Nên tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào?

Bệnh cúm rất nguy hiểm đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, do đó, việc tiêm phòng cúm cho trẻ là rất quan trọng.
Những món ăn bài thuốc nên dùng khi bị cảm cúm để nhanh khỏe Các bệnh thường gặp trong mùa đông Nghi ngờ cúm không tự ý xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà

Vì vậy, cha mẹ nên chủ động tiêm vaccine cúm cho trẻ đúng theo lịch, đúng độ tuổi và thời điểm khuyến cáo để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Cúm là gì?

Cúm là một bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào mùa đông, do các chủng virus cúm như A (H3N2), A (H1N1), cúm B (Yamagata, Victoria) và cúm C gây ra. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, chủ yếu qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi và họng khi ho hoặc hắt hơi (phần tử khí dung). Ngoài ra, virus cúm có thể tồn tại trên các bề mặt và vật dụng mà người bệnh đã tiếp xúc, vì vậy bạn có thể bị nhiễm virus nếu chạm vào các bề mặt này và sau đó đưa tay lên miệng, mũi hoặc mắt.

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh.
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh.

Biểu hiện của bệnh cúm thường giống cảm lạnh thông thường nhưng xuất hiện đột ngột và kèm theo các triệu chứng như đau cơ, nhức đầu, sốt, ho, đau họng và mệt mỏi. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 5% dân số mắc cúm, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Đối với người khỏe mạnh, bệnh cúm thường gây các triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi trong 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, với người cao tuổi, trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu, bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, tổn thương hô hấp, co giật, thậm chí là tử vong. Mức độ nghiêm trọng của biến chứng phụ thuộc vào loại virus cúm và sức đề kháng của từng người.

Vì sao nên tiêm vaccine cúm cho trẻ em?

Bố mẹ hoặc người giám hộ cần lưu ý lịch tiêm vaccine cúm cho trẻ để chủ động đưa trẻ đi tiêm vì những lý do sau:

Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, rất dễ mắc cúm và có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn người lớn, như viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim, suy hô hấp, nhiễm khuẩn thứ phát, thậm chí là tử vong.

Virus cúm là tác nhân gây bệnh nguy hiểm do chúng liên tục biến đổi (thay đổi tính kháng nguyên) theo chu kỳ hàng năm, khiến vaccine cúm mùa không còn hiệu quả bảo vệ cơ thể khỏi các chủng virus đã thay đổi.

Hiệu quả bảo vệ của vaccine cúm chỉ kéo dài từ 6 đến 12 tháng, vì vậy việc tiêm nhắc hàng năm là rất quan trọng.

Thành phần của vaccine cúm luôn được xem xét và điều chỉnh hàng năm để đảm bảo phù hợp với các chủng virus cúm đang lưu hành. Do đó, các tổ chức y tế khuyến cáo tiêm phòng vaccine cúm mùa hàng năm cho trẻ để cơ thể tiếp tục sản sinh kháng thể cần thiết chống lại sự xâm nhập và tấn công của các chủng virus cúm mới.

Thời điểm tiêm phòng cúm cho trẻ

Thời điểm tiêm phòng cúm cho trẻ.
Thời điểm tiêm phòng cúm cho trẻ.

Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và chủ yếu nhận được miễn dịch từ mẹ qua rau thai hoặc sữa mẹ, nhưng miễn dịch này sẽ giảm dần sau khoảng 6 tháng. Vì vậy, tiêm vaccine cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là rất quan trọng.

Liều tiêm phòng cúm cho trẻ em và người lớn được chỉ định như sau:

Trẻ từ 6 tháng đến trước 9 tuổi: Tiêm 2 liều, cách nhau 1 tháng, sau đó tiêm nhắc hàng năm với liều 0.5 ml.

Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm hàng năm với liều 0.5 ml.

Ở nước ta, dịch cúm có thể xuất hiện quanh năm, nhưng thường đạt đỉnh vào khoảng tháng 3 - 4 và tháng 10 hàng năm. Vì vậy, để chủ động phòng ngừa cúm, cha mẹ nên cho trẻ tiêm vaccine cúm trước khi vào mùa cúm của từng năm khoảng 2 - 4 tuần, vì cơ thể cần khoảng 2 tuần để sản sinh các kháng thể cần thiết.

Trẻ em nào không nên tiêm phòng cúm?

Mặc dù vaccine cúm mang lại hiệu quả phòng bệnh khá tốt, nhưng có một số trường hợp dưới đây không nên tiêm vaccine cúm:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Trẻ từng gặp phải phản ứng nghiêm trọng với vaccine cúm trước đây.

Trẻ từng bị hội chứng Guillain-Barré (một tình trạng trong đó hệ miễn dịch tấn công một phần của hệ thần kinh) trong vòng 6 tuần sau khi tiêm vaccine cúm.

Trẻ đang bị sốt hoặc ốm.

Nếu trẻ bị dị ứng với trứng hoặc nghi ngờ về điều này, phụ huynh cần thông báo cho bác sĩ, vì vaccine cúm thường được nuôi trong trứng gà và có thể chứa protein trứng.

Các phản ứng phụ có thể gặp phải khi tiêm vaccine cúm bao gồm: sưng tấy, đau tại vị trí tiêm. Trẻ em, đặc biệt là những trẻ chưa từng nhiễm virus cúm, có thể bị sốt nhẹ và mệt mỏi sau tiêm.

Tuy nhiên, các phản ứng phụ này rất hiếm và thường chỉ kéo dài khoảng 1-2 ngày.

Nhìn chung, việc tiêm vaccine cúm cho trẻ là rất cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm. Vì vậy, cha mẹ không nên bỏ qua việc tiêm phòng cúm cho trẻ và cần đảm bảo tiêm đúng lịch và đủ liều.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm
Vì sao nên tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm? Vì sao nên tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm?
Các triệu chứng cúm mùa chuyển nặng cần lưu ý Các triệu chứng cúm mùa chuyển nặng cần lưu ý
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Không chỉ là một loại rau quen thuộc, rau má còn là “bí quyết” chăm sóc da tuyệt vời, giúp phục hồi vết thương, giữ da săn chắc và giảm rõ rệt các nếp nhăn.
Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Muối là khoáng chất thiết yếu cho não bộ và cơ thể. Dùng nước muối pha loãng có nhiều lợi ích nhưng cần dùng cần dùng đúng cách và lưu ý liều lượng.
Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Mất ngủ là vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể cải thiện nếu bạn chủ động xây dựng những thói quen lành mạnh mỗi ngày.
Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Giải độc gan là việc bạn cần làm mỗi ngày để đảm bảo lá gan khỏe mạnh, gan có sức thực hiện trọng trách vốn dĩ thuộc về nó. Vậy uống gì để thải độc gan nhanh và hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé.
Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế vừa chỉ đạo điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP.HCM.
Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở phụ nữ, dẫn đến đột quỵ.
Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Bệnh nhân nhập viện vì buồn nôn, tê bì và tụt huyết áp sau khi ăn nhiều củ ấu tàu thay cơm. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc aconitin trong củ ấu tàu.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm nay, trên nền bệnh đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động