Dầu sạch tự ép tại nhà có thật sự an toàn?

Nhiều nông dân và người dân vùng quê đang tự ép dầu tại nhà để ăn cho an toàn. Nhưng theo cảnh báo của chuyên gia, nếu không hiểu kỹ về quy trình, thiết bị, nhiệt độ, nguy cơ nhiễm nấm mốc, mất chất, sinh độc tố là hoàn toàn có thật.
Bộ Công Thương nói gì về vụ dầu ăn cho vật nuôi thành thực phẩm cho người? Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người Bộ Công an lên tiếng về vụ dầu ăn Ofood và sữa giả HIUP gây lo ngại dư luận

Ép dầu thủ công tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Dầu ép thủ công: Sạch hay độc phụ thuộc quy trình
Nhiều người dân mang nguyên liệu như lạc, vừng đến cơ sở ép dầu thủ công mà không kiểm soát được nguồn gốc và quy trình vệ sinh thiết bị.

Chỉ trong vài tháng gần đây, lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ đã phát hiện nhiều cơ sở sản xuất dầu ăn giả, kém chất lượng. Thậm chí, có nơi còn sử dụng nguyên liệu ôi thiu, hóa chất tạo màu và mùi để đánh lừa người tiêu dùng. Những chai dầu không nhãn mác, đựng trong vỏ chai nhựa tái sử dụng, được bán tràn lan tại các chợ quê với mức giá rẻ bất ngờ.

Trước tình trạng đó, không ít người dân – nhất là ở vùng nông thôn – đã quay về với cách làm truyền thống: tự ép dầu tại nhà. Họ tin rằng “tận tay làm mới yên tâm”. Tuy nhiên, nếu thiếu kiến thức về quy trình ép, thiết bị và vệ sinh an toàn thực phẩm, thì ngay cả dầu “nhà làm” cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Dầu ăn vốn là nguyên liệu không thể thiếu trong mọi căn bếp, đặc biệt ở nông thôn – nơi người dân có thói quen tích trữ thực phẩm và ưa chuộng các món ăn truyền thống. Lo ngại trước tình trạng dầu ăn giả, dầu chiên đi chiên lại hoặc dầu công nghiệp có chất bảo quản, nhiều hộ gia đình đã chọn phương án “tự làm cho yên tâm”. Từ Bắc vào Nam, xu hướng này ngày càng phổ biến: người dân mua lạc, vừng về tự ép bằng máy mini tại nhà hoặc mang tới các cơ sở ép thuê. Họ tin rằng, “tận mắt thấy, tận tay chọn” sẽ đảm bảo chất lượng và an toàn.

Chị Vũ Thị Tuyết Nhung (37 tuổi, Yên Bái) chia sẻ: “Tôi mang lạc đến nhà người quen để ép dầu vì nhìn tận mắt quá trình làm, thấy yên tâm hơn nhiều. Giá có cao hơn một chút nhưng cảm giác an toàn hơn hẳn so với mua ngoài chợ.”

Tuy nhiên, cảm giác yên tâm đó đôi khi chỉ là ảo tưởng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, nếu không được thực hiện đúng quy trình, việc tự ép dầu có thể dẫn đến nhiều rủi ro – từ mất vệ sinh, suy giảm giá trị dinh dưỡng đến gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

GS.TS Vũ Văn Hạnh – Viện Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – cảnh báo: “Nguồn nguyên liệu là yếu tố quan trọng đầu tiên cần được kiểm soát. Nhiều người mua lạc, vừng trôi nổi mà không hề biết chúng có thể đã nhiễm nấm mốc – nguyên nhân tạo ra aflatoxin, một loại độc tố có khả năng gây ung thư gan cực kỳ nguy hiểm.”

Không chỉ nguyên liệu, thiết bị ép dầu tại nhà cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Những máy ép mini hoặc cối xay thô sơ nếu không được vệ sinh thường xuyên có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn, nấm mốc. Khi đưa nguyên liệu vào máy, các tạp chất dễ bị lẫn vào dầu thành phẩm – điều mà mắt thường khó phát hiện.

Một số người còn sử dụng cách làm truyền thống như rang chín lạc, xay với nước rồi nấu liu riu để lấy phần dầu nổi lên. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội – cách làm này tiềm ẩn không ít nguy cơ: “Ép dầu ở nhiệt độ không kiểm soát có thể khiến dầu bị cháy, mất chất dinh dưỡng hoặc sinh ra các hợp chất độc hại. Việc đun nấu kéo dài bằng thiết bị thô sơ cũng khiến sản phẩm không đảm bảo an toàn.”

