Bé trai 6 tuổi bị điện giật nguy kịch, chuyên gia chỉ cách sơ cứu

Bệnh viện Nhi đồng 2 vừa tiếp nhận và tích cực điều trị cho một bé trai 6 tuổi ở Bình Dương bị điện giật, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Đột quỵ ở tuổi 21 Cá nóc độc cỡ nào mà khiến 3 người ở Cà Mau nhập viện cấp cứu? Phụ nữ mang thai có tiêm phòng cúm được không?

Ngày 4/3, bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Thị Thúy Kiều, Phó trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết khoa vừa tiếp nhận và đang tích cực điều trị cho bệnh nhi T.

Theo thông tin từ gia đình, bé T. vô tình chạm tay vào bàn inox đặt sát lưới B40, trong khi lưới này có tiếp xúc với đường dây điện. Ngay sau đó, bé bị bất tỉnh tại chỗ và khoảng 5 phút sau mới được người nhà phát hiện. Bé T. được đưa đến cơ sở y tế địa phương để sơ cứu trước khi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Sau khi được các y bác sĩ khoa Cấp cứu tích cực điều trị hồi sức, tình trạng của bệnh nhi vẫn rất nặng.

Theo bác sĩ Kiều, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 3-5 trường hợp trẻ bị tai nạn điện giật. Nguyên nhân chủ yếu do trẻ vô tình chạm vào thiết bị điện khi gia đình đang sửa chữa hoặc chơi đùa gần khu vực có điện nhưng không được che chắn an toàn.

"Dòng điện đi xuyên vào trong cơ thể con người, sẽ gây tổn thương các cơ quan, từ vị trí tiếp xúc với dòng điện tại chỗ gây bỏng, tổn thương thần kinh, tổn thương tim gây rối loạn nhịp tim, ngưng tim và tất cả các cơ quan khác. Ngoài các tổn thương cấp tính, tai nạn do điện có thể để lại di chứng lâu dài trên hệ thần kinh, tim, thận, cơ xương khớp…", bác sĩ Kiều cho hay.

Để phòng ngừa tai nạn điện giật ở trẻ, bác sĩ Kiều nhấn mạnh rằng phụ huynh cần theo dõi sát sao và luôn để trẻ trong tầm mắt. Khi sửa chữa thiết bị điện tại nhà, cần ngắt nguồn điện hoặc đảm bảo trẻ không đến gần khu vực nguy hiểm. Đặc biệt, các vật dụng có điện nên được đặt ở nơi an toàn, xa tầm tay trẻ. Ổ điện cần được che chắn hoặc trang bị nút bịt để đảm bảo an toàn, nhất là đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn khám phá.

Cách xử lý khi phát hiện trẻ bị điện giật

Nếu trẻ không may bị điện giật, cha mẹ hoặc những người xung quanh cần giữ bình tĩnh để thực hiện đúng thao tác tách trẻ khỏi nguồn điện một cách an toàn, đồng thời bảo vệ chính mình.

Việc đầu tiên là ngắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách tắt cầu dao, rút dây điện…

Không chạm trực tiếp vào trẻ nếu trẻ vẫn còn tiếp xúc với dòng điện. Tránh đi vào khu vực có nước bị rò điện.

Mang găng tay cao su hay quấn bao nilon, vải khô vào tay, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra. Tuyệt đối không dùng vật dụng kim loại và dẫn điện.

Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.

Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách: áp má vào mũi nạn nhân xem hơi thở, quan sát lồng ngực có chuyển động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.

Bác sĩ CKI Huỳnh Văn Mười Một – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, nếu nạn nhân bị ngưng thở, ngưng tim quá 4 phút, não sẽ bắt đầu bị tổn thương. Nếu tình trạng này kéo dài đến 10 phút, nguy cơ tử vong rất cao. Ngay cả khi được cứu sống, trẻ vẫn có thể chịu di chứng nặng nề. Vì vậy, sơ cấp cứu kịp thời trước khi đưa trẻ đến bệnh viện đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Cách di chuyển trẻ

Cẩn thận đặt trẻ nằm ngửa. Nâng cằm và hơi ngửa đầu trẻ ra sau để mở đường thở. Nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ, cần cố định cổ để tránh di lệch. Tốt nhất nên có hai người hỗ trợ di chuyển, đảm bảo phần đầu và cổ không bị dịch chuyển. Một tay nhẹ nhàng nâng cằm trẻ, tay kia ấn nhẹ vào trán.

Hà hơi thổi ngạt khi trẻ ngưng thở

Quan sát và kiểm tra hơi thở của trẻ bằng cách áp má gần miệng và mũi, lắng nghe hơi thở, đồng thời quan sát sự di chuyển của lồng ngực. Nếu trẻ không tự thở, thực hiện thổi ngạt như sau:

Dùng miệng trùm lên cả miệng và mũi của trẻ, hoặc chỉ trùm lên phần mũi, đồng thời dùng tay giữ kín miệng trẻ.

