Cần sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để bảo đảm an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, không chỉ đối với lĩnh vực liên quan đến Ban Chỉ đạo mà cả trong hoạt động thực thi của các bộ, ban, ngành, cơ quan. Thời gian qua, các bộ, ngành, nhất là các bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp về bảo đảm an toàn thực phẩm có nhiều cố gắng, đạt được kết quả tích cực.
Giải pháp nào để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm liên hoàn? Đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn ATTP nghiêm ngặt hơn với sữa, thực phẩm bổ sung Hà Nội nỗ lực thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn

Sáng 23/8, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Công tác xử lý vi phạm an toàn thực phẩm

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, toàn ngành y tế kiểm tra 232.702 cơ sở, phát hiện 15.046 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP), chiếm 6,46% cơ sở được kiểm tra, giảm so với cùng kỳ năm 2023.

"Bình quân số tiền phạt đối với 1 cơ sở trong 6 tháng đầu năm 2024 là 8,69 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (4,09 triệu đồng)", ông Đỗ Xuân Tuyên nói.

Cần sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để bảo đảm ATTP
Toàn cảnh buổi họp của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm sáng ngày 23/8

Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 70 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 2.942 người mắc và 12 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ tăng 4 vụ (6,1%), số người mắc tăng 1.986 người, số tử vong giảm 1 người.

Nguyên nhân là do đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm có số lượng lớn người mắc liên quan đến vi sinh vật (điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột).

Theo ông Đỗ Xuân Tuyên, công tác thanh tra, kiểm tra được triểu khai từ Trung ương đến địa phương, có sự vào cuộc của các cấp, các ngành. Các chương trình giám sát ATTP được duy trì, mở rộng kiểm tra chuyên ngành sang thanh tra đột xuất đã giúp kịp thời phát hiện, cảnh báo, áp dụng các biện pháp khắc phục và xử lý nghiêm các vi phạm ATTP.

Đề cao cảnh giác trước nguy cơ mất ATTP với bán hàng online

Đánh giá tình hình về ATTP thời gian qua, bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TPHCM - địa phương đầu tiên của cả nước có Sở ATTP được hoạt động từ ngày 1/1/2024, cho biết, những tháng đầu năm, thành phố không xảy ra vụ việc nghiêm trọng về ATTP. Tuy nhiên, Sở ATTP luôn đề cao cảnh giác trước nguy cơ mất ATTP vì dân số TPHCM rất lớn. Trong đó, nguy cơ lớn là tình trạng bùng phát các chợ tự phát, điểm bán hàng không phép, bàn hàng online.

Về phía TP Hà Nội, theo Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương, thành phố bảo đảm cung ứng 60% nhu cầu thực phẩm, còn lại là nhập từ các địa phương khác và từ nước ngoài. Do đó, việc kiểm tra xuất xứ nguồn gốc là vấn đề quan trọng. Dự kiến, thời gian tới, thành phố tập trung vào kiểm tra ATTP trong trường học, xung quanh trường học và dịp Tết Trung thu.

"Khi phát hiện sai phạm nhưng đến kiểm tra thì địa chỉ không đúng hoặc đóng cửa, trang web không hoạt động nữa", ông Cương nêu ra thực trạng khó khăn khi kiểm tra sản phẩm kinh doanh qua mạng.

Đại diện Bộ Nông nghiệp cũng đồng quan điểm khi cho biết kiểm tra kênh thương mại điện tử còn khó khăn, "nhiều vật tư nông nghiệp được bán qua thương mại điện tử, kể cả sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành", theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chế biến, Chất lượng và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT).

Theo ông Tiệp, Bộ đang tích cực triển khai chương trình OCOP, theo đó, đã công nhận 12.075 sản phẩm đạt chuẩn "OCOP 3 sao" trở lên, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (10.881 sản phẩm). Bộ đang hoàn thiện, trình Chính phủ Đề án "Phát triển hệ thống dịch vụ logistics nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030".

Theo đại diện Bộ Công an, thời gian qua, cơ quan Công an đã quyết liệt kiểm tra về ATTP. 6 tháng đầu năm, các đơn vị trong Công an nhân dân đã phát hiện, đấu tranh, xử lý 3.060 vụ (tăng 31 vụ so với cùng kỳ năm 2023) với 3.074 đối tượng vi phạm pháp luật về ATTP; khởi tố 6 vụ với 10 đối tượng (trong khi cùng kỳ năm 2023 chỉ khởi tố 1 vụ).

