Thực hư thông tin lá đu đủ chữa được ung thư

Trên mạng xã hội và nhóm các bệnh nhân ung thư lan truyền thông tin việc dùng lá đu đủ tươi hoặc phơi khô, nấu nước uống có thể chữa khỏi bệnh ung thư làm nhiều người bán tín bán nghi. Vậy sự thật như thế nào?
Tuyệt chiêu trồng đu đủ siêu trái ruột vàng thương lái đổ xô mua hết tại vườn, đến vụ là có tiền Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá cây đu đủ Hoa đu đủ đực, vị thuốc nam với nhiều công dụng tuyệt vời
Lá đu đủ có chữa được ung thư?
Lá đu đủ có chữa được ung thư?

Thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện nhiều quảng cáo rao bán các sản phẩm được làm từ cây hoa đu đủ đực như: Hoa, lá tươi hoặc khô, hoa đu đủ đực ngâm mật ong… và được giới thiệu có công dụng như chữa bệnh đau dạ dày, ho… Đáng ngạc nhiên hơn, một số quảng cáo nói rằng, uống nước sắc hoa và lá đu đủ đực có thể chữa được ung thư.

Về vấn đề này, Bác sĩ Trần Đức Cảnh - Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng - Bệnh viện K Trung Ương cho biết, cây đu đủ được trồng trên khắp nước ta, các bộ phận của cây từ lâu cũng đã được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, với bệnh lý ung thư, lá và hoa đu đủ chưa được chứng minh hiệu quả trên người.

Lá cây này được sử dụng để sát khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chữa sốt rét, trừ giun sán. Nước hãm từ rễ cây dùng trong điều trị các bệnh hoa liễu, trĩ và mụn cóc. Rễ sắc uống làm thuốc cầm máu trong bệnh băng huyết, sỏi thận. Hạt cây này cũng có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Trong khi hoa tươi hoặc phơi khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa ho, khàn tiếng.

Bác sĩ Cảnh nhấn mạnh, công dụng chống ung thư của dịch chiết từ lá đu đủ mới được ghi nhận trên chuột. Một số loại tế bào ung thư nhạy cảm với dịch chiết lá đu đủ ở chuột là ung thư tiền liệt tuyến, gan, cổ tử cung, phổi, tụy, vú. Mọi người không nên nghe theo các phương pháp dân gian trị bệnh từ lá để đánh mất thời điểm vàng điều trị bệnh.

Trả lời báo chí, Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho rằng, đu đủ là loại cây rất dễ trồng, phù hợp với các điều kiện khí hậu khác nhau. Quả đu đủ là trái cây phổ biến, nhiều giá trị dinh dưỡng với vitamin cần thiết cho cơ thể. Trong dân gian nhiều bộ phận khác nhau của cây đu đủ đều được sử dụng làm thuốc như lá, hoa, hạt, rễ... đặc biệt là lá.

Lá cây đu đủ được sử dụng để sát khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chữa sốt rét, trừ giun sán. Chất carpain từ lá đu đủ còn tác dụng làm chậm nhịp tim, có trường hợp sử dụng để thay thế digitalis làm thuốc trợ tim. Chất mủ trắng của đu đủ chứa một loại enzyme gọi là "papain" với khả năng thủy giải protein - sử dụng để làm mềm thịt, chất khử trùng băng vết thương. Nó còn sử dụng ở tình huống khó tiêu, nấm ngoài da, bệnh vẩy nến và ung thư. Papain còn có tác dụng trung hòa một số độc tố và toxalbumin.

Nước hãm từ rễ đu đủ được sử dụng theo truyền thống trong điều trị các bệnh hoa liễu, bệnh trĩ và bệnh mụn cóc. Hoa đu đủ đực thường được người dân dùng để điều trị các triệu chứng ho khan, ho có đờm. Lấy hoa đu đủ đực ngâm cùng mật ong để chống viêm, giảm phù nề, trị ho. Mật ong được ví như “kháng sinh” tự nhiên, còn hoa đu đủ đực cũng có những chất chống viêm rất tốt nên bài thuốc trên có thể giúp giảm triệu chứng bệnh.

“Trong đông y, cây đu đủ đực là một vị thuốc quý nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh, còn việc điều trị khỏi hoàn toàn thì chưa ai dám khẳng định”, Lương y Vũ Quốc Trung nói và khẳng định rõ: Tuy cây đu đủ đực mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng không có nghiên cứu nào chứng minh lá và hoa đu đủ đực chữa khỏi ung thư.

Nước lá đu đủ.
Nước lá đu đủ.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS.BS Đoàn Hữu Nghị, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K Trung ương cũng khẳng định, chưa có cơ sở khoa học nào chỉ ra việc dùng đu đủ đực chữa ung thư. Vì khi bác sĩ Đoàn Hữu Nghị gặp trực tiếp những gia đình được quảng cáo rằng khỏi bệnh ung thư nhờ dùng lá và hoa đu đủ đực, thì thông tin lại không chính xác.

“Nhiều người đã điều trị Tây y một thời gian, sau đó về nghe thầy lang uống lá, hoa đu đủ đực và khi họ sống được thêm 4 - 5 năm thì bắt đầu tuyên truyền là nhờ có đu đủ đực nên khỏi bệnh”, Bác sĩ Đoàn Hữu Nghị cho biết đó là sự nhầm tưởng tai hại.

