Những lưu ý khi ăn ốc luộc để tránh rước bệnh vào người

Khi đông về, ngoài các loại đồ nướng dậy mùi khắp các con phố thì ốc luộc cũng là đồ ăn vặt được nhiều người yêu thích. Ốc không chỉ là món ăn ngon, mà còn chứa nhiều dinh dưỡng nhất là giàu canxi, thế nhưng các chuyên gia khuyến cáo cần lưu ý khi ăn món này.
Lá củ cải giàu canxi, tại sao lại ít người ăn? Cá chạch giàu canxi gấp 6 lần cá chép, ăn được cả xương càng bổ Điểm danh các loại thực phẩm giàu canxi hơn cả sữa bò

Ăn ốc có nhiều canxi không?

Những lưu ý khi ăn ốc luộc để tránh rước bệnh vào người

TS.BS Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, các loại ốc nói chung đều chứa hàm lượng canxi rất lớn, bên cạnh nhiều các loại khoáng chất khác như magie, kẽm và cả protein. “Sở dĩ ốc có hàm lượng canxi lớn vì chúng là loài sống ở tầng đáy. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, sử dụng các loài thủy hải sản sống ở tầng đáy cũng sẽ đối diện với nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, tồn dư kim loại nặng”, TS Từ Ngữ cảnh báo.

Xét về hàm lượng canxi, ông Ngữ cho biết, ốc vượt trội so với tôm và tất cả các loài cá khác. Ví dụ như hai loại ốc thường hay ăn nhất là ốc nhồi chứa tới 1.357mg canxi/100g, còn ốc vặn chứa 1.356mg canxi/100g. Trong khi nhu cầu sử dụng canxi của mỗi người trưởng thành là 500mg. Như vậy có thể thấy, chỉ cần ăn 100g ốc (phần ăn được) là có thể cung cấp gấp đôi lượng canxi cần thiết trong ngày.

Dù ốc là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều người thích ăn nhưng TS Từ Ngữ cho rằng, ai cũng cần lưu ý khi ăn ốc nướng, ốc luộc nhất là ở vỉa hè vì có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao nếu ốc chưa được nấu chín kỹ, đó là chưa kể về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm chưa chắc đã được đảm bảo.

“Để đảm bảo dinh dưỡng, mọi người nên nấu kỹ trước khi ăn. Ngoài luộc, ốc có thể dùng nấu thành nhiều món ăn bổ dưỡng khi kết hợp với các loại thực phẩm khác. Nên dùng ốc mới bắt, bởi ốc bắt lâu dù vẫn sống nhưng sẽ gầy và hàm lượng dinh dưỡng cũng giảm”, bác sĩ Từ Ngữ tư vấn.

Lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, trong đông y, thịt ốc có vị ngọt mặn, tính hàn. Vỏ ốc có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt, dùng cho các trường hợp sốt nóng, đái khó, phù nề, vàng da, bệnh tiểu đường, trĩ.

Dù ốc có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng lương y Bùi Đắc Sáng cũng lưu ý khi sử dụng ốc làm thực phẩm, đặc biệt là ốc luộc khi ăn trực tiếp chứ không kết hợp cùng các thực phẩm khác. Theo đó, những người mắc các bệnh về tiêu hóa, bệnh gout, ho hen không nên ăn ốc. Người có tiền sử bị dị ứng hải sản nói chung, ốc nói riêng thì nên bỏ hoàn toàn để tránh bị đau bụng, nổi mề đay, dị ứng nặng hơn. Người có cơ địa dễ dị ứng cũng không nên ăn ốc, đặc biệt là các loại ốc lạ.

Nhiều người có thói quen sau khi ăn ốc sẽ ăn cóc, xoài dầm hoặc các loại quả có vị chua để không bị tanh. Đây là một sai lầm, bởi các loại quả chứa vitamin C khi kết hợp với hải sản nói chung, ốc nói riêng có thể gây đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, hoặc nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.

Ông Sáng cũng tư vấn, do ốc sống ở gần bùn đất, nếu ăn ngay dễ gây đau bụng, mất hương vị món ăn vì thế khi bắt ốc về cần rửa sạch, ngâm ốc với nước gạo hoặc nước pha giấm (có thể cho thêm ớt) để ốc nhả bùn. Lưu ý, không nên ngâm quá một ngày vì ốc sẽ gầy. Nếu sử dụng nước ốc để chế biến món ăn cần phải rửa thật thật sạch vỏ ốc.

