Dấu hiệu cảnh báo lưu thông máu kém

Lưu thông máu kém không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo lưu thông máu kém mà có thể bạn đã bỏ qua.
Các thói quen vàng giúp tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa đột quỵ Những vấn đề sức khỏe thường gặp khi trời rét Làm gì để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí ở mức “rất không tốt”?

Lưu thông máu kém làm máu không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng của tình trạng này thường xuất hiện đầu tiên ở tay và chân, do đây là những khu vực nằm xa tim nhất. Điều này khiến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy nuôi dưỡng các tế bào bị gián đoạn.

Dấu hiệu cảnh báo lưu thông máu kém

Trong đó, những người thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, xơ vữa động mạch, trên 40 tuổi hoặc ít vận động thuộc nhóm có nguy cơ cao gặp vấn đề về lưu thông máu.

Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trong thời gian dài. Dưới đây là dấu hiệu lưu thông máu kém:

Tê và ngứa ran ở tứ chi

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng lưu thông máu kém. Người bệnh thường cảm thấy tê bì hoặc ngứa ran ở các đầu chi. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn, cảm giác này có thể trở nên rõ rệt hơn, gây ra những cơn đau nhói như bị kim châm, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và giảm khả năng vận động.

Tình trạng này thường xảy ra do máu không được cung cấp đầy đủ đến các chi, đặc biệt là những vùng xa tim.

Yếu cơ

Ngoài ra, tình trạng lưu thông máu kém còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh có thể cảm thấy cơ yếu, dễ bị mỏi và đau nhức, đặc biệt khi thực hiện các hoạt động thể chất như đi bộ hoặc leo cầu thang.

Tình trạng này còn làm da trở nên xanh xao, nhợt nhạt do máu không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất. Cảm giác như bị kim châm, đau ngực, sưng phù ở một số vị trí và phình tĩnh mạch.

Dấu hiệu cảnh báo lưu thông máu kém

Lạnh tay chân

Tình trạng tay chân lạnh hơn so với các bộ phận khác của cơ thể là một dấu hiệu điển hình cho thấy lưu lượng máu đến các chi bị giảm. Máu không được cung cấp đủ để giữ nhiệt độ ổn định, khiến tay chân thường xuyên cảm thấy lạnh, ngay cả khi thời tiết không quá lạnh. Hiện tượng này thường rõ rệt hơn ở những người có vấn đề về tuần hoàn, đặc biệt là những người mắc bệnh liên quan đến tim mạch hoặc tiểu đường.

Phù bàn chân

Nếu lưu lượng máu bị cản trở nghiêm trọng, có thể xuất hiện tình trạng sưng phù ở bàn chân, mắt cá chân. Sự phù nề này xảy ra do các mạch máu bị tắc nghẽn khiến máu không thể lưu thông bình thường, dẫn đến sự tích tụ chất lỏng ở các mô xung quanh. Tình trạng nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hiện tượng dịch thoát mạch, khi chất lỏng từ các mạch máu rò rỉ ra ngoài và thấm vào các mô, gây ra sưng đau và cảm giác nặng nề ở khu vực bị ảnh hưởng.

Mệt mỏi, mất tập trung

Lưu thông máu kém khiến một số bộ phận trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết để đáp ứng nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng. Điều này làm giảm hiệu suất hoạt động của các cơ quan, dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài và suy giảm năng lượng toàn cơ thể. Người bệnh thường cảm thấy kiệt sức ngay cả khi không thực hiện các hoạt động nặng nhọc, và trạng thái này có thể kéo dài suốt cả ngày, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Không chỉ gây mệt mỏi về thể chất, lưu thông máu kém còn tác động tiêu cực đến khả năng tập trung và tư duy. Não bộ, cơ quan tiêu thụ nhiều oxy nhất trong cơ thể, nếu không được cung cấp máu đầy đủ, sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì sự tỉnh táo và tập trung.

Dấu hiệu cảnh báo lưu thông máu kém

Điều này khiến người bệnh dễ bị phân tâm, gặp khó khăn trong việc xử lý công việc hoặc các nhiệm vụ hằng ngày. Thậm chí, một số trường hợp nặng còn có thể dẫn đến cảm giác uể oải, chóng mặt, hoặc giảm khả năng ghi nhớ và ra quyết định.

Tiêu hóa

Khi lưu thông máu giảm, sẽ xảy ra sự tích tụ chất béo trong niêm mạc mạch máu ở vùng bụng, gây cản trở quá trình tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra máu.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém, xuất phát từ hệ thống động mạch, tĩnh mạch hay các tình trạng bệnh lý khác nhau của cơ thể.

