Cảnh báo tác hại tiềm ẩn từ việc sơn móng tay thường xuyên

Sơn móng tay là thói quen làm đẹp quen thuộc của nhiều phụ nữ. Thế nhưng, đằng sau lớp màu sắc bóng bẩy ấy lại tiềm ẩn không ít nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Quả vải ngon ngọt nhưng không dành cho tất cả mọi người Trà xanh – “thức uống vàng” trong kiểm soát tiểu đường và bảo vệ tim mạch Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch COVID-19, sốt xuất huyết

Sơn móng tay từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen làm đẹp của nhiều phụ nữ. Với khả năng mang lại vẻ ngoài bắt mắt, giúp bộ móng trở nên rực rỡ, chỉn chu, việc chăm chút móng tay đôi khi được xem quan trọng không kém gì việc dưỡng da mặt. Tuy nhiên, đằng sau lớp sơn bóng bẩy ấy lại tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Sơn móng tay từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen làm đẹp của nhiều phụ nữ.
Sơn móng tay từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen làm đẹp của nhiều phụ nữ.

Thông thường, sơn móng tay được cấu thành từ các dung môi bay hơi như acetone, ethyl acetate cùng các chất tạo màu và chất hóa học khác. Trong số này, ba thành phần đáng lo ngại nhất là dibutyl phthalate, formaldehyde và toluene được mệnh danh là "bộ ba độc hại" với khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến móng, da và sức khỏe tổng thể.

Mặc dù nhiều sản phẩm chính hãng đã loại bỏ các chất này khỏi công thức sản xuất, nhưng sơn móng không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường vẫn còn chứa đầy đủ các hóa chất nguy hiểm – điều rất khó kiểm soát trong thực tế. Vì vậy, sơn móng tay nhiều có thể xảy ra những vấn đề, phổ biến bao gồm:

Nấm móng

Việc sơn móng liên tục khiến móng trở thành môi trường lý tưởng cho vi nấm candida và trichophyton phát triển. Biểu hiện ban đầu là những chấm trắng đục ở gốc móng, nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm, sưng tấy. Đặc biệt, việc dùng chung dụng cụ làm móng làm tăng nguy cơ lây nhiễm nấm từ người này sang người khác.

Móng tay yếu, dễ gãy

Các hóa chất như formaldehyde hay dibutyl phthalate có thể khiến móng trở nên giòn, mỏng và dễ nứt gãy. Khi móng bị tổn thương, vi khuẩn và nấm có thể dễ dàng xâm nhập, gây viêm da, viêm quanh móng và thậm chí là nhiễm trùng sâu hơn.

Vàng móng, đổi màu

Cảnh báo tác hại tiềm ẩn từ việc sơn móng tay thường xuyên
Sắc tố tổng hợp trong sơn móng có thể khiến móng tay bị ngả vàng sau một thời gian dài sử dụng.

Sắc tố tổng hợp trong sơn móng có thể khiến móng tay bị ngả vàng sau một thời gian dài sử dụng, làm mất đi vẻ tự nhiên và khỏe mạnh của móng. Tình trạng này rất khó khắc phục, đòi hỏi thời gian để móng mọc mới hoàn toàn.

Tác động đến thai nhi

Toluene – một thành phần phổ biến trong sơn móng giúp giữ màu lâu và tạo độ bóng – lại là mối đe dọa tiềm tàng với phụ nữ mang thai. Nghiên cứu cho thấy, tiếp xúc lâu dài với chất này có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai nhi và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tránh sử dụng sơn móng tay.

Gây rối loạn thần kinh

Triphenyl phosphate – một hóa chất khác thường có trong sơn móng – có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh nếu tiếp xúc thường xuyên. Người dùng có thể gặp các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, giảm trí nhớ, đặc biệt là khi làm việc trong môi trường kém thông thoáng.

Tăng nguy cơ ung thư

Formaldehyde, chất được sử dụng để làm cứng và bảo quản trong sơn móng, đã được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm chất gây ung thư. Khi hít phải, formaldehyde có thể gây suy hô hấp, kích ứng mắt, mũi và cổ họng. Bên cạnh đó, các chất độc như sudan – được dùng để tạo màu – cũng có thể tích tụ lâu dài và làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Gây tổn thương tim, gan, phổi

Tiếp xúc lâu dài với benzen – có trong một số dung dịch tẩy móng – sẽ làm tổn thương phổi, gan và hệ thống tạo máu.
Tiếp xúc lâu dài với benzen – có trong một số dung dịch tẩy móng – sẽ làm tổn thương phổi, gan và hệ thống tạo máu.

Tiếp xúc lâu dài với benzen – có trong một số dung dịch tẩy móng – sẽ làm tổn thương phổi, gan và hệ thống tạo máu. Hóa chất này có khả năng thâm nhập sâu vào cơ thể, gắn vào ADN và protein, gây đột biến tế bào và rối loạn chức năng sinh học.

Những điều cần lưu ý khi sơn móng tay

Để hạn chế tối đa những rủi ro khi làm đẹp móng tay, các chuyên gia đưa ra một số khuyến cáo:

Chọn sản phẩm uy tín: Tránh mua sơn móng không rõ nguồn gốc, giá rẻ. Nên ưu tiên các thương hiệu có chứng nhận an toàn, thành phần tự nhiên, không chứa dibutyl phthalate, toluene và formaldehyde.