Bà Nhữ Thị Như Nguyệt, Cục Phó V03 (Bộ Công an) nhấn mạnh sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý các vụ việc với tinh thần "làm 1 vụ cảnh tỉnh cả vùng".

Bà Nguyệt kiến nghị Chính phủ sớm kiện toàn mô hình quản lý ATTP theo hướng thống nhất đầu mối; xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về ATTP; ban hành danh mục đầy đủ các chất cấm sử dụng trong thực phẩm.

Cần sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để bảo đảm an toàn thực phẩm
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng, có 2 yếu tố quan trọng đối với công tác bảo đảm ATTP là tuyên truyền và xử phạt nghiêm minh. Cần có mô hình tuyên truyền hiệu quả hơn, trong đó, chú ý nêu ra các định hướng cụ thể cho người dân, tuyên truyền về kỹ năng bảo đảm ATTP chứ không chỉ đưa thông tin về các vụ ngộ độc. Bộ trưởng đánh giá cao các đơn vị Công an đã khởi tố nhiều vụ án về ATTP, có tính răn đe.

Bộ trưởng đề nghị các bộ, ngành khẩn trương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về ATTP để kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành y tế.

Sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để bảo đảm an toàn thực phẩm

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, công tác bảo đảm vệ sinh ATTP được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, không chỉ đối với lĩnh vực liên quan đến Ban Chỉ đạo mà cả trong hoạt động thực thi của các bộ, ban, ngành, cơ quan. Thời gian qua, các bộ, ngành, nhất là các bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp về bảo đảm ATTP có nhiều cố gắng, đạt được kết quả tích cực. Phó Thủ tướng lấy ví dụ như TPHCM không để xảy ra các vụ ngộ độc nghiêm trọng hay Bộ NN&PTNT đã công bố thêm các sản phẩm OCOP.

"Nhìn chung, chúng ta đã đi đúng hướng và các giải pháp đối với vấn đề này đã và đang phát huy tác dụng", Phó Thủ tướng nói.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Nguy cơ mất ATTP vẫn hiện hữu. Trong đó, có những vấn đề nổi lên là ngộ độc thực phẩm với số lượng đông người mắc, số vi phạm phát hiện được và phải áp dụng các chế tài tăng… Theo Phó Thủ tướng, nhu cầu của xã hội ngày càng cao nhưng còn khoảng cách lớn giữa nguồn lực và khả năng đáp ứng của chúng ta đối với công tác này.

Cần sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để bảo đảm an toàn thực phẩm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long

Về phương hướng thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ đã và đang được giao, các biện pháp trong Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Làm tốt nhiệm vụ trong khả năng, nguồn lực hiện có, làm sao sử dụng hiệu quả nhất, tập trung nhất.

Trước ý kiến của các bộ, địa phương về vấn đề tăng biên chế cho công tác này, Phó Thủ tướng cho rằng tăng thêm biên chế là rất khó khăn, cần nghĩ thêm giải pháp khác.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đề xuất hoàn thiện thể chế về ATTP, trong đó đề xuất sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP theo hướng có trọng tâm, trọng điểm và có đầu ra cụ thể, không nói chung chung. Giải pháp phải khả thi, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý đề xuất của TPHCM liên quan đến việc sử dụng bộ test nhanh ATTP.

Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương vận hành đúng công suất, thiết thực hệ thống cơ sở dữ liệu, tiếp tục đầu tư trong khả năng của mình để làm giàu cơ sở dữ liệu, kết nối với hệ thống của Bộ Y tế để vận hành một cách thông suốt.

Các cơ quan truyền thông, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp tiếp tục vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người dân về tiêu dùng thông minh. Phó Thủ tướng nêu rõ, trong bảo đảm ATTP thì ý thức của người dân rất quan trọng; hình thành thói quen tiêu dùng thông minh, văn hóa tiêu dùng thì mới bền vững, chứ chỉ tăng lực lượng đi kiểm tra thì cũng chưa chắc hiệu quả.

Cần tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, khi phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm và truyền thông để cảnh tỉnh. TPHCM tiếp tục vận hành mô hình Sở ATTP, có đánh giá trong quá trình thực hiện thí điểm để đóng góp ý kiến cho Trung ương đề xuất mô hình, kiện toàn tổ chức, tăng cường nguồn lực.

