Cây nam sâm giúp kháng viêm và tiêu sưng

Theo Đông y, cây nam sâm có tính mát, vị đắng, chát,.. có tác dụng kháng viêm và tiêu sưng. Vì vậy, cây thuốc này đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc Y Học Cổ Truyền để bồi bổ sức khỏe, điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Cây nam sâm
Cây nam sâm

Cây nam sâm còn có tên gọi khác là ngũ chỉ thông, cây chân chim, sâm nam, nga chưởng sài, ngũ gia bì bảy lá, đáng chân chim, mạy tảng (tiếng Tày), áp cước mộc, rau lằng, xi tờ rốt, lông veng vuông (Ba Na),…

Cây nam sâm thường có dạng cây nhỏ và to với chiều cao trung bình từ 2 – 8 m. Lá kép trông giống chân vịt thường mọc so le. Cây có 6 – 8 lá chét với cuống lá dài 8 – 30 cm và cuống lá ngắn 1,5 – 2.5 cm. Lá chét hình nguyên trứng, đầu hơi tù hoặc nhọn, có chiều dài 7 – 17 cm và rộng 3 – 6 cm.

Hoa của cây ngũ gia bì châm chim thường mọc thành cụm, có màu trắng với nhị và cánh hoa bằng nhau, thường là 5. Hoa thường nở vào mùa thu đông. Quả chân chim có hình cầu với đường kính 3 – 4 mm. Quả khi chín có màu tím sẫm đen, bên trong có 6 – 8 hạt.

Cây nam sâm thường mọc ở độ cao từ 100 – 2100 m. Cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền nam Trung Quốc như Hồ Nam, Quảng Đông, Giang Tây, Phúc Kiến, Chiết Giang, Vân Nam, Quảng Tây, Tây Tạng, Quý Châu,…

Ngoài ra, có thể tìm thấy nam sâm ở Đài Loan và một vài nước khác như Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, Ấn Độ,… Ở nước ta, dược liệu này mọc nhiều ở các tỉnh như Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,…

Cây nam sâm sử dụng vỏ thân, vỏ rễ, rễ và lá cây để làm thuốc. Về việc thu hoạch, vỏ thân và vỏ cành của cây sâm nam thu hái quanh năm, chủ yếu là vào mùa xuân và mùa thu. Khi trời khô ráo, bóc lấy vỏ cây theo kích thước quy định rồi rửa sạch, bỏ lõi, cạo lớp bần bên ngoài bỏ đi, phơi trong bóng râm và ủ với lá chuối trong 7 ngày (thỉnh thoảng đảo đều để nổi mùi hương) rồi lấy ra phơi hoặc sấy với mức nhiệt 50 - 60°C cho khô. Lá cây thu hái quanh năm, đem rửa sạch rồi thái nhỏ, phơi khô.

Dược liệu sâm nam là mảnh vỏ hơi cong hình máng, rộng 3 - 10cm, dài 20 - 50cm, dày từ 0,3 - 1cm. Vỏ cây nhẹ và giòn, mùi thơm nhẹ và vị hơi đắng. Rễ cây đào về rửa sạch, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu rễ nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô. Nên bảo quản cây ở nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Cây sâm nam có tác dụng gì?

Vỏ thân của cây chứa tanin, saponin và tinh dầu. Lá cây chứa tinh dầu và các saponin. Dịch chiết từ vỏ cây có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh, chống lạnh và hạ đường huyết. Củ sâm nam có tác dụng tương tự nhân sâm như: Bổ gan, chống stress, tăng lực, hạ đường huyết, cải thiện miễn dịch,... Một nghiên cứu vào năm 2015 cũng chứng minh nam sâm có khả năng chống ung thư, viêm khớp dạng thấp nhờ tác dụng của Triterpenoids (thu được từ phân đoạn CHCl3 của cây nam sâm).

Cây nam sâm sử dụng vỏ thân, vỏ rễ, rễ và lá cây để làm thuốc
Cây nam sâm sử dụng vỏ thân, vỏ rễ, rễ và lá cây để làm thuốc

Vị thuốc sâm nam có vị đắng, chát, tính mát, mùi thơm nhẹ. Tác dụng của cây gồm: Giải nhiệt, làm ra mồ hôi, kháng viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ; làm vị thuốc bồi bổ cho cơ thể; điều trị cảm sốt và trừ phong thấp. Cây nam sâm được sử dụng để điều trị bệnh phong thấp, đau xương và tê bại chân tay; trị lở ngứa, eczema; trị phù thũng, vết thương sưng đau.

Về liều dùng và cách dùng: Dùng vỏ thân 10 - 20g hoặc vỏ rễ 6 - 12g làm thuốc sắc. Rễ cây dùng pha hoặc sắc lấy nước uống, có thể phối hợp cùng các vị thuốc khác. Lá cây đem đun sôi lấy nước để rửa, tắm. Ngoài ra, người ta cũng dùng vỏ cây nam sâm để chế dạng rượu ngọt. Lá sâm nam thường được phơi khô, nấu canh ăn (rau lằng) có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây nam sâm theo kinh nghiệm dân gian

Điều trị huyết áp thấp: Sử dụng viên ngũ gia bì chân chim, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 5 viên. Uống liên tục 1 liệu trình 20 ngày nhằm giúp ổn định huyết áp.

Cải thiện chứng sổ mũi và đau họng: Sử dụng 15 gram rễ cây nam sâm sắc chung với 35 gram cúc hoa vàng. Lọc lấy nước và uống.

Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp: Sử dụng 180 gram vỏ rễ cây ngũ gia bì bảy lá ngâm trong 500 ml rượu trắng. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống khoảng 40 ml.

