Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Một viên thuốc không có hoạt chất, một loại thực phẩm chức năng pha trộn nguyên liệu kém chất lượng, một lô mỹ phẩm sản xuất chui dưới vỏ bọc "tiêu chuẩn GMP" – tất cả đều có thể trở thành công cụ giết người chậm rãi, đánh vào niềm tin, hy vọng và cuối cùng là cả sinh mệnh của người sử dụng.
Bộ trưởng Y tế: Cuộc chiến chống hàng giả phải quyết liệt và không khoan nhượng Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả Làm gì để trở thành người tiêu dùng thông minh trước vấn nạn hàng giả?
Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác
Theo Bộ trưởng Y tế, hàng giả trong lĩnh vực y tế, thuốc, thực phẩm chức năng không chỉ vi phạm đơn thuần về thương mại mà là tội ác. Ảnh minh hoạ: CAND

“Công nghệ hợp pháp hóa” hàng giả

Hàng giả trong lĩnh vực y tế không còn dừng ở những viên thuốc nhái vỏ, mạo danh thương hiệu như một thời. Giờ đây, đó là một quy trình được "kịch bản hóa" đầy tính toán: Một công ty được thành lập hợp pháp, đăng ký công bố sản phẩm đúng quy trình, nhận được hồ sơ cấp phép, rồi sau đó lặng lẽ sản xuất một thứ hoàn toàn khác.

Điều nguy hiểm nằm ở chỗ, mọi thứ trên giấy tờ đều hợp pháp, nhưng thực tế sản xuất là giả tạo, đánh tráo chất lượng. Đối tượng có thể nhập nguyên liệu không rõ nguồn gốc, cắt giảm thành phần hoạt chất, thậm chí đưa vào các chất gây hại nhưng sản phẩm vẫn vượt qua vòng “hậu kiểm” vì hồ sơ giấy tờ đã được làm sạch từ trước.

Một số đối tượng còn lợi dụng chính những kẽ hở trong quản lý nhà nước như cơ chế tự công bố chất lượng sản phẩm, quy trình kiểm tra thiếu thực địa, hay sự dễ dãi trong việc cấp phép dây chuyền sản xuất để hợp pháp hóa hàng giả trong lớp áo doanh nghiệp chân chính.

Vụ việc gần đây liên quan đến những cá nhân từng là cán bộ quản lý ngành y tế bị khởi tố vì tiếp tay cho doanh nghiệp "sản xuất sạch trên giấy" nhưng "lừa đảo trên thực tế" cho thấy: Tội ác hàng giả không chỉ nằm ở nhà máy ngầm, mà có thể được thiết kế ngay trong các văn bản hành chính.

Mới đây tại Hội thảo “Thuốc giả – Hệ lụy thật: Giải pháp nào ngăn chặn” do Báo Tiền Phong phối hợp với Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.Hồ Chí Minh và Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh tổ chức ngày 26/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã thẳng thắn chỉ rõ những hiểm họa khôn lường từ thuốc giả – vấn nạn đang diễn biến phức tạp, tinh vi và khó kiểm soát.

Theo Thứ trưởng, thuốc giả không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn có thể khiến bệnh nhân chuyển biến nặng, thậm chí tử vong. Sự tồn tại của các loại thuốc không rõ nguồn gốc còn kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí y tế cho người bệnh và gây tổn thất lớn cho xã hội. Đáng lo ngại hơn, việc sử dụng thuốc giả khiến người dân mất niềm tin vào hệ thống y tế chính thống, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý điều trị và tuân thủ y lệnh.

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã thẳng thắn chỉ rõ những hiểm họa khôn lường từ thuốc giả.

Sự độc ác của hàng giả y tế nằm ở chỗ không chỉ lấy đi tiền bạc, mà còn cướp đoạt sức khỏe, hy vọng và cơ hội sống của con người.

Một loại thực phẩm chức năng được quảng cáo có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường, ung thư, xương khớp… có thể khiến người bệnh từ chối điều trị y tế chính thống để tin vào một “phương thuốc thần kỳ”. Khi sự thật được phát hiện, có thể đã quá muộn. Không ít trường hợp tử vong, suy thận, rối loạn chuyển hóa… xảy ra vì người dùng đặt niềm tin vào hàng giả được gắn nhãn “có nguồn gốc, có phép”.

Điều đáng nói là các sản phẩm này không chỉ trôi nổi chợ đen, mà có mặt đường hoàng trên sàn thương mại điện tử, nhà thuốc, thậm chí phòng khám. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu hệ thống phân phối và kiểm soát chất lượng hiện nay có đang vô tình trở thành “cửa ngõ hợp pháp” cho hàng giả len lỏi?

Đến lúc phải siết chặt quản lý và chế tài xử phạt

Những phân tích tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế diễn ra mới đây cho thấy, các cơ quan chức năng dù nỗ lực nhưng còn “độ trễ” trong cuộc chiến chống hàng giả y tế. Hậu kiểm chỉ được tiến hành khi có phản ánh, còn quy trình kiểm nghiệm vẫn còn thủ công, mất thời gian, chưa đáp ứng tốc độ phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời.