Ngoài ra, dầu ép thủ công thường không được lọc kỹ như tại các nhà máy hoặc hợp tác xã sản xuất theo quy chuẩn. Cặn bã và tạp chất dù rất nhỏ vẫn có thể tồn đọng, làm dầu nhanh hỏng nếu không sử dụng hết sớm. Một số người tiêu dùng phản ánh dầu có mùi lạ sau vài ngày, thậm chí đổi màu bất thường. Chị Nguyễn Thị Nga (Hà Nội) kể lại: “Tôi mua dầu lạc do một hộ gia đình tự ép, giá 130.000 đồng/lít – không rẻ hơn siêu thị là bao. Nhưng khi dùng thì thấy mùi rất hôi, ăn vài lần phải bỏ. Tiếc tiền nhưng không dám dùng tiếp.”

Những trải nghiệm như vậy cho thấy, dù được gọi là “tự nhiên”, “nhà làm” hay “handmade”, dầu ép tại nhà chưa chắc đã sạch nếu thiếu hiểu biết về quy trình và thiết bị phù hợp. Việc tận mắt chứng kiến hay tự tay làm không đồng nghĩa với đảm bảo vệ sinh hay an toàn thực phẩm. Trong nhiều trường hợp, sự chủ quan và niềm tin cảm tính “tự làm là sạch” có thể khiến người tiêu dùng vô tình rước họa vào thân – nhất là khi nguyên liệu không rõ nguồn gốc, thiết bị không đảm bảo vệ sinh và quy trình ép không được kiểm soát đúng kỹ thuật.

Làm đúng quy trình dầu mới sạch an toàn

Dầu ép thủ công: Sạch hay độc phụ thuộc quy trình
Dây chuyền đóng chai dầu ăn tại cơ sở sản xuất đạt chuẩn, đảm bảo quy trình khép kín và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.
Để không phải trả giá vì niềm tin mù quáng vào “dầu sạch”, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng – nhất là nông dân – cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn thực phẩm. Trước hết, nguyên liệu phải có nguồn gốc rõ ràng, không bị ẩm mốc và đạt chứng nhận an toàn. Không nên ham rẻ mà mua lạc, vừng tại các chợ tự phát, nơi không có điều kiện bảo quản thích hợp.

Tiếp theo, máy ép dầu mini cần được lựa chọn từ các thương hiệu uy tín, dễ vệ sinh và có khả năng điều chỉnh nhiệt độ. Việc kiểm soát nhiệt độ ép là yếu tố quan trọng – không được quá cao để tránh sinh độc tố, cũng không quá thấp khiến dầu lẫn cặn bã và nhanh hỏng. Hiện nay, nhiều thiết bị gia đình đã có chức năng cài đặt nhiệt độ, nhưng người sử dụng cần hiểu rõ cách vận hành và thường xuyên vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng.

TS. Lê Thị Hương Giang – Trưởng khoa Tiết chế Dinh dưỡng, Bệnh viện 19-8 – cho biết: “Dầu ăn thực vật là nguồn cung cấp axit béo không bão hòa, tốt cho tim mạch và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng, người dùng cần sử dụng đúng cách.” Bà cũng khuyến cáo không nên chỉ dùng một loại dầu duy nhất, mà nên luân phiên sử dụng dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu… tùy theo từng món ăn và nhu cầu dinh dưỡng.

Ngoài ra, bà Giang nhấn mạnh cần tránh sử dụng dầu đã chiên đi chiên lại nhiều lần hoặc dầu có hàm lượng chất béo bão hòa cao – vốn phổ biến trong dầu công nghiệp giá rẻ. Một hướng đi an toàn và minh bạch hơn là lựa chọn sản phẩm từ các HTX hoặc cơ sở sản xuất có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, có kiểm định chất lượng, nhãn mác rõ ràng và hạn sử dụng cụ thể.

Hiện nay, nhiều HTX như HTX nông nghiệp an toàn Yên Thủy (Hòa Bình), HTX Bà Ba Hội (Quảng Trị), HTX Phượng Huệ (Hà Nội)… đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào dây chuyền ép dầu và chế biến thực phẩm sạch, đạt chuẩn quốc tế như HACCP, ISO, FDA. Việc lựa chọn sản phẩm từ những đơn vị như vậy không chỉ bảo vệ sức khỏe gia đình mà còn góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông sản sạch và minh bạch tại Việt Nam.