Nâng cằm lên, đầu trẻ hơi ngả về sau.

Thổi ngạt hai hơi, mỗi hơi kéo dài khoảng một giây, đảm bảo lồng ngực trẻ phồng lên.

Ép tim ngoài lồng ngực khi trẻ ngưng tim

Đặt hai ngón tay giữa lên vùng dưới đường nối hai núm vú, không đặt quá thấp trên ngực.

Tay còn lại đặt lên trán trẻ, giữ đầu hơi ngả về sau.

Ấn ngực xuống với độ sâu khoảng 1/3 – 1/2 chiều dày lồng ngực, thực hiện 30 lần liên tục. Sau mỗi lần ấn, để ngực trẻ trở lại trạng thái ban đầu trước khi tiếp tục.

Tiếp tục thổi ngạt hai hơi, đảm bảo lồng ngực phồng lên.

Lặp lại chu trình ép tim (30 lần) và thổi ngạt (2 hơi) liên tục trong 2 phút.

Lưu ý quan trọng

Nếu trẻ có dấu hiệu tự thở bình thường, ho hoặc cử động, không tiếp tục ép tim để tránh gây tổn thương. Khi trẻ bắt đầu tự thở, đặt trẻ ở tư thế hồi sức và theo dõi hơi thở thường xuyên cho đến khi nhân viên y tế tiếp nhận.

Dấu hiệu nhận biết ô nhiễm không khí bằng mắt thường Dấu hiệu nhận biết ô nhiễm không khí bằng mắt thường
Cô gái trẻ tổn thương não sau uống thuốc giảm cân mua trên TikTok Cô gái trẻ tổn thương não sau uống thuốc giảm cân mua trên TikTok
Người đàn ông hồi phục thần kỳ sau 60 phút ngưng tim Người đàn ông hồi phục thần kỳ sau 60 phút ngưng tim
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tự chữa bệnh bằng cây me đất, người phụ nữ bị suy thận cấp

Tự chữa bệnh bằng cây me đất, người phụ nữ bị suy thận cấp

Người phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội bị tổn thương thận và suy thận cấp sau khi tin vào bài thuốc trên mạng, tự hái cây dại mọc ngoài vườn để sắc nước uống.
Chạy Online - xu hướng thể thao thời đại số

Chạy Online - xu hướng thể thao thời đại số

Chạy online là hình thức chạy bộ từ xa thông qua nền tảng số, nơi người tham gia tự chọn thời gian, địa điểm và hoàn thành thử thách.
Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa và thực phẩm trên mọi nền tảng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa và thực phẩm trên mọi nền tảng

Trước diễn biến phức tạp của vụ sản xuất, phân phối sữa giả gây bức xúc dư luận, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) yêu cầu các đơn vị chức năng trực thuộc tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi sai phạm trong hoạt động quảng cáo sữa và thực phẩm trên nhiều nền tảng truyền thông.
Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi trong tuần qua

Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi trong tuần qua

Trong tuần qua có hai ca tử vong vì sởi, trong đó có một trẻ nhập viện muộn. Bộ Y tế yêu cầu triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi đợt 3.
Ai không nên ăn hồng xiêm?

Ai không nên ăn hồng xiêm?

Hồng xiêm không chỉ thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn loại quả này.
Những thói quen hằng ngày âm thầm làm hỏng răng của bạn

Những thói quen hằng ngày âm thầm làm hỏng răng của bạn

Ít ai ngờ rằng, những thói quen thường nhật tưởng như vô lại lại đang lặng lẽ gây ra những tổn thương không nhỏ cho răng.
Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

Sau 5 ngày mắc sốt xuất huyết, cô gái 28 tuổi đã tử vong, trở thành trường hợp đầu tiên thiệt mạng vì bệnh này tại Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm nay.
Ngủ không đủ giấc có thể là thủ phạm gây viêm mũi

Ngủ không đủ giấc có thể là thủ phạm gây viêm mũi

Một bác sĩ Ấn Độ chỉ ra rằng, chăm sóc giấc ngủ là yếu tố ảnh hưởng đến chức năng mũi và nếu bị thiếu ngủ có thể gây ra nghẹt mũi, hắt hơi, viêm mũi.
TP.HCM ghi nhận ca viêm não hiếm gặp do virus cúm gia cầm

TP.HCM ghi nhận ca viêm não hiếm gặp do virus cúm gia cầm

Bé gái 8 tuổi tại Tây Ninh được chẩn đoán viêm não do virus cúm gia cầm H5N1 sau khi tiếp xúc với hàng loạt gà chết khoảng hai tuần trước.
6 loại trái cây màu xanh giúp giảm mỡ bụng

6 loại trái cây màu xanh giúp giảm mỡ bụng

Nhờ giàu chất xơ, vitamin và các hợp chất tự nhiên, nhiều loại quả xanh giúp tăng cường trao đổi chất, giảm hấp thu chất béo và hỗ trợ thu gọn vòng eo.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động