Cây nắp ấm ngoài việc làm cảnh còn là nguyên liệu làm thuốc

Cây nắp ấm có tính mát, hơi nhạt, có vị ngọt nhẹ, tính hàn quy vào phổi, túi mật và dạ dày, dùng để tiêu viêm, thanh nhiệt, hạ huyết áp, tiêu đờm và tiêu viêm.
Cây thạch đen ngoài làm món ăn vặt giải nhiệt còn có công dụng làm thuốc Loại củ gia vị bị chê có vị cay không ngờ có công dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ, đặc biệt là chống ung thư Trồng mộc hương làm cây cảnh, lấy hoa ướp trà hoặc làm nước hoa sau 5 năm có nguồn thu tiền tỷ

Đặc điểm của cây nắp ấm

Cây nắp ấm ngoài việc làm cảnh còn là nguyên liệu làm thuốc

Cây nắp ấm có tên khoa học là Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce, thuộc họ Nắp ấm – Nepenthaceae, tên gọi khác là cây nắp bình, cây bình nước, nắp bình cât, trư lung thảo, bình nước kỳ quan, cây bắt mồi, trư tử lung,...

Cây nắp ấm là loại dây leo lâu năm, thân thảo hoặc bán thảo. Thân có thể dài đến 3 m, bò lên thân cây khác hoặc trườn dài trên mặt đất. Một số cây nắp ấm dại, mọc trong rừng sâu có thể dài đến 20 m. Thân cây hình trụ có thể có đường kính lên đến 5 cm. màu sắc thay đổi từ màu lục sang mau nâu theo quy trình phát triển và sinh trưởng.

Lá cây nắp ấm có cuống dài, thường ôm gọn vào thân, lá có hình bầu dục dài khoảng 10 cm. Phía trên tạo thành một cuộn dây uốn cong, chiều dài khoảng 15 cm. Đầu là thường biến thành một cái bình, trong giống như hoa, nhưng thực chất lại không phải là hoa. Vậy nên, nắp ấm còn hay được gọi là bình nước.

Bình Nắp ấm có hình trụ, hơi phồng to ở phía gốc, nhỏ về phía đầu. Bên trên miệng mình có nắp đậy, mặt trên nắp trơn, mặt dưới có nhiều phiến, gân phân phối đều khắp mặt lá.

Trong bình nước tiết ra một chất nhầy có công dụng thu hút và tiêu hóa côn trùng.

Lúc côn trùng bay vào bình, miệng bình sẽ đóng lại, chất nhầy trong miệng bình sẽ làm dính cánh và chân của côn trùng, khiến côn trùng không thể bay và bị tiêu hóa dãn dần bởi dịch của cây.

Hoa của cây nắp ấm mọc thành chùm, và khoảng cách thưa, chia thành hoa đực và hoa cái. Bên trong hoa có cột nhị dài, 16 – 20 bao phấn cong, xếp thành 2 dãy. Quả năng, hơi dài và mảnh.

Cây nắp ấm ngoài việc làm cảnh còn là nguyên liệu làm thuốc

Thông thường hoa nắp ấm nở vào mùa hè và mùa thu rồi ra quả vào mùa đông, cây đặc điểm ưa khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

Mỗi loài cây nắp ấm khác nhau sẽ mang những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên vùng đất và khí hậu xuất hiện cây nắp ấm có một số điểm chung như: đất phèn, chua hay đầm lầy; địa hình núi có thung lũng và nước suối ấm chảy qua liên tục trong năm.

Toàn thân cây nắp ấm được sử dụng để làm thuốc.

Mùa hoa cây nắp ấm thường rơi vào tháng Giêng. Tuy nhiên, cây nắp ấm có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn 2 – 3 cm, phơi khô, bảo quản dùng dần.

Ở Việt Nam, cây nắp ấm được phát hiện với số lượng nhiều tại các tỉnh như Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa ,Bình Dương, Bình Thuận, Kiên Giang....

Cây sau khi sơ chế lưu giữ ở nơi thoáng mát, tránh côn trùng, nơi ẩm ướt. Đôi khi có thể mang ra phơi nắng để tránh nấm mốc.

Thành phần hóa học: Flavonoid Glycoside, Phenol, Axit Amin, Đường, Bismuth

Theo y học cổ truyền: Cây nắp ấm tính mát, hơi nhạt, có vị ngọt nhẹ, tính hàn thường được dùng để tiêu viêm, thanh nhiệt, hạ huyết áp, tiêu đờm và tiêu viêm, quy vào phổi, túi mật và dạ dày.

