Hà Nội ghi nhận ca bệnh viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm
Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2023 |
![]() |
Tiêm chủng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm có vắc xin giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh. |
Theo hệ thống giám sát dịch tại Hà Nội, trong tuần qua (từ 7 – 14/6), Hà Nội đã ghi nhận ca mắc viêm não Nhật Bản, là bệnh nhân nam, 12 tuổi (địa chỉ tại H.Phúc Thọ).
Bé khởi phát bệnh với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, hôm 16/6. Một ngày sau, bé bị cứng gáy, đi lại loạng choạng, được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả xét nghiệm Mac-Elisa dịch não tủy của bệnh nhi cho thấy dương tính với virus viêm não Nhật Bản.
Bé trai đã tiêm 4 mũi vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản, trong đó mũi cuối cùng vào ngày 15/6/2019.
Trong tuần qua, Hà Nội cũng ghi nhận 16 ca thủy đậu, giảm 8 ca so với tuần trước (24 ca). Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn có 643 ca mắc thủy đậu, giảm so với cùng kỳ năm 2023 (1.725 ca). Các dịch bệnh uốn ván, não mô cầu, sởi, rubella, liên cầu lợn không ghi nhận trong tuần.
Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm virus cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh T.Ư, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Với một số vắc xin viêm não Nhật Bản, trẻ cần tiêm nhắc lại sau mỗi 3 năm, cho đến khi 15 tuổi để duy trì khả năng miễn dịch.
Bệnh thường có biểu hiện rất cấp tính bao gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ly bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10 - 20%.
Ngoài tiêm vắc xin, các biện pháp sau đây cũng góp phần phòng bệnh: vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà; ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.
Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh, cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng
