Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng chống COVID-19
![]() |
Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng chống COVID-19 |
Xét Báo cáo tổng hợp "Thông tin, báo chí và dư luận liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành" của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tại văn bản số 558/2022/TTĐT ngày 28/6/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến như sau:
Bộ Y tế tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng chống COVID-19, bảo đảm mục tiêu do Chính phủ đề ra.
Tại cuộc tọa đàm "Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng COVID-19 trong bối cảnh hiện nay?" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 1/7/2022, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết vaccine giúp con người có được miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Khi tác nhân gây bệnh vào người thì sẽ giảm mắc, giảm chuyển nặng hoặc tử vong. Thậm chí có người khi tiêm vaccine nếu có mắc thì cũng nhẹ hơn những người chưa tiêm.
Người ta cho rằng bị mắc sau khi tiêm mũi 1, mũi 2 là coi như tiêm mũi 3. Ở đây, chắc chắn rằng khi mắc thì miễn dịch có tăng lên so với tiêm vaccine mũi 1, 2. Tuy nhiên, đáp ứng của mỗi người khi mắc rất khác nhau. Chuẩn hóa hơn nữa là tiêm vaccine mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4.
Người ta thấy rằng đối với người bị mắc mà tiêm mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4, so với những người mắc mà không tiêm thì miễn dịch của người đã mắc có tiêm vaccine lâu dài hơn, cao hơn. Có nghĩa là, hiệu lực bảo vệ của họ cao hơn trước các biến thể mới.
Cũng theo GS.TS Phan Trọng Lân, nỗ lực chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương nên đến tháng 12/2021, thậm chí đến tháng 2/2022, các mũi cơ bản gần như được phủ hết. Đến nay, sau 4 đến 6 tháng, nhiều người đã tiêm hết các mũi cơ bản. Như vậy, miễn dịch đối với những người này đã giảm.
Như vậy, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các mũi tiêm nhắc lại để vừa ngăn chặn dịch, vừa tránh được lây lan cho những người có nguy cơ cao như những người trên 50 tuổi trở lên, những người có mức độ suy giảm miễn dịch ở thể vừa và thể nặng.
Những đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm càng sớm càng tốt để duy trì miễn dịch, tránh nhiễm những biến thể mới, những biến thể chưa rõ ràng, nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe, nâng cao dự phòng.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Phát động "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025"

Bộ Y tế có 20 đơn vị, 31 nhóm nhiệm vụ từ ngày 1/3

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài

Chủ tịch nước Lương Cường dự "Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại tỉnh Lạng Sơn

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ tại Hưng Yên

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng
