Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã yêu cầu các đơn vị trong ngành Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, quản lý các nguồn cung cấp thực phẩm trong và xung quanh trường học nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến quà vặt, đồ ăn trước cổng trường đã gây hậu quả nghiêm trọng, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Thức ăn đường phố, bao gồm cả quà vặt cổng trường, nguyên nhân xác định thường là bị nhiễm khuẩn như Ecoli - loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả. Đáng lo ngại, hàng ăn vặt được bán trên những xe lưu động rất khó kiểm soát.

Trước thực tế trên, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã yêu cầu các đơn vị trong ngành Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát an toàn thực phẩm tại khu vực trường học; phối hợp với chính quyền địa phương, ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm tại khu vực trường học (bếp ăn trường học, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, các cơ sở kinh doanh thực phẩm xung quanh trường học).

Đồng thời, phối hợp các cơ quản chức năng tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định rõ nguồn cung cấp thực phẩm; lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân; xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hướng dẫn cho các trường học, ban phụ huynh học sinh nhắc nhở học sinh không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, do người lạ cung cấp.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, quản lý các nguồn cung cấp thực phẩm trong và xung quanh trường học nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Thực hiện nghiêm công tác ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm và tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Đồ ăn vặt bùa vây tại các cổng trường học
Đồ ăn vặt bùa vây tại các cổng trường học, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Về phía nhà trường, cần nâng cao trách nhiệm của Ban Giám hiệu, Ban phụ huynh học sinh trong công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại khu vực trường học.

Về phía các cơ quan chức năng, cần thường xuyên kiểm tra, giải tỏa những hàng quán không đủ điều kiện kinh doanh trước cổng trường; kiểm soát chất lượng đồ ăn vặt bằng cách test nhanh và kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những người vi phạm; kêu gọi người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, đồ chế biến sẵn tại các cổng trường thể hiện trách nhiệm, đạo đức kinh doanh để góp phần phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.

Thời gian tới, cần có sự can thiệp mạnh mẽ từ các cơ quan quản lý để đảm bảo môi trường an toàn cho học sinh, việc cấm hoàn toàn các xe đẩy bán hàng rong tại khu vực cổng trường có thể là một giải pháp, nhưng cần có sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ từ phía phụ huynh, học sinh và nhà trường. Quan trọng hơn, cần tăng cường giáo dục về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho học sinh, giúp các em nhận thức rõ ràng về những nguy hại tiềm ẩn từ việc tiêu thụ thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần hạn chế việc để con em mình sử dụng đồ ăn, quà vặt không rõ nguồn gốc được bày bán trước cổng trường. Thay vào đó, cha mẹ nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh để chế biến cho con em ăn uống ở nhà đầy đủ và mang theo các đồ ăn nhẹ sử dụng trong giờ nghỉ.

Đối với những người bán hàng rong, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về nguồn gốc nguyên liệu, điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm, không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không an toàn; không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Hàng loạt học sinh nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm Hàng loạt học sinh nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm
Cần đề cao trách nhiệm của quản lý nhà nước trong đấu tranh chống ngộ độc thực phẩm tập thể Cần đề cao trách nhiệm của quản lý nhà nước trong đấu tranh chống ngộ độc thực phẩm tập thể
Gần 150 người ở Đồng Tháp nhập viện sau khi ăn bánh mỳ, nghi ngộ thực phẩm Gần 150 người ở Đồng Tháp nhập viện sau khi ăn bánh mỳ, nghi ngộ thực phẩm
Sở GD&ĐT Hà Nội cảnh báo học sinh không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ Sở GD&ĐT Hà Nội cảnh báo học sinh không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

4 thực phẩm “rẻ bèo” giúp bạn ít ốm vặt khi thời tiết giao mùa

4 thực phẩm “rẻ bèo” giúp bạn ít ốm vặt khi thời tiết giao mùa

Tỏi, gừng, vỏ chanh, sữa chua được cho là những thực phẩm tốt nhất trong thời tiết giao mùa nên bổ sung để cơ thể luôn khoẻ mạnh.
Bà bầu ăn cua đồng được không?

Bà bầu ăn cua đồng được không?

Gần đây có thông tin cho rằng, phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng vì dễ gây sảy thai, điều này có đúng không?
Nguy cơ từ thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên

Nguy cơ từ thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên

Theo WHO, 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do sử dụng thuốc lá (thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, nung nóng). Hiện ở Việt Nam tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử tăng lên nhanh chóng, gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe.
Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh

Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh

Theo y dược cổ truyền, cây ngải cau có vị cay tính ấm có tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương... Thường được sử dụng cho nam giới.
Bộ Y tế xây dựng dự thảo Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện

Bộ Y tế xây dựng dự thảo Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện

Bộ Y tế cho biết hiện Bộ đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện.
Cứu sống bệnh nhi viêm tuỵ hoại tử xuất huyết nặng hiếm gặp

Cứu sống bệnh nhi viêm tuỵ hoại tử xuất huyết nặng hiếm gặp

Bệnh nhi là Lê Huỳnh K.C. (15 tuổi, ở Hương Sơ, TP. Huế) nhập viện với các triệu chứng đau bụng đột ngột, nôn ói, sau đó rơi vào hôn mê, co giật.
Hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng

Hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng

Đó là lời khuyên của Bộ Y tế tới người tiêu dùng về việc cần hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng (TPCN) giúp tránh gặp phải rủi ro khi sử dụng.
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

Cảnh báo dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

Thời tiết diễn biến khó lường cùng với lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và lây lan bệnh. Các chuyên gia nhận định, nguy cơ dịch bệnh sẽ bùng phát trong thời gian tới nếu không triển khai các biện pháp phòng dịch chủ động và đồng bộ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mùi cơ thể

Các yếu tố ảnh hưởng đến mùi cơ thể

Mùi cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân tạo nên mùi cơ thể?
Hướng tới nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu

Hướng tới nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu

Hóc dị vật đường thở, ngạt nước, bị chấn thương… là những tai nạn thường gặp trong cộng đồng. Với những tai nạn này, nếu không được sơ cấp cứu ban đầu kịp thời mà chờ đưa được tới cơ sở y tế thì khả năng tử vong cao hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề cho nạn nhân. Do đó, việc trang bị kiến thức về sơ cấp cứu trong cộng đồng cho người dân là hết sức cần thiết.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động