Cần tránh những thực phẩm này khi uống cà phê
Những thực phẩm "cấm kỵ" với người bệnh viêm ruột Những "thủ phạm" gây hôi miệng ẩn chứa trong chính bữa ăn của bạn Uống nước trước khi ngủ có tốt không? |
Một tách cà phê mỗi ngày không chỉ giúp bạn tỉnh táo mà còn góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể, đặc biệt là khi kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng.
Nghiên cứu đã chứng minh, cà phê là một đồng minh đắc lực trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh liên quan đến stress, oxy hóa và viêm nhiễm, chẳng hạn tiểu đường type 2 và một số loại ung thư. Tuy nhiên, cà phê cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ một số chất dinh dưỡng, làm giảm hoặc tăng tác dụng của một số loại thực phẩm.
Mỗi người có một cơ địa khác nhau, vì vậy tác động của cà phê khi kết hợp với các loại thực phẩm cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe tối ưu, bạn nên tránh một số sự kết hợp sau:
Trái cây họ cam quýt
Uống cà phê khi ăn trái cây họ cam quýt có thể gây khó tiêu vì cà phê có tính axit tự nhiên. Độ pH của cà phê trung bình từ 4,85 đến 5,13 trên thang điểm từ 0 đến 14, số càng thấp cho thấy độ axit càng cao.
Trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng cũng có tính axit cao và có thể góp phần gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Bệnh này thường có các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, đầy hơi và ợ nóng. Uống cà phê ăn kèm trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng các triệu chứng đó.
Vị chua, chát của trái cây họ cam quýt cũng có thể làm thay đổi hương vị của cà phê, khiến cà phê đắng hơn và kém ngon hơn. Tốt nhất nên thưởng thức trái cây họ cam quýt riêng với cà phê để cảm nhận trọn vẹn hương vị của chúng và tận dụng lợi ích sức khỏe mà không gây khó tiêu.
Đồ ăn chiên rán
Các món chiên rán thường chứa lượng chất béo bão hòa và dầu mỡ cao, có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Theo nghiên cứu từ Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ (AJCN), sự kết hợp của chất béo bão hòa và caffeine có thể làm tăng mức độ viêm trong cơ thể và gây áp lực lên hệ tim mạch.
Trà
Cả trà và cà phê đều có chức năng tăng cường tuần hoàn máu, làm sảng khoái não và sảng khoái tinh thần, việc sử dụng cả hai sẽ tăng cường khả năng hưng phấn của thần kinh đại não, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, hãy nhớ rằng không nên kết hợp 2 đồ uống này cùng nhau.
Các loại thịt đỏ
Nghiên cứu cho thấy cà phê có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột, đặc biệt là sắt. Thịt đỏ là một trong những nguồn cung cấp sắt heme (dạng sắt tự nhiên và dễ hấp thu nhất) tốt nhất, nghĩa là uống cà phê cùng lúc ăn loại thịt này có thể làm giảm lợi ích sức khỏe của nó.
Một nghiên cứu đã kiểm tra tác động của cà phê đối với nồng độ ferritin trong huyết thanh và phát hiện uống ba cốc cà phê trở lên mỗi ngày làm giảm đáng kể nồng độ sắt. Trên thực tế, sự hấp thụ sắt sau bữa ăn giảm khoảng 39% sau khi uống cà phê.
Sắt đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm hỗ trợ tuần hoàn máu, sản xuất hormone và chức năng miễn dịch. Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những vấn đề dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới, làm nổi bật tầm quan trọng của thực phẩm giàu sắt. Hãy chọn các nguồn protein khác với cà phê buổi sáng của bạn và để dành thịt đỏ cho thời điểm cơ thể bạn có thể dễ dàng hấp thụ sắt của nó.
Sữa và sản phẩm từ sữa
Sữa là một lựa chọn phổ biến khi pha cà phê, nhưng việc kết hợp quá nhiều sữa hoặc phô mai với cà phê có thể gây khó tiêu ở một số người, đặc biệt là những người không dung nạp lactose.
Protein trong sữa có thể làm giảm tác dụng chống oxy hóa của polyphenol trong cà phê.
Ngũ cốc ăn sáng
Nhiều loại ngũ cốc ăn sáng được bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu. Ví dụ, ngũ cốc ăn sáng, thường được bổ sung kẽm, là nguồn cung cấp khoáng chất thiết yếu đáng kể cho nhiều chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, cà phê có thể cản trở hấp thu kẽm. Hiện tại không có nghiên cứu nào phân tích mối quan hệ giữa lượng cà phê và sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ ngũ cốc ăn sáng bổ sung dưỡng chất, nhưng tốt nhất nên tách hai loại này ra.
Đồ uống có cồn
Uống cà phê và rượu cùng lúc là một sai lầm phổ biến, nhất là trong các món cocktail chứa caffeine. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), caffeine có thể che lấp cảm giác say do rượu, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều rượu hơn mức cần thiết, gây hại nghiêm trọng cho gan và hệ thần kinh.
Đồ ăn quá ngọt
Các món ăn ngọt như bánh ngọt, kẹo hoặc chocolate có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu khi kết hợp với cà phê. Một nghiên cứu từ Tạp chí Dinh dưỡng và Trao đổi Chất cho thấy caffeine có thể tạm thời làm giảm độ nhạy insulin, khiến cơ thể khó kiểm soát đường huyết hơn khi tiêu thụ thực phẩm giàu đường.
Những thực phẩm "vàng" phái đẹp nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày |
Đánh bay mỡ thừa với những loại gia vị quen thuộc |
Những điều bạn chưa biết về lợi ích của nấm đối với sức khỏe |