Hội thảo khoa học Vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ:

Ghi nhận công trạng một danh nhân lịch sử

Ngày 15/5, tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra Hội thảo khoa học có chủ đề “Vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ” - công thần trải qua 3 triều Đinh - Tiền Lê - Lý.
Kinh thành Thăng Long xưa.
Một góc kinh thành Thăng Long xưa.

Theo "Phả ký tông từ họ Lưu" của dòng họ Lưu của Ngài Lưu Cơ (viết vào đời vua Lý Anh Tông năm 1138, hiện lưu trữ tại đền Vạn Ngang, quận Đồ Sơn, Hải Phòng) và Ngọc phả còn lưu tại đền đình thờ tự Ngài, Thái Sư Lưu Cơ sinh vào ngày mồng 3 tháng Giêng năm Canh Tí (940) tại trang Tri Hối (nay là thôn Tuy Hối, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Thái sư Lưu Cơ vốn thuộc dòng họ Lưu "Yên Định xứ Hoan Châu", tức là vùng đất Yên Định, nay thuộc xã Thịnh Lộc và xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Thái sư Lưu Cơ - Thân thế và sự nghiệp

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Thái sư Lưu Cơ là một trong những vị khai quốc công thần nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, thống nhất đại loạn 12 sứ quân thế kỷ X trong lịch sử Việt Nam. Đồng thời là người cai quản Hoàng Thành Thăng Long, có công tu sửa thành quay về hướng Nam (hướng về kinh đô Hoa Lư thay vì hướng về phương Bắc như chính quyền đô hộ đã làm) trước khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Kinh thành Thăng Long.

Tượng đồng Thái sư Lưu Cơ thờ ở Đình Đại Từ, xã Đại Đồng (Văn Lâm, Hưng Yên)
Tượng đồng Thái sư Lưu Cơ được thờ tại Đình Đại Từ, xã Đại Đồng (Văn Lâm, Hưng Yên).

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, là Đinh Tiên Hoàng đế. Tiếp theo, năm 971, Nhà vua phong quan trong triều, lấy Nguyễn Bặc làm Định Quốc công, Đinh Điền là Ngoại giáp, Lê Hoàn làm Thập đạo Tướng quân và Lưu Cơ là Đô hộ Phủ Sĩ sư. Nhưng Theo Việt sử lược thì cũng năm đó, Đinh Tiên Hoàng phong người đầu tiên là Lưu Cơ làm Thái sư ở Đô hộ phủ cai quản thành Đại La, thủ phủ của Giao Châu (Bắc Bộ ngày nay). Vai trò này của Lưu Cơ được đánh giá là sánh ngang hàng Phó Vương, giúp Đinh Tiên Hoàng cai quản phần đất Giao Châu trọng yếu và giàu tiềm năng kinh tế nhất của nước Đại Cồ Việt đương thời.

Không những có công lớn trong việc dẹp loạn Sứ quân lớn Lý Khuê ở Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay), mà Thái sư Lưu Cơ còn đóng góp công lao trong việc cai quản và cải tạo thành Đại La gần 40 năm (971-1010). Ông đã tu sửa thành Đại La của An Nam đô hộ phủ thời nhà Đường trở nên một tòa thành Đại Cồ Việt và chuẩn bị đủ mọi điều kiện cơ sở hạ tầng cho cuộc dời đô của Lý Thái Tổ từ Hoa Lư ra Thăng Long chỉ trong vòng hai tháng. Lưu Cơ đã trở thành một trong Tứ trụ triều đình (Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Thái sư Lưu Cơ và Thượng thư Trịnh Tú) đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc thống nhất đất nước, phò tá triều đình và ổn định xã hội thành Đại La.

Không phải ngẫu nhiên mà sử sách xưa đã đề cao vai trò của Lưu Cơ: “Đinh Tiên Hoàng nhân khi nước Ngô loạn mất, bình được mười hai sứ quân, trời cho người theo, thống nhất bờ cõi, dùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú làm người phù tá, sáng chế triều nghi, định lập quân đội, vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy, kể về mặt dẹp giặc phá địch thì công to lắm!”

Những vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ

Trong những năm gần đây, nhất là dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, các nhà khoa học, chuyên gia và các nhà nghiên cứu chuyên ngành, trong đó có Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Hội đồng Lưu Tộc Việt Nam, đã nghiên cứu bổ sung và tổng hợp tư liệu sâu hơn. Nhờ đó khẳng định những công lao đóng góp của Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ.

Đình Đại Từ - Di tích Lịch sử cấp tỉnh tại xã Đại Đồng (Văn Lâm, Hưng Yên)
Đình Đại Từ - Di tích Lịch sử cấp tỉnh tại xã Đại Đồng.

