Bộ Y tế tiếp tục cảnh báo TPBVSK Shioka vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo

Trên một số website và trang mạng xã hội đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Shioka với nội dung quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Các nghệ sĩ quảng cáo sai về công dụng của sản phẩm Shioka có bị xử lý? Cảnh báo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Shioka vi phạm quảng cáo

Người tiêu dùng cẩn trọng khi mua và sử dụng TPBVSK An Khánh Đan LMD

Cảnh báo TPBVSK Shioka đang vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo
Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Shioka

Cục An toàn thực phẩm cho biết, trong thời gian vừa qua trên một số website và trang mạng xã hội tại đường link: https://panclinic.vn/vien-sui-shioka/

https://sieuthisongkhoe.com/san-pham/shioka-duoc-pham-truong-tho/

https://www.facebook.com/101893522479571/videos/291272789844211/

có nội dung quảng cáo sản phẩm TPBVSK Shioka vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Các website này có hành vi quảng cáo sản phẩm TPBVSK Shioka với nội dung quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Mạc dù đã bị Cục An toàn thực phẩm đưa ra cảnh báo nhưng theo ghi nhận ngày 10/4/2022 của Phóng viên tại đường link https://sieuthisongkhoe.com/san-pham/shioka-duoc-pham-truong-tho/, sản phẩm TPBVSK Shioka vẫn đang được quảng cáo rầm rộ, nôi dung gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh như: "Viên sủi Shioka thuộc nhóm thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tiền liệt tuyến,…điều trị bệnh u phì đại tuyến tiền liệt, giảm tình trạng tiểu buốt, đi tiểu ra máu ở nam giới."

Cảnh báo TPBVSK Shioka đang vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo
Sản phẩm TPBVSK Shioka đang được quảng cáo và bán trên website: https://sieuthisongkhoe.com/san-pham/shioka-duoc-pham-truong-tho/ gây hiểu nhầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn được quảng cáo với những thông tin 'rót mật vào tai' người tiêu dùng như: "...Shioka được đánh giá là thành tựu Y học hàng đầu 2020. Khi lần đầu tiên được bào chế trên công nghệ sủi Nano hướng đích siêu hoạt hóa Nhật Bản. Giúp tăng độ hoạt động của dược chất lên gấp 400 lần so với dạng uống thông thường, tác dụng lên tế bào u mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào lành khác....

Viên sủi Shioka là thành tựu sau hàng chục năm nghiên cứu của PGS.TS Chu Quốc Trường – Nguyên giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương cùng cộng sự.. Sản phẩm là sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ hiện đại trong việc hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng, giảm kích thích u nang an toàn và lành tính".

Hiện sản phẩm được dao bán với giá 790.000 VNĐ/ 1 hộp trên website: https://sieuthisongkhoe.com/san-pham/shioka-duoc-pham-truong-tho/

Còn tại Facebook “Viên Sủi Shioka Tiêu U Chính Hãng Nhật” - đường link https://www.facebook.com/101893522479571/videos/291272789844211/, sản phẩm TPBVSK Shioka được quảng cáo có thể giúp người bệnh “thoát u xơ”, “tan u dễ dàng ngay tại nhà” chỉ với “1 liệu trình duy nhất hết u xơ, không mọc đi mọc lại” như một sản phẩm thuốc đặc trị chứ không chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Cảnh báo TPBVSK Shioka đang vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo

Đáng nói, đây không phải lần đầu tiên sản phẩm TPBVSK Shioka bị Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về việc gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Cụ thể, vào tháng 5/2021 Cục An toàn thực phẩm cũng đã phat sđi cảnh báo về việc sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Shioka đang được quảng cáo

trên các trang: https://shiokachinhhang.com.vn,

https://www.chuyengiasuckhoe24h.online/shioka-vien-sui-tieu-u?gclid=Cj0KCQjwsLWDBhCmARIsAPSL3_0oAqLrCvsY-IsaX4rijsXP1YqKK3wZ7gNfRH1USqdgmDkdT5AR_C4aAlrtEALw_wcB không đúng công dụng của sản phẩm.

Được biết, sản phẩm TPBVSK Shioka được sản xuất tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Trường Thọ, địa chỉ tại Lô M1, đường N3, khu công nghiệp Hòa Xá, xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, và do Công ty TNHH Dược liệu xuất nhập khẩu quốc tế Cúc Anh, địa chỉ tại số 469 đường Tự Tạo 1, Phường 11, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/ và cổng công khai y tế tại địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế./.

Cục An toàn thực phẩm lưu ý, TPCN/TPBVSK không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau: Quảng cáo TPCN/TPBVSK có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;

Gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, "bắt bệnh" và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

Gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Trước hàng loạt vụ việc giết mổ lợn bệnh, lợn chết bị phát hiện tại Hà Tĩnh, Quảng Trị và nghi vấn vi phạm tại hệ thống bán lẻ của một doanh nghiệp lớn ở Sóc Trăng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý hoạt động giết mổ, kiểm soát nghiêm quy trình nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và thực phẩm.
Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế đã thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc Tadalafil, Odistad và Vacobufen theo đề nghị tự nguyện từ các doanh nghiệp sản xuất.
Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội tố cáo Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã gửi công văn chính thức đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xử lý nhằm trấn an dư luận và bảo vệ chuỗi cung ứng thực phẩm.
Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Để ngăn chặn các vụ việc “mượn thương hiệu”, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ phía cơ quan quản lý, đặc biệt trong việc siết chặt hậu kiểm, tăng cường truy xuất nguồn gốc và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất – phân phối trái phép.
C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

Trong thời đại mà an toàn thực phẩm trở thành ưu tiên hàng đầu của cộng đồng, niềm tin của người tiêu dùng chính là tài sản vô hình quý giá nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Một khi xảy ra sự cố – dù chỉ ở cấp độ địa phương – doanh nghiệp buộc phải chứng minh năng lực kiểm soát nội bộ, khả năng quản trị rủi ro và đặc biệt là phản ứng truyền thông một cách chuyên nghiệp. Đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý, mà còn là trách nhiệm xã hội không thể né tránh.
“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

Thuốc giả len lỏi cả trong quầy thuốc hợp pháp, gây nguy hại sức khỏe và đe dọa lòng tin vào hệ thống y tế. Lỗ hổng quản lý, giám sát cùng tâm lý chủ quan đang khiến vấn nạn này thêm nhức nhối, đòi hỏi giải pháp cấp thiết.
Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Một viên thuốc không có hoạt chất, một loại thực phẩm chức năng pha trộn nguyên liệu kém chất lượng, một lô mỹ phẩm sản xuất chui dưới vỏ bọc "tiêu chuẩn GMP" – tất cả đều có thể trở thành công cụ giết người chậm rãi, đánh vào niềm tin, hy vọng và cuối cùng là cả sinh mệnh của người sử dụng.
Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Bộ Y tế đang tăng cường hậu kiểm, sửa đổi quy định quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng nhằm siết chặt hoạt động quảng cáo sai sự thật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu khẩn trương điều tra nguồn gốc thuốc giả NEXIUM® 40mg sau khi phát hiện mẫu chỉ chứa 17,2% hàm lượng hoạt chất. Sản phẩm không có giấy tờ hợp pháp, tiềm ẩn nguy cơ lớn cho sức khỏe người dùng.
Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm

Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc cổ truyền và thiết bị y tế, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động