Điều gì xảy ra khi bạn chỉ ngủ từ 5-6 tiếng mỗi ngày?

Chỉ ngủ từ 5–6 tiếng mỗi đêm có thể khiến bạn già nhanh, kém hấp dẫn, dễ mắc bệnh tim, tiểu đường, thậm chí tử vong sớm.
Chăm sóc mắt mùa nắng nóng Khám dịch vụ vẫn được BHYT chi trả: Người bệnh hưởng "lợi ích kép" Siêu thực phẩm: Tốt nhưng đừng lạm dụng

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành nên ngủ từ 7–9 tiếng/đêm để duy trì sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, nhịp sống hiện đại khiến nhiều người chỉ ngủ khoảng 6 tiếng mỗi đêm.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành nên ngủ từ 7–9 tiếng/đêm
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành nên ngủ từ 7–9 tiếng/đêm.

Để cảnh báo hậu quả, công ty Bensons for Beds phối hợp tiến sĩ Sophie Bostock — chuyên gia về giấc ngủ, đã tạo ra mô hình “Hannah” mô phỏng một phụ nữ vào năm 2050 nếu duy trì thói quen ngủ ít.

Hình ảnh cho thấy “Hannah” với tư thế gù lưng, da lão hóa, tóc mỏng, mắt thâm quầng — những dấu hiệu lão hóa sớm do thiếu ngủ. “Thiếu ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch, rối loạn tâm lý và lão hóa da”, tiến sĩ Bostock giải thích.

Thực tế, một khảo sát của Gallup năm 2024 cho thấy 57% người Mỹ cảm thấy họ cần ngủ nhiều hơn. Một nghiên cứu tại Stockholm cũng ghi nhận: người thiếu ngủ thường bị đánh giá là kém hấp dẫn và ít khỏe mạnh hơn.

Ngủ ít hơn 6 tiếng làm tăng nguy cơ bệnh tật

Giấc ngủ là thời điểm cơ thể tái tạo năng lượng, điều hòa nội tiết, phục hồi hệ miễn dịch và duy trì trí nhớ. Theo chuyên trang Medical News Today, ngủ 5–6 tiếng/đêm làm rối loạn chức năng sinh lý và tâm lý, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính.

Nghiên cứu của Đại học California – San Francisco cho thấy, người ngủ dưới 6 tiếng/đêm dễ bị cảm lạnh gấp 4 lần so với người ngủ đủ. Nguyên nhân là vì thiếu ngủ khiến mức cytokine — phân tử quan trọng trong miễn dịch — giảm, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh và hồi phục chậm hơn.

Một nghiên cứu đăng trên Journal of Sleep Research cũng khẳng định, ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm trong thời gian dài làm tăng nguy cơ tử vong sớm, đặc biệt là do tim mạch, ung thư và tiểu đường. Theo European Heart Journal, người ngủ dưới 6 tiếng tăng 48% nguy cơ bệnh tim và 15% nguy cơ đột quỵ so với người ngủ 7–8 tiếng.

heo European Heart Journal, người ngủ dưới 6 tiếng tăng 48% nguy cơ bệnh tim và 15% nguy cơ đột quỵ.
heo European Heart Journal, người ngủ dưới 6 tiếng tăng 48% nguy cơ bệnh tim và 15% nguy cơ đột quỵ.

Ngủ ít, nguy hiểm như uống rượu khi lái xe

Thiếu ngủ làm giảm phản xạ, khả năng tập trung và dễ buồn ngủ ban ngày, làm tăng nguy cơ tai nạn lao động và giao thông. Các khảo sát cho thấy, người chỉ ngủ 5–6 tiếng/đêm có khả năng gặp tai nạn giao thông gấp đôi so với người ngủ đủ.

Theo các chuyên gia, dù có thể che giấu sự mệt mỏi bằng cà phê hoặc trang điểm, cơ thể vẫn “lên tiếng” qua bọng mắt, quầng thâm, da xỉn màu và nếp nhăn sớm.

Ngủ 6 tiếng mỗi đêm có sao không?

Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều người bận rộn. Các chuyên gia giải thích, thời lượng ngủ lý tưởng trung bình là khoảng 8 tiếng, nhưng nhu cầu của mỗi người có thể khác nhau. Có người thấy tỉnh táo khi ngủ 6–7 tiếng, nhưng nếu ngủ ít khiến bạn uể oải, mất tập trung thì cần điều chỉnh.

Đáng lưu ý, thời điểm ngủ cũng ảnh hưởng lớn. Ví dụ, ngủ từ 22h–4h vẫn tốt hơn ngủ từ 1h–7h, dù cùng 6 tiếng. Ngủ muộn làm rối loạn nhịp sinh học, suy giảm trí nhớ, giảm hiệu quả điều hòa đường huyết và khiến cơ thể mệt mỏi hơn.

