Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội vừa triển khai kế hoạch kiểm tra và rà soát toàn diện các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên toàn thành phố. Mục tiêu của đợt rà soát này là đánh giá tổng thể tình hình an toàn thực phẩm tại Hà Nội, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.
Hà Nội phát triển du lịch gắn với di sản, văn hóa làng nghề truyền thống Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng của Hà Nội được cải thiện 10 cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Theo kế hoạch, từ ngày 28/10 đến 15/11/2024, các xã, phường, thị trấn sẽ thống kê và kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm, bao gồm cả quán ăn vỉa hè và các điểm bán thức ăn đường phố. Kết quả điều tra sẽ được báo cáo về Trung tâm Y tế các quận, huyện trước ngày 20/11 và từ đó được tổng hợp và gửi lên Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trước ngày 25/11.

Việc rà soát này nhằm đảm bảo thực phẩm trên thị trường đáp ứng các yêu cầu an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội mong muốn thông qua hoạt động này sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về thực trạng an toàn thực phẩm, đồng thời giúp ngăn ngừa những nguy cơ gây hại đến người tiêu dùng.

Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm
Việc rà soát nhằm đảm bảo thực phẩm trên thị trường đáp ứng các yêu cầu an toàn cho sức khỏe cộng đồng.

Tính từ đầu năm 2024, cơ quan chức năng đã kiểm tra 5.820 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố và 35.146 cơ sở dịch vụ ăn uống trên toàn thành phố. Qua đó, 83,7% các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố và 84,5% cơ sở dịch vụ ăn uống đạt yêu cầu an toàn thực phẩm, tuy nhiên vẫn còn khoảng 16% cơ sở vi phạm. Các cơ sở không đạt tiêu chuẩn đã bị xử phạt và yêu cầu khắc phục.

Trước tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém vẫn trôi nổi trên thị trường, như bim bim, xúc xích, nội tạng động vật… cơ quan chức năng đã và đang tăng cường kiểm tra, xử lý mạnh tay những trường hợp vi phạm.

Để người dân dễ dàng phản ánh vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã công bố hai số đường dây nóng: 0823.88.9095 và 0922.55.9095. Đồng thời, chính quyền các cấp sẽ công khai số điện thoại này trên các kênh truyền thông địa phương để người dân biết và phối hợp giám sát.

Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm
83,7% các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố và 84,5% cơ sở dịch vụ ăn uống đạt yêu cầu an toàn thực phẩm

Bên cạnh việc kiểm tra, Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm. Các hoạt động như phổ biến Luật An toàn thực phẩm, cung cấp kiến thức thực hành đúng và giới thiệu cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn sẽ giúp nâng cao nhận thức của người dân và chủ cơ sở kinh doanh, tạo nên thói quen sử dụng thực phẩm an toàn.

Qua đợt rà soát, Hà Nội kỳ vọng sẽ xây dựng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm bền vững, đồng thời khuyến khích cộng đồng, doanh nghiệp cùng chung tay bảo vệ sức khỏe và chất lượng sống của người dân thủ đô.

Thực đơn giảm stress hiệu quả Thực đơn giảm stress hiệu quả
Quy định nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt vào Việt Nam không làm gián đoạn thương mại Quy định nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt vào Việt Nam không làm gián đoạn thương mại
Lợi ích sức khoẻ từ loại quả bán la liệt ở chợ Việt Lợi ích sức khoẻ từ loại quả bán la liệt ở chợ Việt
Nho Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam được kiểm soát an toàn thực phẩm ra sao? Nho Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam được kiểm soát an toàn thực phẩm ra sao?
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

Trong thời đại mà an toàn thực phẩm trở thành ưu tiên hàng đầu của cộng đồng, niềm tin của người tiêu dùng chính là tài sản vô hình quý giá nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Một khi xảy ra sự cố – dù chỉ ở cấp độ địa phương – doanh nghiệp buộc phải chứng minh năng lực kiểm soát nội bộ, khả năng quản trị rủi ro và đặc biệt là phản ứng truyền thông một cách chuyên nghiệp. Đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý, mà còn là trách nhiệm xã hội không thể né tránh.
“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

Thuốc giả len lỏi cả trong quầy thuốc hợp pháp, gây nguy hại sức khỏe và đe dọa lòng tin vào hệ thống y tế. Lỗ hổng quản lý, giám sát cùng tâm lý chủ quan đang khiến vấn nạn này thêm nhức nhối, đòi hỏi giải pháp cấp thiết.
Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Một viên thuốc không có hoạt chất, một loại thực phẩm chức năng pha trộn nguyên liệu kém chất lượng, một lô mỹ phẩm sản xuất chui dưới vỏ bọc "tiêu chuẩn GMP" – tất cả đều có thể trở thành công cụ giết người chậm rãi, đánh vào niềm tin, hy vọng và cuối cùng là cả sinh mệnh của người sử dụng.
Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Bộ Y tế đang tăng cường hậu kiểm, sửa đổi quy định quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng nhằm siết chặt hoạt động quảng cáo sai sự thật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu khẩn trương điều tra nguồn gốc thuốc giả NEXIUM® 40mg sau khi phát hiện mẫu chỉ chứa 17,2% hàm lượng hoạt chất. Sản phẩm không có giấy tờ hợp pháp, tiềm ẩn nguy cơ lớn cho sức khỏe người dùng.
Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm

Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc cổ truyền và thiết bị y tế, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính.
Bộ Y tế thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bộ Y tế thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 21/5/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chính thức ban hành quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do các công ty trên cả nước công bố.
Cục Quản lý Dược yêu cầu tiêu hủy sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body

Cục Quản lý Dược yêu cầu tiêu hủy sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body

Cục Quản lý Dược chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh việc lấy mẫu mỹ phẩm chống nắng trên thị trường nhằm xác minh chỉ số SPF có đúng như công bố.
Bộ Y tế ra quân kiểm soát mỹ phẩm: Truy quét vi phạm từ online đến thị trường truyền thống

Bộ Y tế ra quân kiểm soát mỹ phẩm: Truy quét vi phạm từ online đến thị trường truyền thống

Trước tình trạng mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo trật tự thị trường.
Thu hồi loạt mỹ phẩm vì ghi nhãn sai, vi phạm công thức

Thu hồi loạt mỹ phẩm vì ghi nhãn sai, vi phạm công thức

Mới đây, 9 loại mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ Linh Anh bị thu hồi trên toàn quốc vì có nhãn ghi công dụng không đúng với hồ sơ công bố.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động