Hà Nội ghi nhận 155 ca Covid-19 trong tuần qua

Số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội đã tăng liên tục trong hai tuần qua, với 155 ca được ghi nhận trong tuần vừa rồi, ngành y tế khuyến cáo người dân phòng dịch.
13 ca COVID-19 mới: Đà Nẵng kích hoạt lại các biện pháp chống dịch Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc yêu cầu kiểm soát dịch COVID-19, sốt xuất huyết Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch COVID-19, sốt xuất huyết

Trong tuần qua từ ngày 16 đến 23/5, Hà Nội ghi nhận 155 ca mắc Covid-19, không có ca tử vong – theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 192 trường hợp mắc, số ca tăng gấp 6 lần so với tuần trước (23 ca) và chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.

Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 trong thời điểm bệnh bùng phát mạnh năm 2021 - Ảnh: NAM TRẦN
Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 trong thời điểm bệnh bùng phát mạnh năm 2021 - Ảnh: NAM TRẦN

CDC Hà Nội nhận định số ca mắc đang có xu hướng tăng trong hai tuần gần đây và có thể tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.

Tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, từ đầu tháng 5 đã tiếp nhận khoảng 140 bệnh nhi đến khám và điều trị Covid-19. Riêng 4 ngày gần đây, hơn 70 trường hợp được ghi nhận, trong đó 46 trẻ phải nhập viện, phần lớn do viêm phổi.

Các bệnh viện như Thanh Nhàn, Hà Đông, Đống Đa cũng xuất hiện rải rác ca mắc mới. Bác sĩ Trần Thị Kim Anh (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông) cho biết, các trường hợp nhập viện chủ yếu là người cao tuổi hoặc có bệnh nền. Hiện Khoa Bệnh nhiệt đới của bệnh viện đang điều trị 8 bệnh nhân, trong đó 5 người bị suy thận mạn và phải lọc máu định kỳ.

Trên phạm vi cả nước, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay đã ghi nhận hơn 640 ca mắc Covid-19 tại 39 tỉnh, thành – không có trường hợp tử vong. Các địa phương có số ca mắc cao gồm Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM và Quảng Ninh. Dù số ca giảm 83% so với cùng kỳ năm ngoái, song xu hướng gia tăng nhẹ đang xuất hiện trong những tuần gần đây.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã có công văn chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trong cộng đồng. Theo đó, CDC Hà Nội cần phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đánh giá nguy cơ, lấy mẫu đại diện tại các ổ dịch – đặc biệt với các ca bệnh nặng – để xét nghiệm, truy vết biến thể.

Bộ Y tế ngày 25/5 đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch do thời tiết chuyển mùa, độ ẩm cao và nhiệt độ thay đổi thất thường. (Ảnh minh họa)
CDC Hà Nội sẽ phối hợp cùng các cơ quan truyền thông thường xuyên cập nhật thông tin dịch bệnh. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, kiểm dịch y tế tại sân bay quốc tế Nội Bài cũng được siết chặt, tập trung giám sát hành khách đến từ khu vực có dịch gia tăng hoặc lưu hành biến chủng mới.

CDC Hà Nội sẽ phối hợp cùng các cơ quan truyền thông thường xuyên cập nhật thông tin dịch bệnh, giúp người dân nắm bắt diễn biến kịp thời và chủ động phòng ngừa.

Đáng chú ý, TP.HCM vừa phát hiện biến thể mới NB.1.8.1 – lần đầu được ghi nhận tại Việt Nam. Biến thể này đã xuất hiện tại 22 quốc gia, tuy nhiên hiện chưa có bằng chứng khoa học xác nhận khả năng lây lan nhanh hay gây bệnh nặng hơn của chủng mới này.