Tác dụng của cây nắp ấm

Cây nắp ấm ngoài việc làm cảnh còn là nguyên liệu làm thuốc

Tác dụng đầu tiên của cây nắp ấm đó chính thu hút và bẫy côn trùng nhờ vào chất nhầy tiết ra bên trong nắp ấm. Chất dịch sẽ thu hút côn trùng bay tới, khi đó, nắp sẽ đóng lại chất nhầy khiến côn trùng không thể thoát ra, từ đó sẽ bị tiêu huỷ bên trong nắp ấm, tạo ra nguồn dinh dưỡng tự nhiên để nuôi cây.

Cây sở hữu ngoại hình mới lạ không giống ai nên cây nắp ấm cũng rất được ưa chuộng để làm cây trang trí trong khuôn viên nhà.

Ngoài ra, cây nắp ấm còn giúp không khí xung quanh nó được thanh lọc và trong lành hơn.

Bài thuốc sử dụng cây nắp ấm

Điều trị đái tháo đường, hay khát, cổ họng khô rát

Dùng 30 g cây nắp ấm, giảo cổ lam, thiên môn đông mỗi vị 25g.Tất cả đem sắc cùng với 3 lít nước, để lửa vừa đun trong 20 phút. Đợi nguội, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong thời gian 1 – 3 tháng.

Điều trị gan nhiễm mỡ

30 - 50g toàn thân cây nắp ấm phơi khô nấu nước thay trà uống hàng ngày, đem nấu với 3 lít nước sôi, giữ lửa đều trong 20 phút. Để nguội và dùng liên tục trong 30 ngày hoặc 3 tháng nếu cần thiết.Điều trị huyết áp cao

Sử dụng cây nắp ấm 30 – 50 g đun sôi dùng xông hơi toàn thân. Bênh cạnh đó, người bệnh có thể dùng kết hợp với 9 g câu đằng, 15 g hy thiêm đun sôi dùng xông để tăng hiệu quả.

Cây nắp ấm ngoài việc làm cảnh còn là nguyên liệu làm thuốc

Chữa vàng da do viêm gan

Dùng cây nắp ấm, mã đề, kim tiền thảo mỗi vị 30 g. Tất cả sắc thành nước uống mỗi ngày.

Điều trị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận

Sử dụng 30g cây nắp ấm, thương nhĩ tử, bạch tật lê mỗi loại 12 g, dây bòng bong 20 g, trần bì, mộc hương, mỗi vị 6 g. Đem các vị thuốc sắc cùng với 1.500 ml nước. Đến khi cạn còn 600 ml là được. Đợi nguội chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 30 ngày sau đó đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sỏi mới nhất.

Sử dụng thanh nhiệt

Dùng 15 g cây nắp ấm đun sôi với một lượng nước vừa đủ để uống thay nước trong ngày, chống mất nước và hỗ trợ lợi tiểu.

Điều trị tiêu chảy, tiêu ra phân loãng

Sử dụng cây nắp ấm nấu lấy nước uống, tiêu chảy sẽ ngừng ngay.

Giải độc chống viêm

Dùng cây nắp ấm tươi rửa sạch, giã nát đắp lên da có thể điều trị nhiễm trùng da do virus, giúp da hết sưng đỏ. Bên cạnh đó sử dụng nước giã cây cắp ấm thoa lên da có thể phòng chống muỗi đốt và bảo vệ sức khỏe của da.

Điều trị ho khan, đau tức phổi

Dùng 30 g cây nắp ấm, 2 – 3 quả dưa leo nấu cùng hai bát nước, đến khi còn 1 bát. Uống thuốc khi nước còn nóng.

Lưu ý khi sử dụng cây nắp ấm

Không sử dụng nước cây nắp ấm thay nước lọc hàng ngày. Mỗi ngày chỉ nấu nước dùng uống một lần.

Cây nắp ấm mặc dù không độc nhưng phụ nữ có thai không thích hợp sử dụng cây nắp ấm bởi vì cây có thể thúc đẩy lưu lượng máu và loại bỏ máu ứ đọng trong cơ thể. Do đó, nếu phụ nữ có thai sử dụng dễ dẫn đến sẩy thai hoặc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Dùng quá liều có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn. Do đó, trao đổi với thầy thuốc về liều lượng sử dụng an toàn.

Tác dụng chữa bệnh của cây cơm nếp Tác dụng chữa bệnh của cây cơm nếp
Tác dụng của cây mề gà Tác dụng của cây mề gà
Tác dụng chữa bệnh của cây nổ gai Tác dụng chữa bệnh của cây nổ gai
Việt Lâm

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động