Sự nghiệp, vai trò lịch sử và công tích của vị khai quốc công thần Lưu Cơ gắn với 3 sự kiện quan trọng của ba triều đại: nhà Đinh, Tiền Lê và nhà Lý.

Thứ nhất, theo nghiên cứu của GS. TSKH. Vũ Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (tham luận tại Hội thảo "Vai trò của Nhà nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam" tổ chức tại Ninh Bình, ngày 12/04/2018), Thái sư Lưu Cơ có công lao giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nước Đại Cồ Việt, nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ đầu tiên của nước ta từ thế kỷ X.

Điển hình là Tướng quân Lưu Cơ được Đinh Bộ Lĩnh cử quản lĩnh 3.000 binh mã đóng quân tại trang Đại Từ, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, Vũ Ninh (nay là thôn Đại Từ, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Dân làng Đại Từ đã ủng hộ, theo Lưu Cơ bình định sứ quân Lý Lãng Công (Lý Khuê), cát cứ tại huyện Siêu Loại, nay là Thuận Thành, Bắc Ninh. Sau này Ngài đã ban đất quan điền cho dân làng Đại Từ. Lý lịch di tích cấp tỉnh đình Đại Từ và đình phả đã bổ sung cho chính sử về chiến công này.

Thứ hai, theo Đại Việt sử ký toàn thư (Trọn bộ, Nxb. Thời đại 2011, tr.129), Thái sư Lưu Cơ là vị quan đầu triều trông coi hình án, được đánh giá vai trò của một Phó Vương. Khi Đinh Bộ Lĩnh xưng đế vẫn giữ tên "Đô hộ phủ" của thành Đại La. Vì vậy, khi Lưu Cơ được giao làm Đô hộ phủ, nhiều người dễ nghĩ đó vẫn là An Nam Đô hộ phủ thời Bắc thuộc cho nên khi nghĩ đến Lưu Cơ dễ liên tưởng đến ý "Bắc thuộc"... Thực tế thành Đại La - Đô hộ phủ đã vắng chủ từ khi Ngô Quyền đánh bại Kiều Công Tiễn năm 937 đến khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi chọn kinh đô ở Hoa Lư năm 968.

Và theo cuốn “Hà Nội thời tiền Thăng Long” của TS. Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á (Nxb. Hà Nội 2010, Tủ sách Thăng Long 1000 năm, tr. 903), do tình thế phải trụ lại Hoa Lư hiểm yếu, nên toàn bộ Giao Châu, vua Đinh Tiên Hoàng trao gửi ở Lưu Cơ với chức quan Thái sư Đô hộ phủ. Ngài cai quản "Vựa lúa lớn nhất, cũng là kho người, kho của ở Lĩnh Nam là Giao Châu” (gồm toàn bộ đồng bằng Bắc bộ của nước ta) liên tục 40 năm (971 - 1010), xuyên suốt 3 triều đại phong kiến nhà Đinh, Tiền Lê và đầu nhà Lý. Thời Tiền Lê, Ngài Lưu Cơ vẫn cai quản Giao Châu và đã huy động sức của, sức người của Giao Châu cho vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống xâm lược năm 981.

Thứ ba, cũng theo nghiên cứu "Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ, người trao chìa khoá thành Đại La cho Lý Công Uẩn" của TS. Nguyễn Việt, trong quá trình cai quản thành Đại La, Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ đã cho xây dựng lại, cải tạo thành Đại La từ một toà thành Bắc thuộc trở thành một toà thành của Đại Cồ Việt trù phú, vững mạnh đủ điều kiện tiên quyết cho Lý Công Uẩn thực hiện quyết định lịch sử dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Thành Đại La vốn có hướng trục chính, dinh thự và công sở hướng về phương bắc. Phủ Thái sư Lưu Cơ không thể dùng nguyên thành Đại La cũ của Cao Biền, mà phải quay tất cả về hướng nam, tức là chầu về kinh đô Hoa Lư của Đại Cồ Việt. Những sửa sang cải tạo này vẫn được lưu giữ trong tầng văn hoá của Hoàng thành Thăng Long, nhờ khảo cổ đã phát hiện khá nhiều gạch ngói thời Hoa Lư, như gạch "Đại Việt quốc quân thành chuyên" "Giang Tây quân".

