Cảnh báo thuốc kháng sinh Cefixime 200 giả xuất hiện trên thị trường

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc thuốc giả Cefixim 200 và đề nghị các cơ quan chức năng thu hồi, xử lý sản phẩm vi phạm nếu có.
Cảnh báo xuất hiện thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả trên thị trường

Theo đó, tại Công văn số 2611/QLD-CL gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc thuốc giả Cefixim 200, Cục Quản lý Dược cho biết đã nhận được công văn gửi kèm Phiếu kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Thanh Hóa báo cáo về việc mẫu sản phẩm có các thông tin ghi nhãn: Viên nén bao phim CEFIXIM 200, số GĐKLH: VD-28887-18, số lô: 15030723, NSX: 030723, HD: 030725, nơi sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long.

Mẫu thuốc do Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Thanh Hóa lấy tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hưng Thịnh (địa chỉ: 207 tiểu khu Hưng Long, thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Mẫu thuốc không đạt yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu định tính Cefixim theo tiêu chuẩn cơ sở.

Sau đó, Cục Quản lý Dược nhận được công văn của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Bình Dương, gửi kèm Phiếu Kiểm nghiệm báo cáo về việc mẫu sản phẩm có các thông tin ghi nhãn: Viên nén bao phim Cefixim 200, số GĐKLH: VD-28887-18, số lô: 28201123, NSX: 201123, HD: 201125, nơi sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long.

Mẫu thuốc do Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Bình Dương lấy tại quầy thuốc tây Thanh Duy (địa chỉ: 174, tổ 4, Lai Khê, Lai Hưng huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương). Mẫu thuốc không đạt yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu định tính Cefixim theo tiêu chuẩn cơ sở.

Tiếp đó, ngày 23/7/2024, Công ty Cổ phần Dược Cửu Long cũng đã có công văn số 284/DCL báo cáo việc sản xuất các lô thuốc CEFIXIM 200 và dấu hiệu khác biệt giữa mẫu thuốc lưu tại công ty và mẫu thuốc do Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Thanh Hóa thu được trên thị trường.

Sau khi đối chiếu, xem xét, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thông tin về thuốc giả trên nhãn ghi: Viên nén bao phim CEFIXIM 200, số GĐKLH: VD-28887- 18; số lô: 15030723, NSX: 030723, HD: 030725, số lô: 04200623, NSX: 200623, HD: 200625 và số lô: 28201123, NSX: 201123, HD: 201125; Cơ sở sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long có các đặc điểm, dấu hiệu phân biệt với thuốc thật như sau:

Cảnh báo xuất hiện thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả trên thị trường
Hình ảnh phân biệt về thuốc kháng sinh giả Cefixim và thuốc thật. Ảnh: Cục Quản lý Dược.

Qua vụ việc nêu trên Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Đồng thời, thực hiện nghiêm các chỉ đạo tại Công văn số 7173/BYT-QLD của Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc, đấu tranh chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm Cefixim 200 giả có các dấu hiệu nhận biết nêu trên; chỉ mua bán thuốc tại các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp;

Không mua bán thuốc không rõ nguồn gốc; kịp thời thông báo các dấu hiệu nghi ngờ về sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc tới cơ quan y tế và cơ quan có chức năng liên quan.

Phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 389 và các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn;

Điều tra, xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Cefixim 200 giả nêu trên, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành;

Cùng đó kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc Cefixim 200 giả. Chỉ đạo trung tâm kiểm nghiệm tăng cường lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn đối với các thuốc có nguy cơ bị làm giả hoặc kém chất lượng; báo cáo kịp thời các vụ việc phát hiện tới Sở Y tế và cơ quan chức năng liên quan.

Thiết lập đường dây nóng, tiếp nhận các thông tin về thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn để kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý.

Cũng về vấn nạn thuốc giả, vừa qua, cơ quan chức năng cũng nhận được các văn bản của Văn phòng đại diện Công ty F. Hoffmann-La Roche Ltd. Thụy Sỹ tại Hà Nội thông tin về việc phát hiện mẫu sản phẩm nghi ngờ là thuốc giả, trên nhãn ghi: Actemra 400 mg/20 mL, số lô B2101B32.

Mẫu sản phẩm nghi ngờ là thuốc giả do khách hàng cung cấp đã được Công ty F. Hoffmann-La Roche Ltd. so sánh, đối chiếu và xác nhận có các dấu hiệu khác biệt so với mẫu lô thuốc Actemra 400 mg/20 mL, số lô B2101B32 do công ty này phân phối và chỉ lưu hành tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam, trong số mẫu thuốc tân dược bị làm giả đa số là kháng sinh và thường là những kháng sinh đắt tiền của các thương hiệu dược nổi tiếng.

Thuốc giả được sản xuất khá tinh vi, chỉ có thể phát hiện điểm khác nhau khi so sánh vỏ hộp, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thật - giả được đặt cạnh nhau.

Cefixim là thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn. Thuốc này được chỉ định điều trị các nhiễm trùng gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm: Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Viêm họng do vi khuẩn, viêm amiđan, viêm tai giữa, viêm xoang. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Viêm phế quản cấp và cơn cấp của viêm phế quản mẫn. Nhiễm trùng đường tiểu không biến chứng: Viêm bàng quang cấp...

Không dùng cefixim cho người bệnh có tiền sử quá mẫn với cefixim hoặc với kháng sinh nhóm cefalosporin khác, người có tiền sử sốc phản vệ do penicillin./

Hải Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Để ngăn chặn các vụ việc “mượn thương hiệu”, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ phía cơ quan quản lý, đặc biệt trong việc siết chặt hậu kiểm, tăng cường truy xuất nguồn gốc và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất – phân phối trái phép.
C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

Trong thời đại mà an toàn thực phẩm trở thành ưu tiên hàng đầu của cộng đồng, niềm tin của người tiêu dùng chính là tài sản vô hình quý giá nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Một khi xảy ra sự cố – dù chỉ ở cấp độ địa phương – doanh nghiệp buộc phải chứng minh năng lực kiểm soát nội bộ, khả năng quản trị rủi ro và đặc biệt là phản ứng truyền thông một cách chuyên nghiệp. Đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý, mà còn là trách nhiệm xã hội không thể né tránh.
“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

Thuốc giả len lỏi cả trong quầy thuốc hợp pháp, gây nguy hại sức khỏe và đe dọa lòng tin vào hệ thống y tế. Lỗ hổng quản lý, giám sát cùng tâm lý chủ quan đang khiến vấn nạn này thêm nhức nhối, đòi hỏi giải pháp cấp thiết.
Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Một viên thuốc không có hoạt chất, một loại thực phẩm chức năng pha trộn nguyên liệu kém chất lượng, một lô mỹ phẩm sản xuất chui dưới vỏ bọc "tiêu chuẩn GMP" – tất cả đều có thể trở thành công cụ giết người chậm rãi, đánh vào niềm tin, hy vọng và cuối cùng là cả sinh mệnh của người sử dụng.
Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Bộ Y tế đang tăng cường hậu kiểm, sửa đổi quy định quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng nhằm siết chặt hoạt động quảng cáo sai sự thật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu khẩn trương điều tra nguồn gốc thuốc giả NEXIUM® 40mg sau khi phát hiện mẫu chỉ chứa 17,2% hàm lượng hoạt chất. Sản phẩm không có giấy tờ hợp pháp, tiềm ẩn nguy cơ lớn cho sức khỏe người dùng.
Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm

Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc cổ truyền và thiết bị y tế, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính.
Bộ Y tế thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bộ Y tế thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 21/5/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chính thức ban hành quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do các công ty trên cả nước công bố.
Cục Quản lý Dược yêu cầu tiêu hủy sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body

Cục Quản lý Dược yêu cầu tiêu hủy sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body

Cục Quản lý Dược chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh việc lấy mẫu mỹ phẩm chống nắng trên thị trường nhằm xác minh chỉ số SPF có đúng như công bố.
Bộ Y tế ra quân kiểm soát mỹ phẩm: Truy quét vi phạm từ online đến thị trường truyền thống

Bộ Y tế ra quân kiểm soát mỹ phẩm: Truy quét vi phạm từ online đến thị trường truyền thống

Trước tình trạng mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo trật tự thị trường.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động