Đông- Tây y để chẩn đoán điều trị các bệnh tiêu hóa
Đông y góp phần không nhỏ vào việc phòng và chữa bệnh cho nhân dân

TS.BS.Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế đã phát biểu tại “Hội nghị khoa học toàn quốc kết hợp Đông - Tây y trong chẩn đoán điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản và các bệnh tiêu hóa khác” rằng: Ở nước ta, Đông y gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là một bộ phận không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Từ lâu, Đông y trong đã chữa được nhiều bệnh, góp phần không nhỏ vào việc phòng và chữa bệnh cho nhân dân, làm giàu cho kho tàng y học nước nhà.

Việc kết hợp Đông - Tây y trong chẩn đoán, điều trị các bệnh tiêu hóa nói chung và bệnh trào ngược dạ dày thực quản nói riêng đang rất cần sự chung tay của các nhà khoa học.

TS.BS.Nguyễn Tri Thức đề nghị đội ngũ cán bộ chuyên môn, lương y, lương dược, các cấp Hội Đông y đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, khơi dậy tiềm năng, nâng tầm giá trị của Đông y Việt Nam, kết hợp Đông y với Tây y trên các phương diện: Khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng dược liệu, phát triển công nghệ dược, để xây dựng một nền Đông y “Dân tộc - khoa học và đại chúng”…

Hướng tới kết hợp Đông- Tây y để chẩn đoán điều trị các bệnh tiêu hóa
Việt Nam đang có khoảng 7 triệu người bị trào ngược dạ dày-thực quản

Nhận xét về tình hình bệnh liên quan dạ dày tại Việt Nam, PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, hiện nay bệnh của hệ thống cơ quan tiêu hóa vẫn đang có rất nhiều thách thức đối với các thầy thuốc. Như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tỷ lệ người mắc bệnh ở các nước có khác nhau, ở châu Âu từ 10-30% dân số; ở Châu Á tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, từ 4-18% và đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.

Tuy chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhưng theo thống kê của Hội Nội khoa Việt Nam đang có khoảng 7 triệu người bị trào ngược dạ dày- thực quản, trong đó, khoảng 60% người bệnh không điều trị kịp thời, dẫn đến biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, ung thư thực quản…

Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản dễ xuất hiện ở người thừa cân, béo phì, căng thẳng kéo dài, viêm loét dạ dày tá tràng, hay có thói quen ăn uống không lành mạnh.

Một trong những thành tựu khoa học trong chẩn đoán, điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản, là phương pháp nội soi đã trở thành tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.

Hướng tới kết hợp Đông- Tây y để chẩn đoán điều trị các bệnh tiêu hóa
Đông y quan điểm rằng tỳ vị là cội nguồn của khí huyết, tiêu hóa là cội nguồn của sức khỏe

"Theo Đông y, tỳ vị là cội nguồn của khí huyết, tiêu hóa là cội nguồn của sức khỏe. Do vậy, để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tỳ vị phải không mắc bệnh, khỏe mạnh và tiêu hóa tốt"- PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh cho biết.

Trong thời gian qua, y học cổ truyền đã có nhiều thành quả trong kết hợp Đông- Tây y về chẩn đoán bệnh, điều trị và phòng bệnh đường tiêu hóa. Ví dụ như việc kết hợp các kết quả về nội soi và các phương pháp thăm dò chức năng y học hiện đại trong chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày- thực quản và các bệnh tiêu hóa khác.

Đáng chú ý, y học cổ truyền đã nghiên cứu được nhiều loại thuốc Đông y điều trị trào ngược dạ dày- thực quản, nhất là các thuốc diệt vi khuẩn HP trong viêm dạ dày cấp; thuốc chống xuất huyết tiêu hóa; thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích; các thuốc về điều trị viêm gan virus, chống táo bón.

Liên quan đến vấn đề này, nhiều bác sĩ trong lĩnh vực Đông- Tây y cũng đã có nhiều tham luận như: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản- Hướng tiếp cận từ lâm sàng, thái độ điều trị và chỉ định ngoại khoa; những thành tựu khoa học về thăm dò chức năng các cơ quan bộ máy tiêu hóa; áp dụng những tiến bộ của nội soi tiêu hóa trong chẩn đoán và điều trị; đánh giá tác dụng điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản; một số thành tựu trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có +HP bằng đông y….

Bị đau dạ dày ban đêm cần làm gì? Bị đau dạ dày ban đêm cần làm gì?
Chế độ ăn uống Chế độ ăn uống "thân thiện" cho người có dạ dày nhạy cảm
Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày
Những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng Những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ca ghép thận – bàng quang đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong y học tái tạo

Ca ghép thận – bàng quang đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong y học tái tạo

Lần đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ tại California (Mỹ) ghép thành công bàng quang, mở ra hy vọng cho bệnh nhân suy tạng.
Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Tổn thương gan xảy ra khi gan không thể đảm nhiệm đầy đủ chức năng của mình. Phát hiện sớm giúp can thiệp kịp thời, ngăn bệnh tiến triển nặng.
Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Cận thị ngày càng phổ biến, đặc biệt ở học sinh. Bên cạnh kính và thuốc, dinh dưỡng đúng cách cũng góp phần bảo vệ và cải thiện thị lực.
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Văn phòng cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận ông mắc ung thư tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh tiến triển âm thầm và nguy hiểm khi phát hiện muộn.
Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Dầu cá là nguồn cung cấp omega-3, DHA, EPA và các vitamin thiết yếu cho tim mạch, mắt và não bộ. Đặc biệt, khi được sử dụng vào thời điểm phù hợp.
Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết nếu không được phát hiện kịp thời và xử trí sớm có thể dẫn tới hôn mê và gây nên nhiều tác hại cho người bệnh.
Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dứa là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam, thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày với vị chua ngọt dễ chịu và mùi thơm đặc trưng. Không chỉ đơn thuần là một món tráng miệng, dứa còn được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Trái cây giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hoá. Bạn có thể ăn nguyên quả hoặc uống nước ép nhưng đâu mới là lựa chọn tối ưu?
Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Nhiều người chọn cà phê để tỉnh táo buổi sáng, nhưng vẫn có những cách đơn giản và khoa học giúp bạn tính táo và khỏe mạnh mà không cần đến caffeine.
Xây dựng thói quen buổi sáng khoa học

Xây dựng thói quen buổi sáng khoa học

Nhiều người thức dậy với cảm giác mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân. Thực tế, chỉ vài thay đổi nhỏ trong thói quen buổi sáng sẽ làm bạn thoải mái hơn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động