Bắp cải - Món ăn ngon, bài thuốc quý
Những bài thuốc chữa bệnh từ khoai lang Quất hồng bì - loại quả nhỏ mà "có võ" Bài thuốc chữa bệnh từ quả cóc |
Đặc điểm của bắp cải
Bắp cải còn có tên gọi khác là cải bắp, sú... có vị ngọt, tính mát. Không chỉ là món rau rất được ưa chuộng mà bắp cải còn được áp dụng trong chữa bệnh vô cùng hiệu quả bởi trong bắp cải có chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác.
Cây thảo có thân to và cứng, mang vết sẹo của những lá đã rụng.
Lá xếp ốp vào nhau thành đầu, phiến lá màu lục nhạt hay mốc mốc và có một lớp sáp mỏng, có những lá rộng với một thuỳ ở ngọn lớn, lượn sóng.
Vào năm thứ hai cây ra hoa. Chùm hoa ở ngọn mang hoa màu vàng có 4 lá đài, 4 cánh hoa, cao 1,5-2,5cm, 6 nhị với 4 dài, 2 ngắn.
Quả hạp có mỏ, dài tất cả cỡ 10cm, chia 2 ngăn; hạt nhỏ cỡ 1,5mm.
Ở Việt Nam, cải bắp được trồng ở miền Bắc vào mùa đông làm rau ăn lá quan trọng trong vụ này; cũng được trồng ở Cao Nguyên miền Trung như ở Đà Lạt; còn ở Nam Bộ, trong những năm sau này, do cải tiến về giống nên Cải bắp được trồng khá nhiều và bà con quen gọi là Cải nồi.
Bắp cải chứa hơn 90% nước, 1,8% protit, 5,4% gluxit, 1,6% xenluloza (chất xơ), 31mg% phốtpho, 4,8mg% canxi,1,1mg% sắt; lượng vitamin chỉ thua cà chua, gấp 4-5 lần cà rốt, 3-4 lần khoai tây, hành tây; 100g cải bắp cung cấp 50 calo.
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, cải bắp có vị ngọt tính mát, có tác dụng bổ dưỡng an thần hoạt huyết.
Bài thuốc sử dụng bắp cải
Chữa nhức tay chân, nổi hạch
Lá bắp cải cán giập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3 - 4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi buộc lại.
Xơ gan, táo bón
Uống nước ép bắp cải và ăn lá hấp chín.
Tiêu chảy
Đắp lá bắp cải trên vùng bụng ban ngày, uống nước bắp cải luộc.
Viêm loét dạ dày
Lấy một ký lá cải bắp tươi sẽ cho 500 – 700ml nước ép, nếu giã tươi lấy nước cốt thì được 350 – 500ml. Dùng nước ép hoặc nước cốt cải bắp uống trong ngày với liều 1.000ml, chia làm 4 - 5 lần (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng 2 tháng, sẽ có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa sâu lắm.
Đau bụng kinh
Đắp lá bắp cải trên vùng bụng dưới trong vài giờ.
Trị đau lưng, đau khớp, đau dây thần kinh
Chuẩn bị 2-3 lá bắp cải lớn, 2-3 lát hành tây, 3-4 nắm cám gạo. Nấu sôi lá bắp cải, cám gạo, và hành tây với ít nước trong 20 phút cho nhừ. Khi nước cạn, nhúng gạc băng vào hỗn hợp, đợi nguội một chút đắp nóng lên vết đau. Để trong 1-2 giờ hoặc để qua đêm.
Giảm đau nhức
Ép bắp cải lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, gout, đau dây thần kinh tọa.
Trị mụn trứng cá
Giã bắp cải lấy nước ép, thoa nước này lên vùng da bị mụn cho khô, sau đó đắp lá bắp cải lên trên.
Chữa ho nhiều đờm, khàn giọng
Dùng 80-100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.
Trị thiếu máu
Uống 1-2 ly nước ép bắp cải tươi mỗi ngày.
Trị bỏng
Đắp lá bắp cải nghiền lên vùng da bị tổn thương để giảm đau và nhanh lành.
Buộc 3-4 lá bắp cải dầy chung quang vùng bị bong gân, để suốt đêm.
Chữa cảm lạnh và viêm thanh quản
500g nước ép bắp cải đỏ, 3g nghệ, 250g mật ong. Tất cả nấu lên cho thành xi-rô. Mỗi lần uống 1 muỗng canh hòa trong một ly nước trà, ngày 3-4 lần.
Viêm tuyến vú
Các mẹ bỉm sữa cho con bú bị đau đầu ti, căng tức ngực có thể dùng lá bắp cải chèn vào áo ngực, ngủ qua đêm. Các triệu chứng khó chịu sẽ được giải toả hữu hiệu.
Thải độc gan
Chuẩn bị 1 bắp cải tím hoặc xanh, 1-2 củ gừng tươi, 2 muỗng cà phê nước chanh tươi, 1 trái táo, một nửa thìa hạt thì là. Bắp cải, táo và gừng cắt thành từng miếng nhỏ, đun sôi với một cốc rưỡi nước, nấu sôi khoảng 4 - 5 phút, thêm một muỗng hạt thì là, đổ thêm vào hỗn hợp một ít nước, vắt thêm chanh để tăng độ ngon cho thức uống. Nên uống hàng ngày vào buổi sáng để có được hiệu quả tối ưu cho cơ thể. Có thể bảo quản tốt hơn trong tủ lạnh.
Bong gân
Trị mụn nhọt và vết sâu bọ đốt
Trong bắp cải có chứa kháng sinh nên khi bị mụn nhọt hoặc bị sâu bọ đốt, hãy giã lá bắp cải ra và đắp lên, sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Tiểu đường
Bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng l00g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh tiểu đường loại 2.
Chữa tắc sữa
Rửa sạch 2 lá bắp cải bằng nước sạch. Để 2 lá bắp cải đã sạch vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 20-30 phút rồi mang ra áp nhẹ vào hai bầu vú. Nhớ chú ý đến phần bị sưng và đau nhất. Bạn cũng có thể mặc cả áo ngực để khỏi phải dùng tay giữ lá. Để như vậy đến khi lá hết lạnh.
Lưu ý khi sử dụng bắp cải
Tuy bắp cải tốt cho cơ thể, nhưng một số trường hợp như: Bệnh tiểu đường, chứng đầy hơi, tiêu chảy, bệnh cường giáp, bị bệnh bướu cổ, suy tuyến giáp, vừa phẫu thuật, dạ dầy, bệnh thận... không nên ăn bắp cải để đảm bảo sức khỏe cho chính mình.
Cúc la mã - Dược liệu cổ xưa đa công dụng |
Thảo quả - Vị thuốc quý, gia vị thơm ngon |
Ngô đồng - Từ cây cảnh đến cây thuốc |