4 thực phẩm “rẻ bèo” giúp bạn ít ốm vặt khi thời tiết giao mùa
6 món canh tăng sức đề kháng cực tốt khi thời tiết giao mùa Thời tiết giao mùa dễ bị ho, đừng quên ăn những loại trái cây này |
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa hai mùa trong năm, khi thời tiết có sự thay đổi rõ rệt, thường đi kèm với sự biến động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố khí hậu khác. Ví dụ, giao mùa thường xảy ra giữa mùa hè và mùa thu, hoặc giữa mùa đông và mùa xuân. Thời điểm này, cơ thể dễ bị mắc các bệnh liên quan đến thời tiết như cảm lạnh, cúm, dị ứng, do sự thay đổi đột ngột của khí hậu và nhiệt độ.
Trong giai đoạn giao mùa, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của thời tiết và tăng cường sức đề kháng. Dưới đây là những loại thực phẩm tốt nhất trong thời tiết giao mùa nên bổ sung để cơ thể luôn khoẻ mạnh.
Tỏi
Tỏi giúp tăng mùi vị cho thức ăn, dễ kết hợp trong nhiều món như súp, gà hầm, món xào hay ăn tỏi nướng. Tỏi giàu chất dinh dưỡng có tác dụng nâng cao hệ thống miễn dịch, giảm cholesterol đồng thời cải thiện lưu thông máu. Ăn tỏi có thể phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Một số người không thể ăn tỏi sống do hương vị đặc trưng, trộn cùng một thìa mật ong để ngon miệng hơn.
Vỏ chanh
Loại trái cây có múi này có thể giảm nhiễm trùng do vi khuẩn và virus, tăng cường khả năng miễn dịch. Không chỉ nước cốt mà vỏ chanh cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó chứa nhiều vitamin C, chất xơ cùng với chất chống oxy hóa D-Limonen mang lại cho chanh mùi thơm đặc trưng. Chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe tim mạch, hệ miễn dịch, góp phần giảm nguy cơ ung thư.
Bạn có thể tận dụng vỏ chanh bào thành sợi nhỏ, sau đó thêm vào các món bánh, sữa chua hay salad. Vỏ thái nhỏ làm mứt, thêm vào ly nước chanh, cocktail đều mang đến hương vị đặc biệt.
Gừng
Bắt đầu ngày mới với một cốc nước gừng có lợi cho hệ thống miễn dịch, giảm ốm vặt. Ngoài công dụng chống viêm, gừng rất giàu chất chống oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do có hại trong cơ thể. Những chất chống oxy hóa này còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng đề kháng, chống lại các bệnh mạn tính.
Gừng có đặc tính sinh nhiệt, giúp tạo nhiệt trong cơ thể lúc ốm, nhất là khi thời tiết lạnh. Nó cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, tăng cường tiêu hóa, giảm buồn nôn khi mắc bệnh, ăn uống kém. Đây là một trong những gia vị cơ bản, dễ đưa vào chế độ ăn uống để phòng ngừa cảm lạnh. Bạn có thể thêm gừng vào sinh tố, rau nấu chín, canh, súp hay các loại trà khác nhau.
Sữa chua
Sữa chua không chỉ là món ăn nhẹ thơm ngon mà còn là người bạn đồng hành tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, nhờ chứa nhiều probiotic - vi khuẩn có lợi.
Probiotic đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột - nơi có hàng nghìn tỷ vi sinh vật cùng sinh sống. Điều đáng chú ý là 70% tế bào miễn dịch của cơ thể tập trung tại đường ruột, do đó, một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Probiotic trong sữa chua giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn có hại, ngăn ngừa viêm nhiễm và kích thích hệ miễn dịch sản xuất các kháng thể cần thiết để bảo vệ cơ thể.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp tại nhà |
Làm gì để bảo vệ sức khoẻ khi nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch lớn |
6 món canh tăng sức đề kháng cực tốt khi thời tiết giao mùa |