Phó Thủ tướng đề nghị cuộc họp lần tới của Ban Chỉ đạo sẽ xem xét kết quả thực hiện các chỉ đạo đã nêu tại cuộc họp hôm nay và đánh giá xem các cơ quan đã triển khai công việc như thế nào.

Hà Nội: Chủ động và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền đảm bảo công tác an toàn thực phẩm Hà Nội: Chủ động và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền đảm bảo công tác an toàn thực phẩm
Hà Nội xử lý 239 vụ vi phạm an toàn thực phẩm Hà Nội xử lý 239 vụ vi phạm an toàn thực phẩm
Cần đề cao trách nhiệm của quản lý nhà nước trong đấu tranh chống ngộ độc thực phẩm tập thể Cần đề cao trách nhiệm của quản lý nhà nước trong đấu tranh chống ngộ độc thực phẩm tập thể
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đề xuất chỉ cho phép mua bán các loại thuốc không kê đơn trên thương mại điện tử

Đề xuất chỉ cho phép mua bán các loại thuốc không kê đơn trên thương mại điện tử

Chỉ những cơ sở kinh doanh thuốc đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo phương thức truyền thống mới được phép mở rộng sang kênh bán hàng trực tuyến. Đồng thời, danh mục thuốc được phép bán trên các nền tảng thương mại điện tử cũng bị giới hạn, chỉ cho phép mua bán các loại thuốc không kê đơn.
Luật Dân số được xây dựng hướng tới duy trì vững chắc mức sinh thay thế

Luật Dân số được xây dựng hướng tới duy trì vững chắc mức sinh thay thế

Mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế, thậm chí mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Duy trì mức sinh thay thế là một trong 6 chính sách nổi bật được đề xuất trong xây dựng Luật Dân số.
Bộ Y tế: Hãy coi việc tiêm chủng là trách nhiệm đối với cộng đồng

Bộ Y tế: Hãy coi việc tiêm chủng là trách nhiệm đối với cộng đồng

Tại Hội nghị hưởng ứng "Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2024", Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đưa ra lời kêu gọi "Hãy coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng" với các bậc cha mẹ, hướng tới nêu cao tinh thần trách nhiệm đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vì sức khỏe của con em mình.
Chi bổ sung cho Bộ Y tế hơn 424 tỷ đồng thúc đẩy tiêm chủng mở rộng

Chi bổ sung cho Bộ Y tế hơn 424 tỷ đồng thúc đẩy tiêm chủng mở rộng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế là 424,514 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng.
Thủ tướng phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh kết nối với Trung Quốc

Thủ tướng phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh kết nối với Trung Quốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký quyết định phê duyệt đề án thí điểm cửa khẩu thông minh tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn ATTP nghiêm ngặt hơn với sữa, thực phẩm bổ sung

Đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn ATTP nghiêm ngặt hơn với sữa, thực phẩm bổ sung

Bộ Y tế đề xuất bắt buộc áp dụng hệ thống GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; áp dụng HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương đối với: Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; thực phẩm bổ sung.
Đánh giá kỹ lưỡng, cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn đối với nội dung về oxy y tế

Đánh giá kỹ lưỡng, cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn đối với nội dung về oxy y tế

Ngày 12/8, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Đối với nội dung về oxy y tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế đánh giá kỹ lưỡng và cung cấp đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế, phối hợp với Ủy ban Xã hội để đề xuất, thống nhất trong quy định văn bản pháp luật phù hợp.
Lan tỏa ý nghĩa Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Lan tỏa ý nghĩa Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Hòa chung với khí thế thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, sáng nay (10/8) Đảng ủy, UBND phường Phúc La tổ chức Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa.
Quản lý mối nguy ô nhiễm thực phẩm

Quản lý mối nguy ô nhiễm thực phẩm

Liên quan đến các vấn đề về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết đã ban hành kế hoạch và các công văn hướng dẫn, chỉ đạo địa phương triển khai giám sát chủ động các mối nguy ô nhiễm thực phẩm, đảm bảo công tác an toàn thực phẩm
Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới

Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới

Được sự nhất trí của Ban thường vụ Đảng ủy phường Phúc La, sáng ngày (5/8) Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm long trọng tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho quần chúng Nguyễn Văn Tuệ vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động