Thanh Hóa: Phát hiện một sản phụ mắc bệnh bạch hầu chưa rõ nguồn lây

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, đơn vị vừa ghi nhận một phụ nữ mang thai tháng thứ 8 ở huyện vùng cao, biên giới Mường Lát mắc bệnh bạch hầu. Hiện ngành y tế Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Bệnh nhân được xác định mắc bệnh bạch hầu là chị P.L.M 17 tuổi, ở khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát, nhập viện hôm 5/8 trong tình trạng đau rát họng, vùng lưỡi gà và thành sau họng có nhiều giả mạc màu trắng ngà, bóng, dai, dính chặt... Kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn bạch hầu, bệnh nhân được chuyển tới Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cách ly, điều trị.

Trong vòng 14 ngày trước khởi phát bệnh nhân không đi đâu ra khỏi địa phương; gia đình không ai mắc bệnh giống bệnh nhân, không rõ tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh nhân bạch hầu.

Thanh Hóa: Phát hiện một sản phụ mắc bệnh bạch hầu chưa rõ nguồn lây
Bệnh nhân được điều trị cách ly tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Báo cáo của CDC tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh, ổ dịch tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát, diễn biến phức tạp do phát hiện ca bệnh không rõ nguồn lây. Kết quả tiêm chủng vaccine đầy đủ các năm gần đây của Mường Lát chưa đạt yêu cầu do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 và khan hiếm vaccine có thành phần bạch hầu; nếu không kiểm soát tốt sẽ có nguy cơ bùng phát dịch.

Đến chiều ngày 5/8, đoàn giám sát phát hiện thêm 4 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân có biểu hiện đau họng và 15 trường hợp tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân. Đến thời điểm này chưa ghi nhận bệnh nhân mắc mới.

Trung tâm Y tế huyện Mường Lát cùng Trạm y tế thị trấn Mường Lát xác minh dịch tễ ca bệnh; lập danh sách người tiếp xúc gần, cách ly y tế, cách ly tại nhà theo quy định các trường hợp nguy cơ cao trong thời gian bệnh nhân khởi phát bệnh.

Thanh Hóa: Phát hiện một sản phụ mắc bệnh bạch hầu chưa rõ nguồn lây
Lực lượng chức năng tiến hành phun khử khuẩn tại khu vực nhà bệnh nhân và các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân.

Cùng với đó hướng dẫn xử lý môi trường bằng Chloramin B với nồng độ 0,1% Clo hoạt tính tại khu vực nhà bệnh nhân và các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân, tăng cường công tác truyền thông về các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu; lợi ích của việc tiêm vaccine phòng bệnh và tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ F1 để gửi nhuộm soi tại CDC Thanh Hóa và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để làm xét nghiệm chẩn đoán.

Vận chuyển các trường hợp nghi ngờ đến bệnh viện đa khoa huyện để cách ly, điều trị, đối với các trường hợp F1 cách ly tại nhà và theo dõi tình trạng sức khoẻ trong vòng 14 ngày các kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định.

Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ bệnh. Đảm bảo nhà ở thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Hải Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thời điểm vàng để ăn trứng luộc

Thời điểm vàng để ăn trứng luộc

Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, trứng luộc còn có thể trở thành “trợ thủ” tuyệt vời cho sức khỏe nếu bạn biết ăn đúng thời điểm.
Ca ghép thận – bàng quang đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong y học tái tạo

Ca ghép thận – bàng quang đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong y học tái tạo

Lần đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ tại California (Mỹ) ghép thành công bàng quang, mở ra hy vọng cho bệnh nhân suy tạng.
Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Tổn thương gan xảy ra khi gan không thể đảm nhiệm đầy đủ chức năng của mình. Phát hiện sớm giúp can thiệp kịp thời, ngăn bệnh tiến triển nặng.
Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Cận thị ngày càng phổ biến, đặc biệt ở học sinh. Bên cạnh kính và thuốc, dinh dưỡng đúng cách cũng góp phần bảo vệ và cải thiện thị lực.
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Văn phòng cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận ông mắc ung thư tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh tiến triển âm thầm và nguy hiểm khi phát hiện muộn.
Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Dầu cá là nguồn cung cấp omega-3, DHA, EPA và các vitamin thiết yếu cho tim mạch, mắt và não bộ. Đặc biệt, khi được sử dụng vào thời điểm phù hợp.
Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết nếu không được phát hiện kịp thời và xử trí sớm có thể dẫn tới hôn mê và gây nên nhiều tác hại cho người bệnh.
Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dứa là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam, thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày với vị chua ngọt dễ chịu và mùi thơm đặc trưng. Không chỉ đơn thuần là một món tráng miệng, dứa còn được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Trái cây giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hoá. Bạn có thể ăn nguyên quả hoặc uống nước ép nhưng đâu mới là lựa chọn tối ưu?
Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Nhiều người chọn cà phê để tỉnh táo buổi sáng, nhưng vẫn có những cách đơn giản và khoa học giúp bạn tính táo và khỏe mạnh mà không cần đến caffeine.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động