Hạn chế tần suất sơn móng: Không nên sơn móng quá 6 lần/năm để móng có thời gian “nghỉ ngơi” và phục hồi.

Vệ sinh dụng cụ kỹ lưỡng: Tuyệt đối không dùng chung kềm, dũa, dụng cụ cắt móng để tránh lây lan vi khuẩn, nấm.

Phụ nữ mang thai nên tránh xa sơn móng: Việc tiếp xúc với hóa chất trong thời kỳ thai nghén có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho mẹ và bé.

Người làm nghề cần trang bị bảo hộ: Găng tay, khẩu trang, không gian thông thoáng là những điều kiện tối thiểu để bảo vệ sức khỏe khi tiếp xúc với hóa chất.

Chăm sóc móng đúng cách: Sau mỗi lần sơn, nên dưỡng ẩm, bổ sung vitamin cho móng để duy trì độ khỏe và giảm hư tổn.

Làm đẹp là nhu cầu chính đáng, nhưng đừng để những lớp sơn lấp lánh đánh đổi bằng sức khỏe. Việc hiểu rõ thành phần sơn móng, cách sử dụng hợp lý và có ý thức bảo vệ cơ thể là điều cần thiết để làm đẹp một cách an toàn và bền vững.

Trà bồ công anh – Thảo dược dân dã, lợi ích vượt ngoài mong đợi Trà bồ công anh – Thảo dược dân dã, lợi ích vượt ngoài mong đợi
Báo động đỏ nhân lực điều dưỡng Báo động đỏ nhân lực điều dưỡng
Cách nhận diện bún sạch và bún nhiễm hóa chất Cách nhận diện bún sạch và bún nhiễm hóa chất
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cách đơn giản phân biệt mật ong giả

Cách đơn giản phân biệt mật ong giả

Mật ong được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và chữa bệnh, việc phân biệt mật ong thật và giả vẫn là điều khiến nhiều người băn khoăn.
Dinh dưỡng - “trợ thủ” phục hồi chấn thương thể thao

Dinh dưỡng - “trợ thủ” phục hồi chấn thương thể thao

Chấn thương thể thao dễ xảy ra khi vận động mạnh hoặc tập luyện sai cách. Ngoài điều trị y học, dinh dưỡng cũng hỗ trợ quá trình hồi phục.
Hà Nội ghi nhận 155 ca Covid-19 trong tuần qua

Hà Nội ghi nhận 155 ca Covid-19 trong tuần qua

Số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội đã tăng liên tục trong hai tuần qua, với 155 ca được ghi nhận trong tuần vừa rồi, ngành y tế khuyến cáo người dân phòng dịch.
Trứng gà ta hay công nghiệp, loại nào thực sự bổ dưỡng hơn?

Trứng gà ta hay công nghiệp, loại nào thực sự bổ dưỡng hơn?

Trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng quen thuộc trong đời sốn. Nhiều người vẫn băn khoăn trứng gà ta có bổ hơn trứng công nghiệp?
Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc yêu cầu kiểm soát dịch COVID-19, sốt xuất huyết

Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc yêu cầu kiểm soát dịch COVID-19, sốt xuất huyết

Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh thường phát sinh trong mùa mưa bão.
Trà xanh – “thức uống vàng” trong kiểm soát tiểu đường và bảo vệ tim mạch

Trà xanh – “thức uống vàng” trong kiểm soát tiểu đường và bảo vệ tim mạch

Trà xanh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt trong kiểm soát đường huyết, phòng ngừa tiểu đường type 2 và bảo vệ tim mạch.
13 ca COVID-19 mới: Đà Nẵng kích hoạt lại các biện pháp chống dịch

13 ca COVID-19 mới: Đà Nẵng kích hoạt lại các biện pháp chống dịch

Đà Nẵng ghi nhận 13 ca COVID-19 gần mùa du lịch hè, cơ quan y tế địa phương tăng cường biện pháp phòng dịch, kêu gọi người dân cảnh giác.
Tinh dầu khuynh diệp – “vị thuốc tự nhiên” đa công dụng được ưa chuộng

Tinh dầu khuynh diệp – “vị thuốc tự nhiên” đa công dụng được ưa chuộng

Tinh dầu khuynh diệp ngày càng được ưa chuộng nhờ nguồn gốc thiên nhiên và hàng loạt công dụng như kháng khuẩn, hỗ trợ hô hấp, chăm sóc da và giảm căng thẳng.
Bộ trưởng Y tế: Cuộc chiến chống hàng giả phải quyết liệt và không khoan nhượng

Bộ trưởng Y tế: Cuộc chiến chống hàng giả phải quyết liệt và không khoan nhượng

Sáng 23-5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế.
Tác dụng của việc ngủ trưa

Tác dụng của việc ngủ trưa

Không chỉ đơn thuần là khoảng nghỉ giữa ngày, giấc ngủ trưa nếu được thực hiện đúng cách có thể mang lại hàng loạt lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động