Vì bản chất của ung thư là bệnh mạn tính (kéo dài), không gây tử vong ngay mà thường diễn biến từ từ và ngày một nặng lên. Mỗi loại bệnh ung thư lại có thời gian phát triển bệnh khác nhau, có bệnh nhanh, nhưng cũng có bệnh ung thư diễn biến chậm. Dù không điều trị bệnh nhân vẫn có thể sống thêm 3 - 5 năm hoặc lâu hơn. Một số bệnh nhân mắc các loại ung thư tiến triển chậm, khiến bệnh nhân nhầm tưởng uống lá có tác dụng giúp mình sống lâu hơn.

Liên quan đển các quảng cáo chữa bệnh ung thư từ cây đu đủ, Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K cho biết, tác dụng chống ung thư của dịch chiết lá đu đủ mới được ghi nhận trong ống nghiệm và trên chuột. Một số loại tế bào ung thư nhạy cảm với dịch chiết lá đu đủ trong ống nghiệm là tế bào ung thư tiền liệt tuyến, gan, cổ tử cung, phổi, tụy, vú.

Dịch chiết lá đu đủ được chứng minh là làm giảm tính di căn của ung thư như giảm sự kết dính, di chuyển và xâm lấn bằng cách giảm chất nền ngoại bào - chất hoạt động như chất hấp dẫn hóa trị để kết dính và di chuyển tế bào. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn hạn chế và tác dụng mới được ghi nhận trên số ít tế bào ung thư và cần nghiên cứu thêm để khẳng định tác dụng của lá đu đủ.

Cho tới nay chưa đủ bằng chứng khoa học để khẳng định tác dụng chống ung thư của lá đu đủ trên cơ thể người cũng như liều lượng, độc tính trên người. Hiện tỷ lệ mắc ung thư tại Việt Nam vẫn cao, nhưng bằng những tiến bộ vượt bậc của khoa học trong y học, tỷ lệ chữa khỏi ung thư lên tới 50% nếu phát hiện bệnh sớm. Một số bệnh ung thư ác tính như ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến giáp… khi được phát hiện sớm có tỷ lệ chữa khỏi lên tới trên 90%.

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá cây đu đủ Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá cây đu đủ
Đem loài hoa đắng ngắt này xào tỏi, không chỉ ngon mà còn vô vàn lợi ích Đem loài hoa đắng ngắt này xào tỏi, không chỉ ngon mà còn vô vàn lợi ích
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ nhưng khi ăn cần lưu ý tác dụng phụ đáng sợ này Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ nhưng khi ăn cần lưu ý tác dụng phụ đáng sợ này
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ai không nên sử dụng xạ đen?

Ai không nên sử dụng xạ đen?

Một số đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng xạ đen, bao gồm phụ nữ mang thai, người bệnh thận, và những người đang sử dụng thuốc tây…
Các phương pháp phòng ngừa suy hô hấp

Các phương pháp phòng ngừa suy hô hấp

Suy hô hấp là tình trạng phổi không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể và thải loại khí carbon dioxide hiệu quả. Để phòng ngừa tình trạng này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:
Bạn có biết những cặp thuốc bổ nào không nên uống cùng nhau?

Bạn có biết những cặp thuốc bổ nào không nên uống cùng nhau?

Không phải loại thuốc bổ nào cũng kết hợp được với nhau. Việc sử dụng sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Số ca sốt phát ban nghi sởi tăng hơn 42 lần, cần đẩy mạnh tiêm vaccine để ngăn dịch

Số ca sốt phát ban nghi sởi tăng hơn 42 lần, cần đẩy mạnh tiêm vaccine để ngăn dịch

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tình hình bệnh sởi đang diễn biến phức tạp trên cả nước. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 14.287 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 4 ca tử vong, tăng hơn 42 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Hơn 200 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Hơn 200 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Hiện các cơ quan chức năng TP Vũng Tàu đã yêu cầu chủ tiệm bánh mì Cô Ba tạm ngưng kinh doanh cho đến khi có kết luận; kiểm tra truy xuất nguồn gốc tại 4 cơ sở sản xuất bánh mì và 2 cơ sở bán thịt heo, sản xuất giò chả cung cấp nguyên liệu đầu vào cho tiệm.
Quy tắc vận động đơn giản để có một cơ thể khỏe mạnh

Quy tắc vận động đơn giản để có một cơ thể khỏe mạnh

Chế độ đi bộ 6-6-6 là quy tắc vận động đi kèm những số 6 được đánh giá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe.
Cần tránh những thực phẩm này khi uống cà phê

Cần tránh những thực phẩm này khi uống cà phê

Cà phê tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu kết hợp cà phê với những thực phẩm này không chỉ làm giảm tác dụng mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.
Dịch sởi, sốt xuất huyết tăng nhanh, cần chủ động kiểm soát

Dịch sởi, sốt xuất huyết tăng nhanh, cần chủ động kiểm soát

Thời gian gần đây, dịch sởi và sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh chóng tại nhiều địa phương trên cả nước, gây ra nhiều lo ngại trong cộng đồng. Trước thực trạng này, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch để hạn chế số ca mắc bệnh, ca nặng và tử vong.
Gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa công bố danh mục gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp mới và gia hạn.
Uống nước trước khi ngủ có tốt không?

Uống nước trước khi ngủ có tốt không?

Uống nước trước khi ngủ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần uống đúng cách để tránh tác dụng phụ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động