Loại rau nhiều nơi bỏ đi nhưng lại là dược liệu quý chữa viêm đại tràng, viêm da và lao phổi
Cây Rau Sam hay còn gọi với tên khác là Mã xỉ hiện, pourpier, có tên khoa học là Portulaca oleracea L., thuộc họ rau sam – tên danh pháp khoa học là Portulacaceae.
Rau Sam là loaị cỏ sống hàng năm, có nhiều cành mẫm, nhẵn. Thân có màu đỏ nhạt, dài 10 – 30 cm. Lá bầu dục dài, phía đáy lá hơi thót lại, không cuống, phiến lá dày, mặt mbongs, dài 2 cm, rộng 8 – 14mm. Hoa mọc ở đầu cành, màu vàng, không có cuoongs. Qủa nang hình cầu, mở bằng 1 nắp. trong chứa nhiều hạt màu đen bóng.
Trong rau sam cso hydrad acbon, chất béo, Ca, Fe, P, vitamin A, B, C, protid, glycoside, saponin, chất nhựa.
Đây là giống cây khá phổ biến, phân bố chủ yếu ở các vùng ẩm thấp như ven sông suối, vùng đồng bằng,… .
Toàn cây rau sam đều có tác dụng riêng, không bỏ bộ phận nào.
Tác dụng – công dụng chung của cây Rau sam
Điều trị lỵ, viêm đại tràng; lao phổi, áp xe phổi, ho gà; xuất huyết tử cung, ho nhiều máu sau sinh, tiểu tiện ra máu,… .
Trị mụn nhọt sưng đau, viêm da, dị ứng; đặc biệt da bị lở ngứa có mủ; có thể lấy dịch tươi bôi vào chỗ viêm, chỗ ngứa do nước ăn chân.
Theo đông y:
Rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc đi vào 3 kinh Tâm, Can, Tỳ. Có kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc, tiêu thũng, cho kích thích tiêu hóa. có khả năng thanh nhiệt trị các chứng nóng trong, nóng ngoài của mùa hè. sát trùng, chữa trị mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, các chứng lỵ, giun sán đường ruột. Chủ trị các chứng mụn nhọt mẩn ngứa sưng đau ngoài da, các chứng đầy bụng, trướng bụng, , ăn không tiêu, tiêu hóa kém, nóng trong người, mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm giun sán, lỵ,…
Ngày dùng khô 8 – 16 g, tươi 50 – 100g g, dạng thuốc sắc, bôi, đắp bên ngoài, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Nghiên cứu khoa học về cây Rau sam
Nghiên cứu khoa học cho thấy khi duy trì sử dụng rau Sam có tác dụng ngăn chặn sự phát triễn của vi trùng lỵ và thương hàn.
Dịch chiết từ cây rau Sam bằng cồn etylic có hiệu quả rõ rệt đối với trực khuẩn Coli, kiết lỵ và thương hàn.
Ngoài ra, trong rau Sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miển dịch của cơ thể.
Các nguyên tố vi lượng có trong Rau Sam như kẽm, mangan, magie và đồng trong dược liệu có tác dụng chống khối u.
Một số bài thuốc từ cây Rau sam
Chữa dịch sản hậu ra nhiều
60g rau Sam khô đem rửa sạch sắc lấy nước dùng. Chia làm 2 lần dùng.
Nếu không có khô bạn có thể dùng với 200g rau Sam tươi.
Trị giun
50g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Uống nước ép rau sam vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng trước khi ăn khoảng 4 giờ. Uống liền trong 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy giun ra ngoài theo phân. Phương cách này hữu hiệu với giun kim và giun đũa.
Trị trướng bụng
300 – 500g rau sam, rửa sạch, chia làm 2 lần dùng, mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành một thứ canh hơi sệt.
Trị phụ nữ bị bạch đới
30g rau Sam rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt trộn chung với 2 lòng đỏ trứng gà, trộn đều rồi bắc lên bếp đun sôi để uống.
Trị mụn nhọt
Chuẩn bị một miếng màn hoặc miếng vải mỏng, giặt sạch phơi khô. 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát, sau đó gói vào miếng vải trước đo đã chuẩn bị, đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Duy trì đắp đến khi mụn nhọt nhín và vỡ ra.
Trị chứng bạch cầu cấp
Bạch chỉ 12g + mã xỉ hiện 30g + hà thủ ô, a giao mỗi vị cân lấy 16g.Rửa sạch cho vào sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
Trị tiểu rát, tiểu máu
100g rau sam + 50g rau dền. Rưa sạch thái nhỏ nấu canh như bình thường, ăn chung với cơm. Duy trì sử dụng liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu sẽ được cải thiện.
Hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng
Bại tương thảo, thổ phục linh, kê nội kim, mã xỉ hiện, khổ sâm và bạch thược mỗi vị 20g + cam thảo 6g + xạ hương 4g + tam lăng, xuyên hậu phác và huyền hồ mỗi vị 10g + hồng đằng 12g. Đem các vị trên đi rửa sạch rồi sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thành, duy trì sử dụng bện sẽ thuyên giảm.
Trị kiết lỵ
Rau sam, cỏ sữa mỗi vị 100g. Hai loại này rửa sạch, thêm vào khoảng 400ml nước rồi sắc, sắc đến khi nào cạn còn chừng 100ml thì gạn nước ra để uống, chia làm 2 lần dùng, dùng trong ngày. Nếu có thêm đi ngoài ra máu thì thêm cỏ nhọ nồi 20g đun lẫn.
Lưu ý khi dùng
Bạn cần lưu ý một số điều sau trong cách chế biến và sử dụng loại dược liệu này:
Không nấu quá chín, đung sôi quá lâu.
Không sử dụng cho phụ nữ có thai.
Người bệnh có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ khi sử dụng loại rau này.
Người có tiền sử sạn thận nên thận trọng dùng loại dược liệu này.
Một số người cần kiêng hoặc thận trọng khi dùng loại dược liệu này
Rau sam được ví von như “vị thuốc trường thọ”, “thần dược mọc hoang”. Rau sam được sử dụng rất nhiều trong đời sống như một món ăn quen thuộc nhưng tác dụng tuyệt vời của vị thuốc quý này thì lại ít người biết.
*Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo sức khỏe cũng như đạt hiệu quả trong việc điều trị các bệnh người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuốc.