"Bỏ túi" những kỹ năng ứng phó khi xảy ra cháy nổ

Mới đây, một hộ gia đình ở Hà Nội có kết hợp kinh doanh nhà trọ và sửa chữa xe máy, xe đạp điện xảy ra cháy, khiến 14 người tử vong. Để phòng tránh, người dân nên bổ sung kiến thức về kỹ năng và cách thức thoát nạn trong trường hợp tương tự.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Cần khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai pháp luật về PCCC và CNCH Làm cách nào để giảm ngạt khí khi có cháy?

Chuẩn bị để ứng phó với tình huống xảy ra cháy

Trong ngày thường khi chưa có nguy cơ cháy nổ xảy ra, việc chuẩn bị và trang bị những kiến thức, kỹ năng và dụng cụ phòng ngừa cho trường hợp xảy ra cháy là hết sức quan trọng. Các kỹ năng xử lý gia đình cần chuẩn bị gồm:

Lập kế hoạch thoát hiểm: Xác định các lối thoát khỏi mỗi phòng trong nhà, cần ít nhất 2 lối thoát phòng trường hợp một lối bị chặn hoặc có nguy hiểm.

Kiểm tra cửa sổ và cửa ra vào: Đảm bảo rằng tất cả cửa sổ và cửa ra vào có thể mở dễ dàng và không dễ bị vướng vật cản.

Chọn điểm hẹn ngoài nhà: Xác định một điểm hẹn an toàn ở một khoảng cách xa nhà, nơi mọi người có thể gặp nhau sau khi thoát hiểm.

Luyện tập kế hoạch thoát hiểm: Thực hiện diễn tập thoát hiểm ít nhất hai lần mỗi năm để mọi người trong gia đình quen với kế hoạch.

Học cách sử dụng thang thoát hiểm: Nếu bạn ở tầng cao, hãy học cách sử dụng thang thoát hiểm và cất thang ở nơi dễ tiếp cận, dễ sử dụng.

Thực hành di chuyển thấp và nhanh: Luyện tập cách di chuyển thấp và nhanh để tránh khói, đặc biệt là khi di chuyển đến lối thoát hiểm.

Dạy trẻ em về an toàn: Nếu có trẻ em trong nhà, hãy dạy chúng về kế hoạch thoát hiểm và cách sử dụng các thiết bị an toàn như thang thoát hiểm, cách cầu cứu.

Kỹ năng xử lý thoát hiểm khi có cháy

Để hạn chế đến mức tối đa thiệt hại về người và của do hỏa hoạn gây ra, người dân nên thực hiện 11 kỹ năng sau:

Kỹ năng 1: Tìm cách dập lửa

Khi phát hiện có đám cháy, đừng quá hoảng hốt và sợ hãi. Đầu tiên phải ổn định nhịp thở, bình tĩnh để tìm cách xử lý. Bạn nên quan sát xem vị trí ngọn lửa và khói ở đâu. Nếu đám cháy nhỏ bạn nên tìm cách dập lửa, có thể dùng bình bột, bình khí CO2, cát, chăn ướt hoặc những thứ khác mà bạn có thể kiếm được ngay quanh đó có khả năng dập lửa.

Trong trường hợp đám cháy quá lớn không thể dập lửa thì phải nhanh chóng tìm cách thoát hiểm. Hét lên cho mọi người trong nhà biết để cùng thoát hiểm, ngay sau đó hãy lập tức gọi cho Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114 để được trợ giúp.

Kỹ năng 2: Tìm kiếm lối thoát an toàn

Trong lúc thoát hiểm khi có cháy nên báo cho những người xung quanh biết, tìm kiếm các lỗi đi an toàn và nên đóng các cửa trên đường lan truyền để giới hạn sự lan tràn của lửa và khói.

Lối thoát nạn an toàn là lối thoát không bị khói, bụi, sản phẩm cháy và không bị đám cháy ảnh hưởng hoặc đe dọa đến tính mạng con người. Các lối ra phải dễ thấy và các lối đi vào được đánh dấu rõ ràng bằng biển báo hướng dẫn.

Kỹ năng 3: Mở cửa khi xảy ra hỏa hoạn

Nếu muốn mở cửa khi xảy ra hỏa hoạn, bạn cần cẩn thận kiểm tra nhiệt độ của cửa trước. Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở - mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa. Nếu quả đấm cửa mát, và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa rất chậm và cẩn thận. Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chắn rằng nó đã được đóng chặt.

Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh.

Kỹ năng 4: Chống nhiễm độc

Hãy di tản nhanh chóng ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt: Thực tế, nghẹt thở vì khói là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao và nhanh hơn là bị phỏng và chết cháy. Vì vậy, bạn không nên cố thu những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà hay tìm hiểu nguyên nhân đám cháy xảy ra khi lửa đã cháy quá lớn.

Để chống nhiễm khói, bạn cần lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị. Khi muốn thoát ra khỏi đám lửa, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng, mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.

"Bỏ túi" những kỹ năng ứng phó khi xay ra cháy nổ

Kỹ năng 5: Luôn giữ cơ thể ở vị trí thấp khi di chuyển

Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa. Bạn sẽ hít ít khói hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà. Theo tự nhiên, khói bay lên cao, vì thế, nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.

Nếu luồng khói tới từ trên cao hoặc ngay trong khu vực, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và đi xuống các tầng dưới. Nếu khói xuất phát từ tầng dưới, bạn hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng để tránh ngạt khí.

Kỹ năng 6: Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn.

Vì khi có sự cố cháy, nổ nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng. Bạn cần bình tĩnh di chuyển theo đường cầu thang bộ. Nếu không thể tìm một lối thoát an toàn hoặc nhận được sự trợ giúp của người khác, bạn có thể thoát ra từ cửa sổ, ban công hay nhảy qua mái nhà bên cạnh.

Ngoài ra, bạn cũng nên ngắt cầu dao điện nơi xảy ra đám cháy, điện gây cháy nổ sẽ khiến đám cháy bùng phát nhanh hơn.

Kỹ năng 7: Nếu quần áo của bạn bị cháy

Đừng chạy vòng quanh, bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn thôi. Hãy nằm xuống. Việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên). Bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa. Sau đó lăn vòng quanh để giúp dập lửa.

Lưu ý tuyệt đối không nhảy vào bể bơi, hồ nước trong khu vực cháy vì rất có thể lửa đã làm nóng nước, có thể gây bỏng toàn thân khi nhảy vào.

Kỹ năng 8: Làm gì khi không thể ra ngoài ngay lập tức?

Trường hợp 1: Nếu bạn không thể thoát ra ngoài nhanh được vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát

Bước 1: Nếu bạn ở tầng trệt hãy ra ngoài bằng cửa sổ: ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn.

Bước 2: Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối, khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt hay chăn để tránh bị cứa vào tay.

Bước 3: Hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả bé xuống để người lớn đỡ trẻ nếu có thể.

Bước 4: Hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống.

Trường hợp 2: Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng

Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất, bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu.

Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.

Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo ướt hoặc băng dính.

Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng

Cố gắng bằng mọi cách để liên lạc với người bên ngoài hoặc lực lượng cứu hộ biết mình đang bị kẹt ở trong đó để được giúp đỡ kịp thời.

Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh. Lưu ý tuyệt đối không trốn trong nhà vệ sinh vì đây là nơi dễ bị ngạt thở do không gian kín.

Kỹ năng 9: Hợp tác

Khi xảy ra hỏa hoạn, bạn phải bình tĩnh, chú ý làm theo hướng dẫn của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và đội ngũ cứu hộ. Nếu xảy ra cháy, nổ tại những nơi tập trung đông người như trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim… việc đầu tiên phải thật bình tĩnh tìm cách hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên để thoát ra khỏi tòa nhà qua các lối thoát nạn thông thường như cầu thang bộ, nơi có đèn Exit (Lối ra). Đây là những lối thoát nạn an toàn nhất.

Kỹ năng 10: Giúp đỡ

Bạn giúp đỡ những người xung quanh thoát nạn ra ngoài an toàn khi bản thân bạn có đủ sức khỏe và tỉnh táo. Không nên giúp đỡ người khác thoát nạn khi bản thân cũng đang bị khói, lửa đe dọa đến tính mạng.

Khi thấy người khác bị cháy, hãy giúp người đó dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại. Dùng chăn, mền, quần áo choàng lên người để dập tắt lửa.

Khi gặp người bị ngạt, ngất, bỏng phải tổ chức sơ cấp cứu ban đầu trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện.

Kỹ năng 11: Không quay lại nhà bị cháy

Khi thoát nạn ra ngoài an toàn nên tập trung ở một nơi an toàn. Sau đó kiểm tra lại danh sách xem còn có người bị kẹt lại trong đám cháy không. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

Với những kỹ năng trên, hy vọng các bạn có thể trang bị thêm cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể tự bảo vệ chính mình và người thân khi gặp phải hỏa hoạn.

Làm gì để tươi mát khi liên tục thiếu ngủ, nóng trong người mùa chạy deadline hè? Làm gì để tươi mát khi liên tục thiếu ngủ, nóng trong người mùa chạy deadline hè?
Mới đầu hè, nhiều người đã đổ xô mua quạt tích điện đề phòng “cháy hàng” Mới đầu hè, nhiều người đã đổ xô mua quạt tích điện đề phòng “cháy hàng”
Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Bùi Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cùng mang chất độc Alkaloid tương tự lá ngón nhưng tại sao loại cây này lại được coi là thảo dược quý?

Cùng mang chất độc Alkaloid tương tự lá ngón nhưng tại sao loại cây này lại được coi là thảo dược quý?

Thiên lý không chỉ là giống cây trồng làm cảnh đẹp mà còn là nguồn thực phẩm đa dạng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe đồng thời là thành phần quan trọng trong những bài thuốc dân gian, truyền thống để chữa nhiều loại bệnh.
Những ai nên hạn chế ăn bánh trung thu?

Những ai nên hạn chế ăn bánh trung thu?

Người có hệ tiêu hóa kém, phụ nữ mang bầu, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều bánh trung thu.
Ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp?

Ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp?

Yếu tố nguy cơ không cho chúng ta biết mọi thứ. Có một hoặc một vài yếu tố nguy cơ, không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh. Và nhiều người mắc bệnh có thể có ít hoặc không có yếu tố nguy cơ nào. Ngay cả khi một người bị ung thư tuyến giáp có yếu tố nguy cơ, cũng rất khó để biết được yếu tố nguy cơ đó có thể góp phần gây ra ung thư đến mức nào. Các nhà khoa học đã tìm thấy một vài yếu tố nguy cơ có thể mắc ung thư tuyến giáp.
Lá mướp – thuốc quý cho gan, mắt và da nhưng ít người biết

Lá mướp – thuốc quý cho gan, mắt và da nhưng ít người biết

Trong y học cổ truyền, mướp là cây thuốc quý bởi tất cả các bộ phận của loài cây này đều mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Trong đó, lá mướp có rất nhiều công dụng thần kì mà cách dùng lại vô cùng đơn giản nhưng đa số lại bị mọi người vứt bỏ.
Hơn 150 công nhân ở Phú Thọ nhập viện do chất histamine trong cá thu ù kho

Hơn 150 công nhân ở Phú Thọ nhập viện do chất histamine trong cá thu ù kho

Hơn 150 công nhân Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam phải nhập viện do ngộ độc món cá thu ù kho.
Tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng từ các loại thịt

Tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng từ các loại thịt

Thịt là nguồn cung cấp protein, sắt và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Tuy nhiên, để tận hưởng lợi ích của thịt mà không gây hại cho sức khỏe, bạn cần biết cách lựa chọn và chế biến đúng cách.
Bộ Y tế đề nghị sử dụng vitamin A điều trị sởi ở trẻ em

Bộ Y tế đề nghị sử dụng vitamin A điều trị sởi ở trẻ em

Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Đề xuất danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện kê khai giá

Đề xuất danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện kê khai giá

Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư ban hành danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá.
Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Thành tựu trong đấu tranh phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Trong 20 năm qua, khoảng 451 nghìn người đã không bị nhiễm HIV nhờ những nỗ lực y tế công cộng to lớn của ngành y Việt Nam để ngăn chặn virus HIV
TP HCM triển khai tiêm vaccine xuyên nghỉ lễ 2/9

TP HCM triển khai tiêm vaccine xuyên nghỉ lễ 2/9

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thông tin về việc triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi xuyên kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động