Trước xu hướng gia tăng của Covid-19 cùng với sốt xuất huyết và tay chân miệng, Bộ Y tế ngày 25/5 đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch do thời tiết chuyển mùa, độ ẩm cao và nhiệt độ thay đổi thất thường – điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, kỳ nghỉ hè sắp tới với nhu cầu đi lại lớn cũng làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, thuốc men, đảm bảo khả năng tiếp nhận, điều trị, hạn chế tối đa tử vong. Đồng thời xây dựng phương án phân tuyến, hỗ trợ tuyến dưới để tránh quá tải

Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch như:

Đeo khẩu trang tại nơi công cộng, phương tiện giao thông và cơ sở y tế

Hạn chế tụ tập đông người không cần thiết

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn

Duy trì vận động, rèn luyện thể chất và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người có triệu chứng như sốt, ho, khó thở cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra. Những trường hợp vừa trở về từ vùng dịch nên chủ động theo dõi sức khỏe, nhằm bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Biến thể COVID-19 ở Thái Lan lan nhanh gấp 7 lần cúm Biến thể COVID-19 ở Thái Lan lan nhanh gấp 7 lần cúm
COVID-19 xuất hiện trở lại trong trường học ở Bà Rịa, ngành y tế vào cuộc COVID-19 xuất hiện trở lại trong trường học ở Bà Rịa, ngành y tế vào cuộc
Biến thể Covid-19 XEC lan nhanh tại Thái Lan có triệu chứng gì? Biến thể Covid-19 XEC lan nhanh tại Thái Lan có triệu chứng gì?
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khẩu trang màu tối hay sáng chống nắng tốt hơn?

Khẩu trang màu tối hay sáng chống nắng tốt hơn?

Khẩu trang là một trong những phương pháp đơn giản để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng. Tuy nhiên, nên chọn khẩu trang màu sáng hay tối để chống nắng hiệu quả vẫn là băn khoăn của nhiều người.
Những lưu ý trước và sau hiến máu

Những lưu ý trước và sau hiến máu

Hiến máu không chỉ cứu giúp người bệnh mà còn mang lại lợi ích sức khỏe cho chính người hiến. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và thoải mái, bạn cần chuẩn bị và chăm sóc đúng cách trước và sau khi hiến máu.
Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Trước nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi tại nhiều tỉnh phía Bắc, người tiêu dùng càng cần tỉnh táo khi lựa chọn thịt lợn.
Sai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biết

Sai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biết

Thịt gà là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử lý và chế biến thịt gà đúng cách để vừa giữ hương vị vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tháng 10 tới, Hà Nội tiên phong xóa bỏ nhựa một lần tại nhà hàng, khách sạn

Tháng 10 tới, Hà Nội tiên phong xóa bỏ nhựa một lần tại nhà hàng, khách sạn

Từ tháng 10/2025, Hà Nội sẽ bắt đầu lộ trình tiên phong nói không với nhựa dùng một lần tại các quán cà phê, nhà hàng và khách sạn trong khu vực Vành đai 1. Đây không chỉ là một bước đi chính sách, mà còn là lời kêu gọi mỗi người dân cùng chung tay vì một môi trường bền vững và một tương lai không rác thải nhựa.
Nằm đệm đau lưng: Vì sao và cách khắc phục để ngủ ngon hơn

Nằm đệm đau lưng: Vì sao và cách khắc phục để ngủ ngon hơn

Một chiếc đệm êm ái tưởng chừng mang lại giấc ngủ sâu, nhưng với nhiều người, đó lại là “thủ phạm” khiến họ tỉnh dậy với cảm giác đau lưng, mệt mỏi.
Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"!

Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"!

Nước hạt chia mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe nhưng nếu lạm dụng, đặc biệt là vào ban đêm, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu.
Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại

Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại

Mùa hè thiếu máu trầm trọng, hàng nghìn bệnh nhân chờ đợi từng đơn vị máu. Bộ Y tế kêu gọi toàn xã hội cùng hành động, hiến máu định kỳ để trao đi sự sống, lan tỏa yêu thương và tinh thần nhân ái cộng đồng.
Khởi động đúng cách trước khi tập: Đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua

Khởi động đúng cách trước khi tập: Đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua

Nhiều người nghĩ chỉ cần xỏ giày là có thể bắt đầu chạy hoặc tập luyện ngay. Tuy nhiên, theo huấn luyện viên Shwetambhari Shetty (Ấn Độ), bỏ qua khởi động có thể gây chấn thương và giảm hiệu quả buổi tập.
Những loại trái cây giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tổng thể

Những loại trái cây giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tổng thể

Chất xơ giúp phòng ngừa táo bón mà còn hỗ trợ duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, bệnh tim và một số loại ung thư. Trong đó, trái cây là nguồn chất xơ tự nhiên phong phú, dễ ăn và giàu vitamin.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động