Lưu thông máu kém là một tình trạng nguy hiểm và có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến lưu thông máu kém, hãy tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Nếu không được can thiệp, tình trạng lưu thông máu kém có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch hoặc sự hình thành cục máu đông, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị sớm, nguyên nhân gây ra tình trạng này thường có thể được khắc phục hoàn toàn, giúp ngăn ngừa các rủi ro về sức khỏe.

Để cải thiện lưu thông máu, hãy tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá và duy trì cân nặng hợp lý. Ăn uống lành mạnh với ít đường, muối, chất béo có hại và tăng cường rau củ, trái cây. Quản lý căng thẳng cũng rất quan trọng, vì căng thẳng làm tim đập nhanh, co mạch máu và tăng huyết áp, gây hại cho tuần hoàn máu.

Mùa đông nên ăn rau gì tốt nhất cho sức khỏe? Mùa đông nên ăn rau gì tốt nhất cho sức khỏe?
Từ trường hợp chấn thương của Xuân Son: Phương pháp điều trị liền xương vẫn duy trì sức cơ Từ trường hợp chấn thương của Xuân Son: Phương pháp điều trị liền xương vẫn duy trì sức cơ
Những thực phẩm không nên sử dụng cùng với bưởi Những thực phẩm không nên sử dụng cùng với bưởi
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Làm gì để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí ở mức “rất không tốt”?

Làm gì để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí ở mức “rất không tốt”?

Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng, có những thời điểm, chỉ số chất lượng môi trường không khí (giá trị AQI) lên đến mức xấu. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Liệu có rét đậm, rét hại?

Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Liệu có rét đậm, rét hại?

Chuyên gia cho biết, Tết Nguyên đán năm nay có thể sẽ không lạnh như dự báo trước đó. Giai đoạn trước Tết từ 20-28/1 có nắng ấm ở hầu khắp các vùng, trừ vùng núi phía Bắc vẫn duy trì rét đậm.
Những thực phẩm không nên sử dụng cùng với bưởi

Những thực phẩm không nên sử dụng cùng với bưởi

Bưởi là một loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng "hợp" với bưởi.
Giấm táo - Làm đẹp và chăm sóc sức khỏe tự nhiên

Giấm táo - Làm đẹp và chăm sóc sức khỏe tự nhiên

Giấm táo được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, làm đẹp, thậm chí trong một số bài thuốc dân gian nhờ vào các lợi ích tiềm năng đối với sức khỏe.
Baking soda có công dụng gì?

Baking soda có công dụng gì?

Baking soda (muối nở), với công thức NaHCO₃, là một hợp chất hóa học đa năng, phổ biến trong làm bánh và nhiều ứng dụng khác trong đời sống hàng ngày.
Nhóm người nên bổ sung hành lá vào chế độ ăn hàng ngày

Nhóm người nên bổ sung hành lá vào chế độ ăn hàng ngày

Hành lá không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt đối với nhóm người này.
Tại sao tình trạng hói đầu ngày càng trẻ hóa?

Tại sao tình trạng hói đầu ngày càng trẻ hóa?

Hói đầu ở giới trẻ ngày càng trở thành một vấn đề phổ biến. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Từ vụ giá đỗ ngâm hóa chất: Đâu là giải pháp bền vững?

Từ vụ giá đỗ ngâm hóa chất: Đâu là giải pháp bền vững?

Từ vụ giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được phát hiện tại các cửa hàng Bách Hóa Xanh đang làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về quy trình kiểm soát an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Đâu là giải pháp bền vững cho một ngành đang tăng trưởng nóng?
Tại sao nước chanh dây lại được mệnh danh là "vua nước ép"?

Tại sao nước chanh dây lại được mệnh danh là "vua nước ép"?

Ngoài vitamin C, chanh dây còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác như chất xơ, protein, sắt, kali, canxi và các vitamin nhóm B (B2, B3), rất tốt cho sức khỏe.
Vụ giá đỗ bẩn bán qua Bách Hóa Xanh, cơ quan nào chịu trách nhiệm?

Vụ giá đỗ bẩn bán qua Bách Hóa Xanh, cơ quan nào chịu trách nhiệm?

Nhiều cơ quan quản lý nhà nước liên quan vụ sản xuất giá đỗ bằng hóa chất cấm nguy hiểm ở Đắk Lắk nhưng chưa thể hiện rõ trách nhiệm, có tình trạng "đá bóng" trách nhiệm. Vậy trách nhiệm sẽ thuộc về cơ quan nào?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động