Uống nước đậu bắp có tác dụng gì?

Nước đậu bắp là một loại đồ uống tự nhiên được nhiều người yêu thích không chỉ bởi vị thanh mát mà còn bởi những lợi ích tuyệt vời mà loại nước này mang lại cho sức khỏe.
Loại quả bị nhiều người chê khó ăn hóa ra là "sâm xanh" giá rẻ mà công dụng thì nhiều vô kể Loại quả được ví như “nhân sâm xanh”, đừng chỉ ăn luộc, đem nấu kiểu này đẹp mắt lại bổ dưỡng gấp bội Đậu bắp - "nhân sâm xanh" cho cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai
Uống nước đậu bắp có tác dụng gì?

Đậu bắp từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta.

Trong mỗi 100g đậu có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như Natri 7mg, Kali 299 mg, Chất xơ 3.2g, Protein 1.9g, Sắt, vitamin C, Vitamin B6, Magie 57mg và các khoáng chất. Đậu bắp có lượng calo thấp chỉ 33 calo và không chứa cholesterol hoặc chất béo bão hòa gây hại cho cơ thể.

Nước đậu bắp là một loại đồ uống tự nhiên được nhiều người yêu thích. Với hàm lượng dinh dưỡng cao và calo thấp của đậu bắp giúp loại thực phẩm này phù hợp với mọi đối tượng đặc biệt là đối với bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, thiếu máu, táo bón,... Sau đây là những lợi ích của nước đậu bắp đem lại.

Ngăn ngừa thiếu máu

Thiếu máu là một trong những bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng. Nước đậu bắp có khả năng sản xuất tế bào hồng cầu, nhờ đó giúp làm tăng số lượng hemoglobin để ngăn ngừa thiếu máu. Bên cạnh đó, nước đậu bắp còn giúp vận chuyển và duy trì lượng máu cần thiết để nuôi cơ thể.

Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu

Chất insulin chứa trong đậu bắp có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường. Sử dụng đậu bắp thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày hoặc uống nước đậu bắp kết hợp với điều trị bằng thuốc sẽ giúp ổn định tình trạng đường huyết. Chúng ta nên sử dụng đậu bắp từ 3 - 6 tháng trở lên để có thể thấy sự cải thiện về lượng đường trong máu. Ngoài ra, đậu bắp chứa ít đường và calo nên sẽ không làm tăng lượng đường khi sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày.

Hệ tiêu hóa

Đậu bắp rất tốt cho hệ tiêu hóa, có thể hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Thực tế, chất nhầy dính trong đậu bắp được tạo thành từ polisaccarit như collagen và mucopolysacarit giúp cải thiện nuôi dưỡng vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Tác dụng chính là nhuận tràng, hỗ trợ các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Đậu bắp còn chứa rất nhiều chất xơ cùng với chất nhầy có thể điều hòa sự hấp thu của ruột non giúp điều chỉnh lượng đường huyết. Chất nhầy này còn là môi trường phát triển cho vi khuẩn đường ruột, tác dụng bôi trơn đường ruột.

Chữa ho và đau họng

Nước đậu bắp có công dụng trong việc điều trị ho và đau họng. Đặc tính kháng khuẩn trong nước đậu bắp giúp giảm đau và làm dịu cổ họng. Ngoài ra, nước đậu bắp cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng của bệnh cảm lạnh như buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu.

Uống nước đậu bắp có tác dụng gì?

Phòng chống loãng xương

Ăn đậu bắp thường xuyên còn giúp phòng chống được tình trạng loãng xương nhờ chất nhầy trong đậu bắp có khả năng bôi trơn các khớp xương. Vitamin K, Vitamin B9 của đậu bắp cũng giúp hạn chế được tình trạng mất canxi, vì thế khi sử dụng đậu bắp sẽ giúp xương chắc khỏe. Hàm lượng magie cao trong đậu bắp cũng giúp cải thiện tình trạng căng cơ bắp chân, bắp tay,...

Làm đẹp da

Chất pectin trong đậu bắp có tác dụng tăng cường độ đàn hồi cho da. Ăn đậu bắp thường xuyên có thể cải thiện tình trạng sức khỏe làn da, các chất chống oxy hóa trong nó có thể giúp thanh lọc máu, loại bỏ tạp chất góp phần đẩy lùi mụn trứng cá. Ngoài cách sử dụng để ăn, bạn còn có thể nghiền nát đậu bắp sử dụng như một lớp mặt nạ bôi lên mặt để làn da trở nên sáng mịn hơn.

Hỗ trợ phát triển thai nhi

Quá trình phát triển ống thần kinh, thai nhi cần nhiều các chất thuộc nhóm vitamin B và chất xơ. Vì vậy, mẹ bầu nên duy trì sử dụng đậu bắp thường xuyên từ tháng thứ 4 trở đi để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Chất nhầy và chất xơ trong đậu bắp còn giúp thai phụ hạn chế táo bón trong thai kỳ.

Giảm cân

Đậu bắp có hàm lượng chất xơ vô cùng dồi dào, bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ này rất có lợi cho công cuộc giảm cân. Cùng với ưu điểm lượng calories thấp khiến đậu bắp trở thành món ăn lý tưởng giúp kiểm soát cân nặng.

Ngăn ngừa ung thư

Chất flavonoid và polyphenol trong đậu bắp còn tác dụng giảm đường huyết. Một số nghiên cứu thí nghiệm trên chuột cho thấy các chất chiết xuất từ đậu bắp có thể giúp tăng tiết insulin, giảm đường huyết và nồng độ lipid trong máu.

Nên uống nước đậu bắp khi nào?

Thời điểm sử dụng nước đậu bắp tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn khoảng 30 phút. Bởi vì khi dạ dày chưa có thức ăn từ tối hôm trước sẽ được bổ sung 1 lớp chất nhầy giúp bôi trơn dạ dày và đường ruột. Mỗi tuần chúng ta nên thực hiện uống nước ngâm đậu bắp đều đặn từ 2 - 3 lần/ tuần xen kẽ bổ sung loại rau này trong các bữa ăn. Không nên lạm dụng nước đậu bắp vì chúng có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình đào thải của thận.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang điều trị bất kỳ bệnh nào bằng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tình trạng làm mất hiệu quả thuốc. Đối với những người thường gặp triệu chứng đầy bụng, khó tiêu thì không nên sử dụng nhiều đậu bắp vì lượng fructose trong đậu bắp dễ khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn.

Loại rau bổ ngang “nhân sâm” có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng người Việt rất ít ăn Loại rau bổ ngang “nhân sâm” có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng người Việt rất ít ăn
2 loại rau dễ trồng như cỏ lại được mệnh danh là 2 loại rau dễ trồng như cỏ lại được mệnh danh là "nhân sâm tự nhiên", có loại không chăm vẫn lên tốt um
Bí quyết sống thọ trăm tuổi của người Nhật nằm ở món rau bán rẻ bèo ở chợ Việt Bí quyết sống thọ trăm tuổi của người Nhật nằm ở món rau bán rẻ bèo ở chợ Việt
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Trong ba tháng qua, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.074 ca mắc sởi, trong đó hơn một nửa là trẻ đang đi học. Trước tình hình này, các bệnh viện trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch ứng phó dịch nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động