Nhiều sản phẩm không đủ điều kiện chất lượng chỉ bị xử phạt hành chính, nộp phạt rồi… lại bán tiếp. Trong khi đó, hậu quả mà người dân phải gánh chịu là không thể đảo ngược.

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác
Cần siết chặt quản lý hàng giả trong lĩnh vực y tế.

Sự trừng phạt đối với tội phạm hàng giả y tế cần được nhìn nhận không đơn thuần là vi phạm thương mại, mà là hành vi xâm phạm đến an ninh y tế, đe dọa tính mạng công dân, cần bị xử lý hình sự nghiêm khắc như một tội ác. Đằng sau mỗi sản phẩm giả được lưu hành thành công là một chuỗi mắt xích gồm: Người sản xuất vô đạo đức – người quản lý buông lỏng – người phân phối hám lợi – và người tiêu dùng thiếu cảnh giác.

Chỉ khi nào xã hội đồng lòng nhận diện: Hàng giả y tế là tội ác, không thể nhân nhượng, không thể thỏa hiệp, thì mới mong có một hàng rào bảo vệ thực sự cho cộng đồng.

Muốn chặn đứng tội ác này, cần một “cuộc đại phẫu” từ cơ chế pháp luật đến ý thức xã hội. Pháp luật cần mạnh tay hơn, quản lý phải chủ động hơn, doanh nghiệp chân chính phải bảo vệ thị trường lành mạnh hơn, và người tiêu dùng cần tỉnh táo hơn. Một xã hội lành mạnh không chỉ cần thuốc tốt mà còn cần một hệ sinh thái y tế “sạch”, nơi lợi nhuận không được phép đứng trên lương tri.

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động cao điểm toàn dân chống hàng giả Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động cao điểm toàn dân chống hàng giả
Phó Thủ tướng: Không để buôn lậu, hàng giả hoành hành gây hại cho người dân Phó Thủ tướng: Không để buôn lậu, hàng giả hoành hành gây hại cho người dân
Đinh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Bộ Y tế đang tăng cường hậu kiểm, sửa đổi quy định quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng nhằm siết chặt hoạt động quảng cáo sai sự thật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Bộ Y tế thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bộ Y tế thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 21/5/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chính thức ban hành quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do các công ty trên cả nước công bố.
Cục Quản lý Dược yêu cầu tiêu hủy sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body

Cục Quản lý Dược yêu cầu tiêu hủy sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body

Cục Quản lý Dược chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh việc lấy mẫu mỹ phẩm chống nắng trên thị trường nhằm xác minh chỉ số SPF có đúng như công bố.
Bộ Y tế ra quân kiểm soát mỹ phẩm: Truy quét vi phạm từ online đến thị trường truyền thống

Bộ Y tế ra quân kiểm soát mỹ phẩm: Truy quét vi phạm từ online đến thị trường truyền thống

Trước tình trạng mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo trật tự thị trường.
Thu hồi loạt mỹ phẩm vì ghi nhãn sai, vi phạm công thức

Thu hồi loạt mỹ phẩm vì ghi nhãn sai, vi phạm công thức

Mới đây, 9 loại mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ Linh Anh bị thu hồi trên toàn quốc vì có nhãn ghi công dụng không đúng với hồ sơ công bố.
Phát hiện xưởng sản xuất 71 nghìn lít dầu ăn, 40 tấn mì chính giả

Phát hiện xưởng sản xuất 71 nghìn lít dầu ăn, 40 tấn mì chính giả

Một vụ sản xuất dầu ăn, mì chính, hạt nêm và bột canh giả quy mô lớn vừa được Công an tỉnh Phú Thọ triệt phá tại xưởng sản xuất và kho hàng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Famimoto Việt Nam, địa chỉ tại Khu Đồng Đồi, xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì (Phú Thọ).
Cục trưởng vạch trần thủ đoạn mới của nhóm sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cục trưởng vạch trần thủ đoạn mới của nhóm sản xuất thuốc giả, sữa giả

Theo Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, nhóm đối tượng vi phạm về thuốc giả vừa qua sử dụng thủ đoạn phạm tội mới. Chúng không làm giả các sản phẩm đang lưu hành trên thị trường mà tự đặt ra tên thuốc và tên công ty, trong đó phần lớn có trụ sở "ảo" ở nước ngoài như Malaysia, Singapore…
Bộ Y tế cảnh báo không sử dụng 2 sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 nghi hàng giả

Bộ Y tế cảnh báo không sử dụng 2 sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 nghi hàng giả

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo người dân không nên sử dụng 2 sản phẩm ăn ngon Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech sản xuất do nghi là hàng giả.
Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả trên toàn quốc

Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả trên toàn quốc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, kiểm tra, phối hợp thu hồi 12 sản phẩm dạng sữa bột là hàng giả còn trên thị trường của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood.
Bộ Y tế cảnh báo khẩn về 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa,

Bộ Y tế cảnh báo khẩn về 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa,

Công an Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn trên toàn quốc, thu giữ 21 sản phẩm, trong đó có 4 loại giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động