Hà Nội: Triệt phá đường dây sản xuất gần 3 triệu cuốn sách giáo khoa giả

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) vừa phối hợp với lực lượng chức năng TP. Hà Nội triệt phá đường dây sản xuất gần 3 triệu cuốn sách giáo khoa giả.
Hà Nội: Thu giữ 100.000 cuốn sách giáo khoa giả Sách giáo khoa giả tại Hà Nam: Từ đâu mà có? Hà Nội: Thu giữ lượng lớn ấn phẩm sách giáo dục bị làm giả của các nhà xuất bản

Ngày 18/6, Tổ công tác đồng loạt kiểm tra 19 địa điểm gồm hệ thống văn phòng, nhà xưởng và kho hàng của Công ty cổ phần In và văn hóa truyền thông Hà Nội, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát (Hà Nội).

Xưởng sản xuất sách giả
Xưởng sản xuất sách giả

Kết quả khám xét bước đầu, cơ quan chức năng đã thu giữ, niêm phong nhiều đồ vật, tài liệu, phương tiện phạm tội của các đối tượng gồm 3 dây chuyền máy in offset 4 màu và các loại máy cắt, xén, vào keo, vào bìa, gấp tay sách... Ngoài ra, cơ quan chức năng còn thu giữ hàng triệu cuốn sách sách giáo khoa thành phẩm giả, nhiều phương tiện, sổ sách, chứng từ kế toán liên quan đến việc sản xuất, mua bán, tiêu thụ sách giả…

Bước đầu cảnh sát xác định, để làm sản phẩm trông giống như thật, các đối tượng trong đường dây này còn sản xuất luôn cả tem giả. Các đối tượng còn liên kết với nhau theo đường dây từ khâu in ấn đến đóng gói, rồi tiêu thụ nhằm khép kín hoạt động.

Đây là đường dây tội phạm có tổ chức quy mô lớn chuyên sản xuất, buôn bán hàng giả là sách giáo khoa tại Công ty Cổ phần In và Văn hóa truyền thông Hà Nội và Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát (Hà Nội).

Hà Nội: Triệt phá đường dây sản xuất gần 3 triệu cuốn sách giáo khoa giả
Sách giả được phát hiện

Vấn nạn sách giả, sách lậu đã tồn tại nhiều năm nay. Thậm chí là ngang nhiên lộng hành rất phức tạp, các lực lượng chức năng cũng đã phát hiện nhiều vụ mua bán, vận chuyển sách giả, tuy nhiên hầu hết chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính. Đây là một trong số hiếm vụ bị xử lý hình sự.

Thượng tá Trần Văn Phúc - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an cho biết: "Cơ quan chức năng, liên ngành vào kiểm tra 1 khâu và không có sự xâu chuỗi lại. Việc xử lý các đối tương làm sách giả rất khó khăn do thủ đoạn các đối tượng chia nhỏ các khâu, từ khâu in đến khâu tiếp theo gia công, đóng gói, rồi phát hành tiêu thụ".

Đối tượng tiêu thụ sách giả của đường dây này là một số nhà sách tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc như: Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh… Kết quả điều tra bước đầu cho thấy lợi nhuận thu được từ số sách giả này khoảng 50 tỷ đồng.

Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục phân loại sách giáo khoa giả, các tài liệu, đồ vật tài liệu đã thu giữ và triệu tập một số đối tượng tổ chức, tham gia sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sách giáo khoa giả để làm rõ hành vi phạm tội.

T.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thu hồi nhiều sản phẩm mỹ phẩm do không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Thu hồi nhiều sản phẩm mỹ phẩm do không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Ngày 6/11 vừa qua Sở Y tế Hà Nội ban hành văn bản thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng bao gồm nước tắm gội thảo dược Dr. Papie, gel vệ sinh phụ nữ Oganic Lucky Rose và sữa rửa tay dưỡng ẩm hương cam quế.
Tiệm bánh mì Phượng bị phạt 96 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Tiệm bánh mì Phượng bị phạt 96 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Cơ sở kinh doanh bánh mì Phượng 2 (Tp. Hội An, Quảng Nam) bị tạm đình chỉ hoạt động 3 tháng, phạt hành chính 96 triệu đồng và phải hoàn trả kinh phí cho các cá nhân, tổ chức bị ngộ độc thực phẩm được khám và điều trị tại các cơ sở y tế…
Đề xuất phạt tiệm bánh mì Phượng hơn 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 5 tháng

Đề xuất phạt tiệm bánh mì Phượng hơn 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 5 tháng

Sau khi nhiều người bị ngộ độc do ăn bánh mì Phượng, Sở Y tế Quảng Nam kiến nghị xử phạt 110.500.000 triệu đồng, đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 3-5 tháng đối với cơ sở bánh mì Phượng ở số 02B Phan Châu Trinh, phường Minh An, TP Hội An, Quảng Nam.
Thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng

Thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành Thông báo về việc thu hồi sản phẩm Serum Burst Lotion Diếp cá siêu kích trắng-lọ 250g do không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Royal Premium Placenta & Collagen 30.000 sử dụng giấy công bố sản phẩm giả

Royal Premium Placenta & Collagen 30.000 sử dụng giấy công bố sản phẩm giả

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã cảnh báo giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm Royal Premium placenta & collagen 30.000 giả mạo.
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet tiếp tục vi phạm về quảng cáo

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet tiếp tục vi phạm về quảng cáo

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet tiếp tục quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo khi: quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, quảng cáo không phù hợp với Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.
Sản phẩm Tiểu đường bà Sáu giả mạo giấy tờ của Bộ Y tế

Sản phẩm Tiểu đường bà Sáu giả mạo giấy tờ của Bộ Y tế

Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trên mạng xã hội xuất hiện quảng cáo sản phẩm Tiểu đường bà Sáu có sử dụng hình ảnh 2 loại giấy giả mạo của Cục.
Cẩn trọng khi sử dụng viên nén Clorocid TW3

Cẩn trọng khi sử dụng viên nén Clorocid TW3

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành Văn bản bản 9098/QLD-CL thông báo về sản phẩm trên nhãn ghi viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), có ghi ngày sản xuất từ sau ngày 15/9/2019 đến nay là thuốc giả.
Truy tìm nguồn gốc lô thuốc kháng sinh giả Cefixim 200

Truy tìm nguồn gốc lô thuốc kháng sinh giả Cefixim 200

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội, đề nghị cơ quan này khẩn trương phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389 và các cơ quan chức năng liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra Công ty TNHH Linh Chi và các đơn vị có liên quan đến lô thuốc kháng sinh giả Cefixim 200.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nano Fucoidan quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nano Fucoidan quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nano Fucoidan được quảng cáo trên một số website gây hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh, sử dụng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo không đúng nội dung.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động