Chuyên gia chỉ ra những sai lầm khi rửa bát
Giải mã cách ăn thịt gà an toàn cho người mỡ máu caoTăng phạt, siết quảng cáo để bảo vệ sức khỏe cộng đồngKhám sức khỏe định kỳ – “Tiền trạm” bảo vệ sức khỏe toàn dân |
Nhiều người cho rằng chỉ cần rửa sạch bát đĩa bằng xà phòng và nước là đã an toàn. Tuy nhiên, theo bà Janet Buffer – Giám đốc cấp cao Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng tại Đại học George Washington – nếu rửa bằng nước xà phòng ấm và tráng sạch, bạn đã làm tốt. Nhưng không phải ai cũng làm đúng.
![]() |
Một nghiên cứu ở đại học Giessen ở Đức và Viện Helmtz ở Munich chỉ ra rằng miếng bọt biển nhà bếp có thể chứa tới 54 tỷ vi khuẩn mỗi cm² |
Một nghiên cứu ở đại học Giessen ở Đức và Viện Helmtz ở Munich chỉ ra rằng miếng bọt biển nhà bếp có thể chứa tới 54 tỷ vi khuẩn mỗi cm², gấp hàng trăm nghìn lần bồn cầu. Vi khuẩn E.coli và nhiều loại khác có thể sống sót trên bọt biển tới 16 ngày, khăn lau tới 13 ngày, thậm chí phát triển cả trong máy rửa chén nếu luôn ẩm ướt.
Không chỉ vi khuẩn, hóa chất trong nước rửa bát cũng là vấn đề. Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn – giảng viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội – một số nhà sản xuất bí mật thêm quá nhiều formaldehyde để kéo dài thời hạn sử dụng. Dù theo tiêu chuẩn quốc gia, formaldehyde trong nước rửa bát loại A (rửa thực phẩm) phải dưới 0,05% và loại B (bát đũa) dưới 0,1%, nhưng nếu tráng không kỹ, hóa chất có thể bám lại, xâm nhập cơ thể, ảnh hưởng gan, dạ dày, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ ung thư.
Thói quen đổ trực tiếp nước rửa bát lên chén đĩa cũng là sai lầm. Theo Yan Zonghai – nhà nghiên cứu chất độc tại Bệnh viện Chang Gung Memorial (Đài Loan) – làm vậy không tăng hiệu quả làm sạch, lại khiến hóa chất bám chặt hơn, khó rửa sạch, gây ảnh hưởng đường ruột, có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
Ngoài ra, việc ngâm bát đũa quá lâu trong dung dịch tẩy rửa, không thay mới miếng rửa bát, sử dụng loại nước rửa chén “hàng chợ” không nhãn mác… cũng khiến gian bếp trở thành ổ vi khuẩn, hóa chất độc hại.
Cách rửa bát an toàn: Lời khuyên từ chuyên gia
Để đảm bảo bát đĩa sạch khuẩn, an toàn, các chuyên gia đưa ra những lời khuyên cụ thể:
Rửa bằng nước nóng và tráng sạch
Theo Larry Ciufo – Trưởng nhóm dự án thử nghiệm tại Consumer Reports – máy rửa chén có ưu thế hơn vì đạt nhiệt độ tới 70°C, trong khi rửa tay chỉ khoảng 50°C. Nếu không có máy, hãy dùng nước nóng pha xà phòng, chà sạch bát đĩa rồi tráng kỹ dưới nước sạch.
Phương pháp hai chậu
Bạn có thể đổ đầy một bồn nước nóng pha xà phòng, bồn kia đựng nước sạch mát hơn. Loại bỏ thức ăn thừa, rửa bát trong bồn xà phòng, rồi tráng sạch ở bồn nước mát. Với đồ nhiều dầu mỡ, có thể ngâm trước trong nước nóng pha muối để giảm độ bám.
Không ngâm quá lâu, không dùng quá nhiều xà phòng
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn, ngâm bát đũa lâu khiến hóa chất ngấm sâu, vi khuẩn sinh sôi. Chỉ nên ngâm tối đa 30 phút với dung dịch loãng, sau đó rửa ngay và tráng nhiều lần.
Giữ sạch dụng cụ rửa bát
![]() |
Theo Melissa S. Wright – Giám đốc Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật sản xuất thực phẩm tại Virginia Tech – nên thay miếng bọt biển mỗi tuần. |
Theo Melissa S. Wright – Giám đốc Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật sản xuất thực phẩm tại Virginia Tech – nên thay miếng bọt biển mỗi tuần, hoặc vệ sinh trong máy rửa bát, dung dịch khử trùng. Miếng bọt biển cũ có thể chứa hàng trăm loại vi khuẩn, hơn cả bồn cầu.
Khử trùng đúng cách
Nếu cần khử trùng, bạn có thể dùng máy rửa bát với chế độ vệ sinh, hoặc ngâm bát đĩa trong dung dịch khử trùng pha đúng tỷ lệ khoảng 2 phút, rồi để khô tự nhiên. Theo Wright, với bát đĩa thường ngày (không tiếp xúc thực phẩm sống), không cần khử trùng mỗi lần.
Đeo găng tay và để khô tự nhiên
Hóa chất tẩy rửa có thể làm khô, bong tróc da tay. Ngoài ra, dùng khăn lau bát đĩa có thể lây vi khuẩn. Tốt nhất để bát đĩa khô tự nhiên và đảm bảo tay sạch khi cất.
Gian bếp sạch, bữa ăn an toàn
Gian bếp sạch sẽ là tiền đề để bữa ăn an toàn. Ngoài việc rửa bát đúng cách, cần vệ sinh cả bồn rửa, bàn bếp, tay nắm tủ. Theo nghiên cứu của USDA, bồn rửa là bề mặt ô nhiễm nhất sau khi chế biến thịt sống, trứng, trái cây.
Bà Janet Buffer nhấn mạnh: hãy dùng xà phòng và khăn sạch để chà bồn rửa sau mỗi lần chế biến, đặc biệt là khi vừa rửa thớt, dao dính thực phẩm sống.
Cuối cùng, khi chọn nước rửa bát, nên ưu tiên loại có nguồn gốc rõ ràng, mùi hương dịu nhẹ, tránh “hàng chợ” giá rẻ, không nhãn mác. Bát đĩa cũng nên chọn loại dễ vệ sinh, không thôi nhiễm hóa chất độc hại, tuân thủ quy định an toàn thực phẩm.
Tóm lại, việc rửa bát không chỉ là làm sạch, mà còn là bảo vệ sức khỏe gia đình khỏi vi khuẩn và hóa chất độc hại. Với những nguyên tắc đơn giản, khoa học và an toàn, bạn đã góp phần xây dựng gian bếp an toàn, bữa cơm ngon lành, đảm bảo sức khỏe lâu dài cho cả nhà.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Tăng phạt, siết quảng cáo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Những sáng kiến đột phá giúp Tập đoàn TH được vinh danh “Nhà lãnh đạo kinh tế tuần hoàn”

Thức khuya lướt điện thoại: Thói quen hủy hoại sức khỏe âm thầm

Khám chữa bệnh vượt tuyến: Bảo hiểm y tế chi trả thế nào?

Trà hoa cúc: Thức uống thanh khiết với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Cẩn trọng khi thưởng thức hải sản mùa du lịch

Vì sao trẻ thích mút tay và khi nào cần can thiệp?

Điều gì xảy ra khi uống nhiều trà sữa?

Tác hại tiềm ẩn của bơi lội