Chữa say sắn và giải độc lá ngón: Dùng vỏ cây ngũ gia bì bảy lá đem giã nát và sắc lấy nước uống

Điều trị chân sưng đau, cước khí (Theo Nam Thần Dược Hiệu): Sử dụng vỏ cây ngũ gia bì bảy lá, tử tô, ké dầu ngựa, hạt cau, lõi thông, chỉ xác và hương phụ, mỗi vị 8 – 16 gram, sắc uống.

Chữa chấn thương (Quảng Tây Trung Thảo Dược): Dùng cây nam sâm đem giã nát và lấy vải thấm nước thuốc đắp lên vùng bị thương

Cải thiện chứng cảm sốt ra nhiều mồ hôi hoặc mệt mỏi: Sử dụng cây nam sâm, đương quy, xích thược và mẫu đơn bì, mỗi vị 40 gram đem sao vàng tán nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống 4 gram.

Cây nam sâm có tác dụng tiêu sưng và giải nhiệt, giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức do phong thấp gây nên. Bên cạnh đó, các bài thuốc từ dược liệu này còn mang lại công dụng tốt đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh thuốc gây phản ứng phụ. Đặc biệt, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tốt nhất không nên sử dụng cây nam sâm chữa bệnh vì thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.

Cây hồng hoa - Vị thuốc quý của chị em Cây hồng hoa - Vị thuốc quý của chị em
"Tím lịm tìm sim" - loại cây dại có nhiều công dụng hay ho với sức khỏe
Cây quất vừa là cây cảnh đẹp chơi Tết, vừa là cây thuốc quý Cây quất vừa là cây cảnh đẹp chơi Tết, vừa là cây thuốc quý
Những công dụng sức khỏe thú vị của cây đào mùa xuân có thể bạn chưa biết Những công dụng sức khỏe thú vị của cây đào mùa xuân có thể bạn chưa biết
Bạch biển đậu không chỉ được dùng để chế biến món ăn Bạch biển đậu không chỉ được dùng để chế biến món ăn
Hoa thủy tiên Hoa thủy tiên "nhụy vàng cánh trắng đẹp dịu hiền" nhưng phần rễ lại là một thứ độc dược
Trồng cây dược liệu quý, nhiều dự án Trồng cây dược liệu quý, nhiều dự án 'phá sản' vì bế tắc thị trường tiêu thụ
Bạch Yến

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khách tá hỏa phát hiện pate lúc nhúc giòi ở quán bánh mì chảo

Khách tá hỏa phát hiện pate lúc nhúc giòi ở quán bánh mì chảo

Khi đang chuẩn bị dùng bữa với pate tại cơ sở bánh mì chảo Cột Điện Quán tại Thái Bình, thực khách hoảng hồn phát hiện trong chảo đồ ăn lúc nhúc giòi còn đang ngọ nguậy.
Mè đen - Kho tàng chất chống oxy hóa cho sức khỏe và sắc đẹp

Mè đen - Kho tàng chất chống oxy hóa cho sức khỏe và sắc đẹp

Mè đen là loại hạt được người Việt Nam sử dụng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mè đen không chỉ mang hương vị thơm ngon còn còn chứa nhiều khoáng chất tự nhiên và các hợp chất hữu cơ.
Vì sao AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn cầu?

Vì sao AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn cầu?

AstraZeneca cho biết Vaccine Vaxzevria bị thu hồi vì lý do thương mại và không còn được sản xuất hoặc cung cấp nữa, thay vào đó là các loại vaccine hữu hiệu hơn, có khả năng phòng chống nhiều biến chủng COVID-19 mới.
Ăn các loại hạt thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe?

Ăn các loại hạt thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe?

Ăn các loại hạt vốn được khuyến cáo là tốt cho sức khỏe, nhưng có 2 loại hạt dễ gây ung thư, nguy cơ cao hơn cả thịt ba chỉ nướng nhưng nhiều người vô tư ăn, đó là những loại nào?
Sốt xuất huyết có nên cạo gió không?

Sốt xuất huyết có nên cạo gió không?

Nhiều người cho rằng, khi bị sốt có thể xông hơi, cạo gió, nhưng phương pháp này có phù hợp với bệnh nhân sốt xuất huyết?
Bí quyết bổ sung protein đầy đủ không chỉ từ thịt

Bí quyết bổ sung protein đầy đủ không chỉ từ thịt

Có nhiều người lầm tưởng rằng protein chỉ có trong thịt, thực tế thì nhiều loại rau cũng chứa hàm lượng protein cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với ăn nhiều thịt.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm xoang

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm các xoang cạnh mũi. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Vinalink Group được vinh danh "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024"

Vinalink Group được vinh danh "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024"

Vinalink Group vinh dự nhận giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024" do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) trao tặng. Giải thưởng danh giá này là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Vinalink Group trong việc mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và hiệu quả, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Vì sao rau khoai lang được ví như "thần dược"?

Vì sao rau khoai lang được ví như "thần dược"?

Rau khoai lang là thực phẩm dân dã, dễ chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm của gia đình Việt. Rau khoai lang được ví như một "thần dược" xuất phát từ đồng quê.
Những tác dụng bất ngờ của cây bằng lăng đối với sức khoẻ

Những tác dụng bất ngờ của cây bằng lăng đối với sức khoẻ

Cây bằng lăng được trồng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là ở các khu đô thị, trường học và đường phố. Ngoài làm bóng mát, một số bộ phận của cây bằng lăng khi kết hợp với một số loại thuốc đông y còn có tác dụng chữa bệnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động