4 món ăn bổ phổi đơn giản, dễ làm lại cực "hạt rẻ", ai dùng cũng tốt

Những món ăn được chế biến từ nhiều thực phẩm, hầu hết đều là dược liệu quý trong đông y, có công dụng giúp bổ phổi, tăng cường sức khoẻ, tránh được các bệnh lý nguy hiểm.
Loại rau nhiều nơi bỏ đi nhưng lại là dược liệu quý chữa viêm đại tràng, viêm da và lao phổi Những loại thực phẩm tự nhiên tốt cho phổi Bệnh ung thư phổi và những lầm tưởng phổ biến
4 món ăn bổ phổi đơn giản, dễ làm lại cực

Phổi là "lá chắn" đầu tiên của cơ thể, chịu trách nhiệm về hô hấp và giúp các tế bào duy trì hoạt động sống, nhưng phổi cũng phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân từ môi trường bên ngoài nên thường rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus,...

Là cơ quan khá đặc biệt trong cơ thể con người, phổi “nhạy cảm” trong mọi điều kiện thời tiết. Nếu không kịp thời điều chỉnh cơ thể sẽ dễ mắc một số triệu chứng khó chịu như viêm phổi, ho và các bệnh khí quản khác.

Mùa thu đông, không khí khô hanh là thời điểm thích hợp để làm ẩm phổi, giúp phổi giảm thiểu nguy cơ tổn thương, cách đơn giản nhất là bắt đầu với chế độ ăn uống hiệu quả. Dưới đây là bốn công thức món ăn dưỡng ẩm phổi rất hữu dụng, ai cũng có thể áp dụng.

Canh bách hợp hạt sen

Theo Đông y, bách hợp (hay còn gọi loa kèn) không chỉ để làm đẹp mà còn có tác dụng với sức khỏe. Loại hoa này chứa nhiều ancaloit, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp phục hồi sức khỏe, giảm ho và giảm hen suyễn. Kết hợp với hạt sen rất giàu protein, canxi, sắt và các chất dinh dưỡng khác, giúp lưu thông khí huyết, bổ tỳ, bổ thận. Bách hợp, hạt sen và ngân nhĩ kết hợp có tác dụng dưỡng ẩm cho phổi rất tốt.

4 món ăn bổ phổi đơn giản, dễ làm lại cực

Cách chế biến: Ngâm nấm với nước, cắt bỏ phần gốc vàng sau khi ngâm, xé thành từng sợi nhỏ. Hạt sen, củ bách hợp rửa sạch và ngâm với nước. Thêm một lượng nước thích hợp, cho nấm trắng và hạt sen vào nồi, đun trên lửa lớn cho sôi rồi nấu trên lửa nhỏ khoảng 30 phút, cuối cùng cho hoa vào nấu khoảng 15 phút. Bạn có thể thêm đường phèn tùy theo sở thích.

Lê chưng

Lê có thể chưng với xuyên bối mẫu - một loại thảo dược dân gian, kết hợp đường phèn. Món này làm ẩm phổi, giải đờm và giảm ho.

4 món ăn bổ phổi đơn giản, dễ làm lại cực

Cách làm: Rửa sạch lê, cắt bỏ phần đâu quả lê, dùng muỗng nạo bớt phần ruột quả lê. Cho vào đó một chút bột xuyên bối mẫu, lượng đường phèn thích hợp rồi cho phần lê đã khoét vào, sau đó cho vào nồi hấp cách thủy khoảng nửa tiếng là có thể ăn được.

Cháo củ mài

Củ mài có vị ngọt, tính bình, có lợi cho việc chăm sóc sức khỏe phổi, điều hòa quá trình trao đổi chất, dưỡng ẩm cho da và thông ruột. Nên nấu củ mài cùng với hạnh nhân, có thể bồi bổ phổi và thận. Vào mùa thu hanh khô, một vài bát cháo củ mài là thích hợp nhất để xua đi cái hanh khô, thiếu ẩm.

4 món ăn bổ phổi đơn giản, dễ làm lại cực

Cách nấu: Rửa sạch củ mài, gọt vỏ, thái miếng rồi cho vào nấu cùng chút gạo, hạnh nhân... đến khi thành hỗn hợp cháo sền sệt. Nêm nếm gia vị vừa ăn.

Đường phèn ngân nhĩ

Thời xưa, ngân nhĩ rất quý vì hiếm và chỉ có các gia đình quyền quý mới đủ khả năng sử dụng. Ngày nay, ngân nhĩ được trồng đại trà nên loại thực phẩm “bất lão trường sinh” này trở nên khá thông dụng trong bữa ăn của người dân bình thường.

4 món ăn bổ phổi đơn giản, dễ làm lại cực

Theo Đông y, ngân nhĩ vị ngọt, tính bình, có công dụng tư âm nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, thích hợp cho người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mắc các chứng bệnh đường hô hấp, tăng huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não, người gầy, miệng khô họng khát, đầu choáng mắt hoa, lòng bàn tay và bàn chân nóng, hay đánh trống ngực, ngủ kém, tiểu tiện đại tiện khó...

Món ngân nhĩ đường phèn không chỉ thơm ngon, ngọt mà còn có độ sánh mịn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm đẹp, làm mềm da.

4 món ăn bổ phổi đơn giản, dễ làm lại cực

Để làm món này, cần có ngân nhĩ, táo tàu, kỳ tử, đường phèn. Ngâm ngân nhĩ với nước, cắt bỏ phần gốc vàng sau khi ngâm, xé thành từng sợi nhỏ. Thêm một lượng nước thích hợp, cho ngân nhĩ và táo đỏ, kỳ tử đã rửa sạch vào nồi đun nhỏ lửa. Sau khi nấm chín, thêm đường phèn vừa ăn.

Ngoài ra để bảo vệ phổi bạn nên ít ăn đồ cay, chú ý uống nước nhiều hơn, tập thể dục, mở cửa sổ để hít thở không khí trong lành, tăng cường lưu thông máu và chức năng hô hấp. Khi ra ngoài, cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, sử dụng khẩu trang để tránh khói bụi, vi khuẩn trong không khí.

Loại rau nhiều nơi bỏ đi nhưng lại là dược liệu quý chữa viêm đại tràng, viêm da và lao phổi Loại rau nhiều nơi bỏ đi nhưng lại là dược liệu quý chữa viêm đại tràng, viêm da và lao phổi
Thuốc Đông Y: Sử dụng lá mơ trong điều trị bệnh phổi Thuốc Đông Y: Sử dụng lá mơ trong điều trị bệnh phổi
Những loại thực phẩm tự nhiên tốt cho phổi Những loại thực phẩm tự nhiên tốt cho phổi
Diệu Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Trong ba tháng qua, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.074 ca mắc sởi, trong đó hơn một nửa là trẻ đang đi học. Trước tình hình này, các bệnh viện trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch ứng phó dịch nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động