Tự ép dầu tại nhà có thể là một giải pháp trong thời điểm người tiêu dùng còn nhiều e ngại với thị trường dầu công nghiệp. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức, kỹ thuật và thiết bị phù hợp, thì “dầu sạch” hoàn toàn có thể trở thành mối nguy cho sức khỏe. Đặc biệt với nông dân, việc làm thực phẩm tại nhà đòi hỏi sự hiểu biết kỹ lưỡng chứ không thể chỉ dựa vào cảm tính. An toàn thực sự không phải là “tận mắt thấy”, mà là làm đúng quy trình, chọn đúng thiết bị, hiểu đúng về nguyên liệu. Ép dầu đúng cách không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe, mà còn thể hiện sự trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng – nơi thực phẩm sạch, an toàn và minh bạch mới là tiêu chí đáng tin cậy nhất.

Đa dạng hóa thị trường và phân khúc: Lối đi chiến lược cho nông thủy sản Việt Nam Đa dạng hóa thị trường và phân khúc: Lối đi chiến lược cho nông thủy sản Việt Nam
Để trái cây Việt vững vàng mùa thu hoạch Để trái cây Việt vững vàng mùa thu hoạch
Hương vị Việt lan tỏa tình hữu nghị tại Giải bóng đá Công an, Cảnh sát ASEAN 2025 Hương vị Việt lan tỏa tình hữu nghị tại Giải bóng đá Công an, Cảnh sát ASEAN 2025
Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá? Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?
Xuất khẩu khởi sắc: Hàng Việt vươn tầm thế giới Xuất khẩu khởi sắc: Hàng Việt vươn tầm thế giới
Mai Hương

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khẩu trang màu tối hay sáng chống nắng tốt hơn?

Khẩu trang màu tối hay sáng chống nắng tốt hơn?

Khẩu trang là một trong những phương pháp đơn giản để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng. Tuy nhiên, nên chọn khẩu trang màu sáng hay tối để chống nắng hiệu quả vẫn là băn khoăn của nhiều người.
Những lưu ý trước và sau hiến máu

Những lưu ý trước và sau hiến máu

Hiến máu không chỉ cứu giúp người bệnh mà còn mang lại lợi ích sức khỏe cho chính người hiến. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và thoải mái, bạn cần chuẩn bị và chăm sóc đúng cách trước và sau khi hiến máu.
Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Trước nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi tại nhiều tỉnh phía Bắc, người tiêu dùng càng cần tỉnh táo khi lựa chọn thịt lợn.
Sai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biết

Sai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biết

Thịt gà là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử lý và chế biến thịt gà đúng cách để vừa giữ hương vị vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tháng 10 tới, Hà Nội tiên phong xóa bỏ nhựa một lần tại nhà hàng, khách sạn

Tháng 10 tới, Hà Nội tiên phong xóa bỏ nhựa một lần tại nhà hàng, khách sạn

Từ tháng 10/2025, Hà Nội sẽ bắt đầu lộ trình tiên phong nói không với nhựa dùng một lần tại các quán cà phê, nhà hàng và khách sạn trong khu vực Vành đai 1. Đây không chỉ là một bước đi chính sách, mà còn là lời kêu gọi mỗi người dân cùng chung tay vì một môi trường bền vững và một tương lai không rác thải nhựa.
Nằm đệm đau lưng: Vì sao và cách khắc phục để ngủ ngon hơn

Nằm đệm đau lưng: Vì sao và cách khắc phục để ngủ ngon hơn

Một chiếc đệm êm ái tưởng chừng mang lại giấc ngủ sâu, nhưng với nhiều người, đó lại là “thủ phạm” khiến họ tỉnh dậy với cảm giác đau lưng, mệt mỏi.
Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"!

Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"!

Nước hạt chia mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe nhưng nếu lạm dụng, đặc biệt là vào ban đêm, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu.
Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại

Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại

Mùa hè thiếu máu trầm trọng, hàng nghìn bệnh nhân chờ đợi từng đơn vị máu. Bộ Y tế kêu gọi toàn xã hội cùng hành động, hiến máu định kỳ để trao đi sự sống, lan tỏa yêu thương và tinh thần nhân ái cộng đồng.
Khởi động đúng cách trước khi tập: Đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua

Khởi động đúng cách trước khi tập: Đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua

Nhiều người nghĩ chỉ cần xỏ giày là có thể bắt đầu chạy hoặc tập luyện ngay. Tuy nhiên, theo huấn luyện viên Shwetambhari Shetty (Ấn Độ), bỏ qua khởi động có thể gây chấn thương và giảm hiệu quả buổi tập.
Những loại trái cây giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tổng thể

Những loại trái cây giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tổng thể

Chất xơ giúp phòng ngừa táo bón mà còn hỗ trợ duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, bệnh tim và một số loại ung thư. Trong đó, trái cây là nguồn chất xơ tự nhiên phong phú, dễ ăn và giàu vitamin.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động