Bên cạnh đó, thời gian ngủ trưa, đặc thù công việc, mức độ căng thẳng cũng góp phần quyết định nhu cầu ngủ. Nếu ngủ 6 tiếng khiến bạn thấy kém tỉnh táo, tốt nhất nên tăng lên 7–8 tiếng/đêm.

Tăng phạt, siết quảng cáo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng Tăng phạt, siết quảng cáo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Khám sức khỏe định kỳ – “Tiền trạm” bảo vệ sức khỏe toàn dân Khám sức khỏe định kỳ – “Tiền trạm” bảo vệ sức khỏe toàn dân
Chuyên gia chỉ ra những sai lầm khi rửa bát Chuyên gia chỉ ra những sai lầm khi rửa bát
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Thanh toán BHYT cho thuốc y học cổ truyền: Cơ hội cho dược liệu Việt

Thanh toán BHYT cho thuốc y học cổ truyền: Cơ hội cho dược liệu Việt

Thông tư 27/2025/TT-BYT quy định rõ nguyên tắc thanh toán BHYT đối với thuốc y học cổ truyền, vừa bảo vệ quyền lợi người bệnh, vừa mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành dược liệu nội địa.
Tăng phạt, siết quảng cáo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tăng phạt, siết quảng cáo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Trước thực trạng vi phạm gia tăng, Bộ Y tế đề xuất sửa nhiều quy định, tăng gấp đôi mức xử phạt hành chính, siết quảng cáo sai lệch – nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao hiệu lực pháp luật trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trên thị trường hiện nay.
Những sáng kiến đột phá giúp Tập đoàn TH được vinh danh “Nhà lãnh đạo kinh tế tuần hoàn”

Những sáng kiến đột phá giúp Tập đoàn TH được vinh danh “Nhà lãnh đạo kinh tế tuần hoàn”

“Chiến lược kinh tế tuần hoàn của Tập đoàn TH có chiều sâu nổi bật, đặc biệt ở các yếu tố công nghệ tiên tiến và cách bản địa hóa thông minh theo điều kiện thực tế tại Việt Nam” – chính điều đó đã tạo nên tính đột phá và thuyết phục hội đồng bình chọn giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm Châu Á 2005.
Bí quyết sống trăm tuổi của người  tại 1 vùng ở Italy

Bí quyết sống trăm tuổi của người tại 1 vùng ở Italy

Vùng Cilento yên bình ở Italy khiến giới khoa học kinh ngạc khi có nhiều cụ già vượt trăm tuổi vẫn khỏe mạnh, vui sống. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở đây.
Những thói quen đơn giản giúp phòng ung thư đại trực tràng hiệu quả

Những thói quen đơn giản giúp phòng ung thư đại trực tràng hiệu quả

Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất của đường tiêu hóa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2020, căn bệnh này đứng thứ 3 về số ca mắc mới và thứ 2 về số ca tử vong tại Việt Nam.
Thức khuya lướt điện thoại: Thói quen hủy hoại sức khỏe âm thầm

Thức khuya lướt điện thoại: Thói quen hủy hoại sức khỏe âm thầm

Thói quen lướt điện thoại trước khi ngủ không chỉ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt, não, da, hệ thần kinh và tim mạch.
Khám chữa bệnh vượt tuyến: Bảo hiểm y tế chi trả thế nào?

Khám chữa bệnh vượt tuyến: Bảo hiểm y tế chi trả thế nào?

Nhiều người vẫn băn khoăn liệu khám chữa bệnh vượt tuyến có được bảo hiểm y tế chi trả đầy đủ. Theo quy định mới tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh, chỉ một số trường hợp đặc biệt mới được hưởng 100% quyền lợi bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh tại tuyến trên mà không cần giấy chuyển tuyến.
Trà hoa cúc: Thức uống thanh khiết với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Trà hoa cúc: Thức uống thanh khiết với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Trà hoa cúc, với hương thơm dịu nhẹ và vị thanh mát, không chỉ mang đến cảm giác thư thái, mà còn ẩn chứa nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Cẩn trọng khi thưởng thức hải sản mùa du lịch

Cẩn trọng khi thưởng thức hải sản mùa du lịch

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để thưởng thức hải sản, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro sức khỏe nếu ăn phải loài có độc hoặc cơ địa dị ứng. Việc nhận diện đúng, chế biến an toàn và tiêu dùng khoa học sẽ giúp bảo vệ sức khỏe trong mỗi chuyến du lịch biển.
Vì sao trẻ thích mút tay và khi nào cần can thiệp?

Vì sao trẻ thích mút tay và khi nào cần can thiệp?

Thói quen mút tay xuất phát từ nhu cầu bản năng của trẻ, nhưng kéo dài quá mức có thể gây biến dạng răng, ngón tay và ảnh hưởng đến tự tin của trẻ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động