Đột quỵ ở tuổi 21

Nam thanh niên đột ngột cảm thấy yếu nửa người vào ban đêm và nhập viện trong tình trạng tỉnh nhưng chậm, nói ú ớ. Các bác sĩ chẩn đoán anh bị đột quỵ .
Sơ cứu người bệnh đột quỵ tại nhà Vì sao số ca đột quỵ ở người trẻ tăng đột biến dịp Tết? Bác sĩ cảnh cáo "trào lưu" uống thuốc phòng đột quỵ của Hàn Quốc

Bệnh nhân P.H.S (21 tuổi), quê Phú Thọ, theo lời kể của gia đình, vào tối hôm trước khi phát bệnh, chàng trai vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, đến khoảng 2 giờ sáng, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy yếu một nửa người. Đến sáng, tình trạng không cải thiện, gia đình đã đưa bệnh nhân đến Trung tâm y tế huyện Yên Lập.

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc đột quỵ não cấp trên nền bệnh tim bẩm sinh. Nhận thấy tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn trực tuyến với chuyên gia Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và quyết định chuyển bệnh nhân ngay lập tức, mặc dù đã qua 10 giờ kể từ khi các triệu chứng xuất hiện.

Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng tỉnh nhưng chậm, Glasgow 14 điểm, nói ú ớ, liệt nửa người trái với cơ lực 0/5. Kết quả chụp CT sọ não xác nhận bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não do tắc động mạch não giữa bên phải. Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh.

Thời gian vàng để can thiệp tái thông mạch máu não là trong vòng 6 giờ. Mặc dù bệnh nhân nhập viện sau 10 giờ kể từ khi các triệu chứng khởi phát, nhưng các bác sĩ vẫn đánh giá tình trạng bệnh nhân có thể can thiệp được do người bệnh bị tắc động mạch lớn và tuổi còn trẻ, nhu mô não còn khả năng hồi phục. Ngay lập tức, kíp can thiệp đã hội chẩn và chỉ định thực hiện cấp cứu can thiệp mạch lấy huyết khối. Chỉ sau 30 phút kể từ khi nhập viện, bệnh nhân đã được chuyển lên phòng can thiệp để chuẩn bị thực hiện thủ thuật lấy huyết khối.

Sau 15 phút can thiệp, ekip đã lấy ra hai mảnh huyết khối, giúp mạch máu não của bệnh nhân tái thông hoàn toàn. Sau 10 giờ, bệnh nhân đã hồi phục tốt và có thể đứng lên. Sau 24 giờ can thiệp, bệnh nhân tỉnh táo, Glasgow đạt 15 điểm, nói rõ ràng và có thể tự thực hiện một số sinh hoạt cá nhân cơ bản.

Sau 10 giờ can thiệp, người bệnh đã có thể đứng lên. Ảnh BVCC
Sau 10 giờ can thiệp, người bệnh đã có thể đứng lên. Ảnh BVCC

Theo bác sĩ Khổng Hữu Phú, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, nam thanh niên trên là một trong số nhiều trường hợp đột quỵ ở những người còn trẻ. Chỉ trong ba tháng đầu năm, đơn vị này đã tiếp nhận hơn 10 ca đột quỵ ở người trẻ, bao gồm cả nhồi máu não và chảy máu não.

Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán, vẫn có nhiều trường hợp người trẻ phải nhập viện cấp cứu vì đột quỵ. Một ví dụ điển hình là trường hợp của một người đàn ông 31 tuổi, trú tại huyện Yên Lập (Phú Thọ). Anh có tiền sử sức khỏe bình thường. Vào khoảng 6 giờ sáng ngày 2/2, anh bị choáng váng và ngã trong nhà vệ sinh.

Khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện, đã là giờ thứ 9 kể từ khi triệu chứng xuất hiện. Mặc dù đã vượt quá thời gian vàng, các bác sĩ vẫn can thiệp thành công, tái thông mạch máu và lấy ra 6 mảnh huyết khối. Hiện anh đang trong quá trình hồi phục.

Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh của người cao tuổi, nhưng hiện nay tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang gia tăng một cách đáng báo động. Nguyên nhân chính là do lối sống thiếu lành mạnh, bao gồm căng thẳng kéo dài, chế độ ăn uống không khoa học, lạm dụng rượu bia, thuốc lá và thiếu vận động. Bên cạnh đó, các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu cũng là những yếu tố nguy cơ cần được chú ý.

Bác sĩ Phú khuyến cáo, khi có những dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ như yếu liệt nửa người, méo miệng, nói khó hoặc không nói được, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột, hoặc đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên môn để được cấp cứu kịp thời.

Người trẻ cần lưu ý duy trì một lối sống khoa học, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng kéo dài, ăn nhiều rau củ quả và trái cây, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol và chất béo; giảm hoặc không uống rượu bia và các đồ uống có cồn. Ngoài ra, mọi người cần từ bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích, thường xuyên tập thể dục thể thao và khám, điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường.

Tắm đêm - Thói quen tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ Tắm đêm - Thói quen tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ
Bác sĩ cảnh báo phương pháp chữa đột quỵ bằng Bác sĩ cảnh báo phương pháp chữa đột quỵ bằng 'ho mạnh, sấy vào gáy'
Từ vụ đột quỵ khi đi massage, bác sĩ đưa lời khuyên khi xoa bóp, bấm huyệt Từ vụ đột quỵ khi đi massage, bác sĩ đưa lời khuyên khi xoa bóp, bấm huyệt
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phát hiện ca viêm màng não mô cầu đầu tiên tại Đồng Nai

Phát hiện ca viêm màng não mô cầu đầu tiên tại Đồng Nai

Ngày 23/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận ca viêm màng não mô cầu đầu tiên trong năm 2025.
Tự chữa bệnh bằng cây me đất, người phụ nữ bị suy thận cấp

Tự chữa bệnh bằng cây me đất, người phụ nữ bị suy thận cấp

Người phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội bị tổn thương thận và suy thận cấp sau khi tin vào bài thuốc trên mạng, tự hái cây dại mọc ngoài vườn để sắc nước uống.
Chạy Online - xu hướng thể thao thời đại số

Chạy Online - xu hướng thể thao thời đại số

Chạy online là hình thức chạy bộ từ xa thông qua nền tảng số, nơi người tham gia tự chọn thời gian, địa điểm và hoàn thành thử thách.
Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa và thực phẩm trên mọi nền tảng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa và thực phẩm trên mọi nền tảng

Trước diễn biến phức tạp của vụ sản xuất, phân phối sữa giả gây bức xúc dư luận, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) yêu cầu các đơn vị chức năng trực thuộc tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi sai phạm trong hoạt động quảng cáo sữa và thực phẩm trên nhiều nền tảng truyền thông.
Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi trong tuần qua

Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi trong tuần qua

Trong tuần qua có hai ca tử vong vì sởi, trong đó có một trẻ nhập viện muộn. Bộ Y tế yêu cầu triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi đợt 3.
Ai không nên ăn hồng xiêm?

Ai không nên ăn hồng xiêm?

Hồng xiêm không chỉ thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn loại quả này.
Những thói quen hằng ngày âm thầm làm hỏng răng của bạn

Những thói quen hằng ngày âm thầm làm hỏng răng của bạn

Ít ai ngờ rằng, những thói quen thường nhật tưởng như vô lại lại đang lặng lẽ gây ra những tổn thương không nhỏ cho răng.
Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

Sau 5 ngày mắc sốt xuất huyết, cô gái 28 tuổi đã tử vong, trở thành trường hợp đầu tiên thiệt mạng vì bệnh này tại Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm nay.
Ngủ không đủ giấc có thể là thủ phạm gây viêm mũi

Ngủ không đủ giấc có thể là thủ phạm gây viêm mũi

Một bác sĩ Ấn Độ chỉ ra rằng, chăm sóc giấc ngủ là yếu tố ảnh hưởng đến chức năng mũi và nếu bị thiếu ngủ có thể gây ra nghẹt mũi, hắt hơi, viêm mũi.
TP.HCM ghi nhận ca viêm não hiếm gặp do virus cúm gia cầm

TP.HCM ghi nhận ca viêm não hiếm gặp do virus cúm gia cầm

Bé gái 8 tuổi tại Tây Ninh được chẩn đoán viêm não do virus cúm gia cầm H5N1 sau khi tiếp xúc với hàng loạt gà chết khoảng hai tuần trước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động