Những "thủ phạm" gây hôi miệng ẩn chứa trong chính bữa ăn của bạn
Mách nhỏ 5 loại thực phẩm giúp bạn chấm dứt hôi miệng Chế độ ăn uống cho hơi thở thơm tho Cách xử lý mùi hôi do ăn tỏi không phải ai cũng biết |
Ngoài các vấn đề về răng miệng và bệnh lý, chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra hơi thở có mùi khó chịu.
Tỏi
Người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng rất thích ăn tỏi. Mỗi khi nấu ăn, một chút tỏi băm phi vàng trong dầu sẽ làm thức ăn dậy mùi hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại gia vị này, hơi thở của bạn sẽ có mùi rất kinh khủng.
Hương vị của tỏi rất nồng, dù đã được cơ thể hấp thu thì dư vị của nó vẫn tràn ngập trong khoang miệng của chúng ta. Do đó, hãy hạn chế ăn tỏi đồng thời vệ sinh kĩ răng miệng sau khi ăn nếu bạn không muốn hơi thở mang đậm mùi gia vị này.
Nước có gas
Axit có trong soda và các loại nước giải khát có gas chính là nguyên nhân làm hơi thở có mùi. Các axit này sẽ làm mềm men răng, tăng khả năng sâu răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển.
Để hạn chế tình trạng hôi miệng từ thức uống có gas, bạn nên uống một cốc nước lọc sau khi sử dụng loại đồ uống này để làm trôi lượng nước ngọt bám trên răng. Nước lọc không có mùi và không tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sống, đồng nghĩa với việc chúng không thể tạo ra các VSC có mùi. Nếu nước lọc là thức uống quá nhàm chán đối với bạn, bạn có thể tăng vị giác bằng cách thêm ít lá bạc hà tạo cảm giác tươi mát.
Cà phê và đồ uống có cồn
Theo Viện nghiên cứu Quốc gia về Nha khoa và Răng-Hàm-Mặt, đồ uống có chứa caffein và cồn có thể gây khô miệng. Khô miệng thường xảy ra khi chúng ta ngủ, dẫn tới "hôi miệng khi thức dậy." Nhưng khi bạn tiêu thụ đồ uống gây khô miệng, bạn có thể bị hôi miệng khi thức dậy vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Mẹo: Hãy tạo thói quen uống nước trước và sau khi thưởng thức các loại đồ uống chứa caffein và cồn để giảm bớt tình trạng khô miệng cũng như khiến hơi thở thơm tho hơn.
Hành tây
Tương tự như tỏi, mùi hành tây rất nồng. Đa số chúng ta không biết rằng trong hành tây chứa các hợp chất sulfuric mà sau khi ăn vào, hợp chất này sẽ được hấp thu vào máu rồi tiếp tục bài tiết qua tuyến mồ hôi, hơi thở…. Nếu lỡ ăn món có hành tây, hãy dùng chỉ nha khoa làm sạch răng và vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng nước súc miệng để tẩy đi mùi vị của thực phẩm.
Đồ uống có cồn
Trong một nghiên cứu tháng 4-2018 được công bố trên tạp chí Microbiome, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát từ hơn 1.000 tình nguyện viên khỏe mạnh trong độ tuổi 55 – 84. Họ lấy mẫu nước bọt của những người này, đồng thời thu thập thông tin về thói quen ăn uống, mức độ tiêu thụ bia rượu,…
Sau khi lấy mẫu, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích các vi khuẩn tìm thấy trong nước bọt. Kết quả cho thấy, đối với người thường xuyên dùng bia rượu, tình trạng vi khuẩn trong nước bọt của họ thật đáng lo ngại bởi những mẫu nước bọt đó chứa rất nhiều vi khuẩn xấu gây bệnh nướu răng.
Thêm vào đó, nếu nạp quá nhiều rượu vào cơ thể có thể kích hoạt axit reflux. Đây là một hợp chất gây nên axit dạ dày, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
Cá ngừ và các loại cá khác
Cá ngừ và các loại cá khác rất giàu đạm và ngon miệng! Tuy nhiên, cá ngừ và các loại cá đóng hộp khác lại có "mùi tanh" rất đặc trưng. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, trimenthylamine (TMA) gây mùi tanh có thể bám trụ khá lâu sau mỗi bữa ăn.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Các chế phẩm từ sữa đều có giá trị dinh dưỡng cao đối với cơ thể. Sữa vừa cung cấp canxi lại tăng cường sức đề kháng, giúp chúng ta khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, các axit amin trong sữa, phô mai… rất dễ làm xuất hiện các vi khuẩn tự nhiên khiến hơi thở có mùi khó chịu. Cách tốt nhất để hơi thở không bị hôi sau khi dùng sữa và các chế phẩm từ sữa là đánh răng và súc miệng thật kỹ.
Những loại thức ăn chứa nhiều đường
Các món ăn ngọt nhiều đường có thể làm tăng sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng và dẫn đến hình thành nhiều mảng bám gây sâu răng, viêm lợi.
Bên cạnh đó, đường cũng làm gia tăng sự sản sinh hợp chất sulfur khiến cho hơi thở xuất hiện mùi hôi khá khó chịu.
Thịt động vật
Thịt động vật bao gồm các loại gia súc, gia cầm như heo, bò, gà… và hải sản bao gồm tôm, cua, cá đều là thức ăn giàu chất đạm. Khi hấp thụ loại thực phẩm này, các vi khuẩn tự nhiên trong miệng sẽ tiêu hóa protein tạo ra hợp chất sulfur dễ bay hơi từ đó gây ra tình trạng có mùi hôi trong hơi thở.
Ngoài ra, thịt động vật rất dễ bị mắc kẹt trong kẽ răng tạo thành mảng bám vôi răng lên men có mùi khó chịu. Do đó, chúng ta cần chú ý vệ sinh thật kĩ răng miệng sau khi ăn thịt động vật.
Những loại thức ăn có chứa nhiều chất axit
Cam, chanh, quýt, bưởi, cà chua, dứa,… giúp cung cấp hàm lượng lớn vitamin C tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trong các loại quả này có chứa thành phần axit khá cao khiến cho vi khuẩn sản sinh nhanh chóng nhiều hợp chất sulfur gây mùi hôi ở miệng.
Bật mí 5 cách chữa hôi miệng bằng lá ổi đơn giản tại nhà |
Những tác dụng không ngờ của lá trầu không |
Đánh bay mỡ thừa với những loại gia vị quen thuộc |