Số vụ cháy tại Hà Nội tăng hơn 76% so cùng kỳ năm 2023

Theo thống kê của Công an TP Hà Nội, từ đầu năm đến nay, số vụ cháy tăng hơn 76% so cùng kỳ năm 2023.
Quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy Chữa cháy nhà dân kịp thời nhờ hệ thống PCCC tư nhân Cần khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai pháp luật về PCCC và CNCH
Số vụ cháy tại Hà Nội tăng hơn 76% so cùng kỳ năm 2023
Đại tá Nguyễn Thành Long – Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội trình bày báo cáo tại hội nghị.

Theo báo cáo của công an TP Hà Nội: Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 594 vụ cháy làm 20 người chết, 9 người bị thương, ước tính thiệt hại 5,1 tỷ đồng, trong đó có 4 vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng.

So cùng kỳ năm 2023 số vụ cháy tăng hơn 76%; tăng 15 người chết; số vụ cháy nhà, công trình, cơ sở chiếm gần 75% tổng số vụ cháy.

Nguyên nhân các vụ cháy do sự cố hệ thống, thiết bị điện chiếm trên 73%; còn lại là các nguyên nhân do sơ suất khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trên 10%; do vi phạm về quy định phòng cháy, chữa cháy 0,34% và các nguyên nhân khác.

Đối với công tác chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đã duy trì nghiêm túc, quân số, phương tiện, thiết bị, sẵn sàng để thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu; thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, kịp thời phát hiện các tồn tại, thiếu sót và có biện pháp khắc phục.

Hoạt động tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy nổ, cứu nạn cứu hộ thông suốt 24/24giờ, 100% tin báo cháy, sự cố, tai nạn được tiếp nhận và xử lý theo quy định. Công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các đơn vị được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, qua đó góp phần giải quyết nhanh, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức chữa cháy các vụ cháy trên địa bàn.

Mạng lưới về nguồn nước (trụ nước, nguồn nước tự nhiên, các bể chứa nước...) đã được công an thành phố định vị trên bản đồ Google Map, giúp chỉ dẫn các đơn vị khai thác hiệu quả khi tổ chức chữa cháy.

Về nguồn nước, Hà Nội hiện có 5.100 trụ nước trên toàn thành phố, còn thiếu 10.167 trụ nước chữa cháy, 1.673 bể nước chữa cháy, 848 bến lấy nước, hố thu nước chữa cháy.

Để khắc phục tình trạng này, hiện Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đang triển khai đầu tư hơn 670 trụ nước chữa cháy và 31 hố thu nước chữa cháy trên địa bàn 7 quận nội thành (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm), thời gian thực hiện đến năm 2025.

Cùng với đó, trên địa bàn thành phố đã xây dựng, duy trì 86 mô hình an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, phát động các phong trào mở lối thoát nạn thứ 2; thành lập hơn 8.500 tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy... Xây dựng hơn 23.600 điểm chữa cháy công cộng tại các ngõ sâu hơn 50m.

Số vụ cháy tại Hà Nội tăng hơn 76% so cùng kỳ năm 2023
Công an TP Hà Nội thành lập các tổ liên gia an toàn PCCC

Qua rà soát, toàn thành phố còn gần 3.000 cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy chữa cháy. Hầu hết các cơ sở đã cam kết lộ trình thời hạn khắc phục.

Lực lượng chức năng đã hoàn thành kiểm tra đối với 36.972 cơ sở nhà trọ trên địa bàn (đạt 100%), xử phạt 3.134 trường hợp, tạm đình chỉ 672 trường hợp, yêu cầu 16.479 cơ sở dừng hoạt động, yêu cầu 100% chủ đầu tư ký cam kết thực hiện.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Ban cán sự Đảng TP đã chỉ đạo các đơn vị thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc các chủ cơ sở, hộ gia đình, người dân thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn PCCC như: Tạo lối thoát nạn khẩn cấp thứ hai, có giải pháp ngăn cháy, ngăn khói khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao với khu vực ở; trang bị các phương tiện, thiết bị PCCC; giảm mật độ người thường xuyên làm việc, giảm khối lượng chất dễ cháy trong cơ sở, hộ gia đình...

Đồng thời, hướng dẫn người dân kỹ năng và chủ động phương án chữa cháy, thoát nạn để đảm bảo hạn chế cháy, nổ và giảm thiểu tối đa thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra; triển khai, hướng dẫn tới 100% các hộ gia đình xây dựng và tổ chức thực tập PACC tại từng hộ gia đình theo phương châm “Nơi nào có dân, nơi đó phải có phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ”.

Đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều người chủ cơ sở/chủ hộ gia đình đã thực hiện bổ sung các giải pháp trước mắt để đảm bảo an toàn PCCC cho công trình như đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư mini)…

Hà Nội cũng tiếp tục tổ chức rà soát, kiểm tra đánh giá thực trạng công tác PCCC và CNCH theo địa bàn, lĩnh vực quản lý; tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại liên quan PCCC và CNCH tại các khu dân cư và của các công trình vi phạm.

Quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy Quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
Chữa cháy nhà dân kịp thời nhờ hệ thống PCCC tư nhân Chữa cháy nhà dân kịp thời nhờ hệ thống PCCC tư nhân
Cần khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai pháp luật về PCCC và CNCH Cần khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai pháp luật về PCCC và CNCH
Yến Linh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Nghe quảng cáo trên TikTok về thuốc Nam chữa tiểu đường, người đàn ông 67 tuổi mua về và tự ý sử dụng 3 tháng và phải nhập viện.
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động