Theo nội dung cuốn “Bát Tràng - Làng nghề, Làng văn” (Nxb. Hà Nội, 2013; tr.52 và 292), công cuộc cải tạo Thành Đại La cũng liên quan đến việc Lưu Cơ đưa dân nghề gốm từ vùng Bồ Bát, xã Bạch Liên, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình ra làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội nên Thái sư Lưu Cơ được thờ là Thành hoàng làng Bát Tràng - Thánh cả Lưu Thiên Tử đại vương. Toà thành Đại La khi trở thành Kinh đô Thăng Long của vua Lý Thái Tổ vào tháng 7 năm 1010 đã là một kinh đô Đại Cồ Việt được chuẩn bị điều kiện hoàn tất, được ghi nhận là công lao của Thái sư Lưu Cơ.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bỏ túi cách đi chợ đảm bảm an toàn thực phẩm cho cả nhà dịp Tết Quý Mão

Bỏ túi cách đi chợ đảm bảm an toàn thực phẩm cho cả nhà dịp Tết Quý Mão

Tết đến là thời điểm cháu con, gia đình sum vầy, cùng nhau chuẩn bị và thưởng thức những món ăn ngon, những câu chuyện hay. Để luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong ngày Tết Quý Mão năm nay, việc đi chợ và chọn được list thực phẩm sạch, an toàn cũng là điều hết sức cần thiết mà các gia đình cần quan tâm.
3 công ty dược bị phạt 330 triệu đồng, buộc tiêu hủy lô thuốc trị loãng xương

3 công ty dược bị phạt 330 triệu đồng, buộc tiêu hủy lô thuốc trị loãng xương

3 tổ chức liên quan đến ngành dược bị xử phạt hành chính 330 triệu đồng, đồng thời bị buộc phải tiêu hủy lô thuốc chuyên điều trị loãng xương ở người lớn tuổi.
Bật mí tuyệt chiêu làm món giò xào dai giòn sần sật, cực ngon cho ngày Tết

Bật mí tuyệt chiêu làm món giò xào dai giòn sần sật, cực ngon cho ngày Tết

Tết đến xuân về, món giò xào luôn được các bà các mẹ quan tâm đặt mua hoặc tự tay vào bếp làm để cả nhà thưởng thức. Vậy làm thế nào để có món giò xào vừa dai giòn, vừa thơm ngon?
Những loại hoa không nên bày trên ban thờ ngày Tết nếu muốn tránh vận xui

Những loại hoa không nên bày trên ban thờ ngày Tết nếu muốn tránh vận xui

Cùng điểm qua 5 loại hoa không nên bày trên ban thờ vào dịp Tết theo quan niệm dân gian.
Những loại rau cải phổ biến không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe

Những loại rau cải phổ biến không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại rau cải khác nhau. Thực tế không ít người vẫn còn nhầm lẫn tên gọi giữa một số loại rau với nhau. Sau đây là các loại rau cải phổ biến nhất cùng với những tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người.
Những gam màu áo khoác dự là sẽ “làm mưa làm gió” mùa đông năm nay

Những gam màu áo khoác dự là sẽ “làm mưa làm gió” mùa đông năm nay

Cùng “bắt trend” sớm với những gam màu áo khoác dự là sẽ "hot hit" trong mùa đông năm nay.
Công an Đắk Nông triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán nhớt giả nhãn hiệu “Castrol”

Công an Đắk Nông triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán nhớt giả nhãn hiệu “Castrol”

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông vừa triệt phá 1 nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán nhớt giả nhãn hiệu “Castrol”.
Lo thiếu thịt heo dịp Tết, Bộ Tài chính đưa ra kịch bản dự báo giá heo

Lo thiếu thịt heo dịp Tết, Bộ Tài chính đưa ra kịch bản dự báo giá heo

Người chăn nuôi heo đang ở giai đoạn khó khăn khi giá thịt heo vẫn đang duy trì ở mức thấp, dẫn tới thua lỗ. Thời điểm này việc quyết định tái đàn đón vụ heo Tết hay bỏ chuồng phụ thuộc vào những biến động trên thị trường thịt heo.
Lễ hội trái cây Hà Nội quảng bá sản phẩm đặc trưng của 6 vùng, miền

Lễ hội trái cây Hà Nội quảng bá sản phẩm đặc trưng của 6 vùng, miền

Với quy mô 6.000m2, Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2022 được tổ chức nhằm hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản vùng miền đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước; đồng thời, góp phần bảo đảm cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, trái cây, nông sản.
Nước hoa giá rẻ dành cho học sinh

Nước hoa giá rẻ dành cho học sinh

Bạn đang là học sinh và muốn sử dụng một loại nước hoa dịu dàng, nhẹ nhàng mà chưa biết chọn loại nào cho phù hợp. Đừng lo, hãy cùng tham khảo một số loại nước hoa giá rẻ dưới đây để giúp bạn tự tin và thoải mái học tập.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động