Những người không nên ăn ốc luộc

Những lưu ý khi ăn ốc luộc để tránh rước bệnh vào người

Người đang bị ho, hen suyễn: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại Học Tokyo - Nhật Bản, người bị ho hay hen suyễn khi ăn các loại hải sản như ốc sẽ khiến tình trạng của bệnh ngày càng nặng hơn. Do đó, để tránh tình trạng bệnh thêm nặng nên tránh ăn hải sản để bảo vệ cơ thể được tốt nhất.

Người đang bị dị ứng: Đối với những người hay bị dị ứng, nếu muốn ăn cua, ốc nên hỏi ý kiến bác sĩ trong việc ăn loại thực phẩm này, hoặc nên sử dụng một lượng nhỏ để quan sát dấu hiệu của cơ thể, nếu thấy ăn sau vài phút hoặc vài giờ xuất hiện mề đay, ngứa, nôn nao… thì nên ngưng việc ăn ốc và đến bệnh viện để điều trị.

Người mắc bệnh thận, huyết áp cao: Trong ốc chứa nhiều natri, khi hàm lượng natri cao sẽ khiến tình trạng bệnh đái tháo đường, thận và huyết áp cao nặng thêm. Vì vậy, với những người bị các bệnh này nên hạn chế ăn cua, ốc.

Người bị bệnh gout, viêm khớp: Ốc là nguồn cung cấp nhiều chất đạm và canxi. Một chế độ ăn nhiều đạm dễ làm sản sinh axit uric, gây ra các cơn đau khớp dữ dội. Khi tình trạng này kéo dài có thể làm tích tụ và lắng đọng các tinh thể muối urat ở ổ khớp, gây nhức buốt cho người bệnh. Do đó, với những người bị bệnh gout nên hạn chế ăn.

Những lưu ý khi chế biến và ăn ốc

Những lưu ý khi ăn ốc luộc để tránh rước bệnh vào người

Không ngâm ốc quá lâu: sẽ khiến một số con ốc bị chết mà ta không phát hiện được làm cho món ăn có mùi, vừa không ngon miệng vừa dễ bị ngộ độc. Tốt nhất là ngâm ốc bằng nước vo gạo, ngâm rửa nhiều lần cho sạch bớt nhớt.

Phải luộc và nấu ốc thật chín: để phòng tránh ký sinh trùng gây bệnh.

Nếu ăn ốc nhiều và uống nhiều rượu, bia dễ gây ra bệnh gout: Bởi vì ốc và các loại hải sản nói chung khi vào cơ thể sẽ tạo thành axit uric, tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Nếu uống thêm rượu, bia sẽ cản trở quá trình bài tiết chất đạm dư thừa ra ngoài cơ thể, khiến hình thành axit uric nhiều trong máu và bệnh gout phát nặng lên.

Không nên ăn quá nhiều ốc: Vì ốc có tính hàn nên dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Đặc biệt, những người bị hen suyễn, người hay sợ lạnh, chân tay lạnh không nên ăn ốc. Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn 1 - 2 bữa ốc trong một tuần. Một khẩu phần ăn phù hợp là 85 gam thịt ốc cho một bữa ăn.

Không nên sử dụng ốc chung với các loại thực phẩm chứa vitamin C: Khi ăn các loại hải sản như ốc, tôm, cua... thì không nên sử dụng chung với các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C. Nguyên nhân là do kết hợp vitamin C với các chất dinh dưỡng có trong hải sản sẽ tạo thành hợp chất có độc giống như thạch tín (Asen). Từ đó khiến người ăn bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, thậm chí nguy hiểm hơn là ngộ độc thực phẩm, gây hại cho sức khỏe, nhất là cơ quan tiêu hóa.

Hãy cảnh giác với những loài ốc lạ: Một số loại ốc có độc tố, nếu ăn phải sẽ ngộ độc, gây nguy hiểm đến tính mạng, nếu ta chưa ăn loại ốc lạ bao giờ hoặc không thấy ai ăn bao giờ thì phải hết sức cảnh giác.

Nếu sau khi ăn ốc thấy xuất hiện một số các triệu chứng như: buồn nôn, nôn mửa, tê miệng môi lưỡi, đau bụng quằn quại, khó thở, đau đầu, mờ mắt, nổi mề đay, tim đập nhanh (loạn nhịp), phải ngay lập tức móc họng cho nôn hết (hoặc cho uống từng ngụm nước muối thật mặn gây kích thích nôn) và khẩn trương gọi xe cấp cứu.

Trời lành lạnh, rủ bạn bè Trời lành lạnh, rủ bạn bè "quét sạch" 5 quán ốc ngon đỉnh cao ở Hà Nội
5 quán ốc Hải Phòng cực ngon-bổ-rẻ, khách đông nghìn nghịt không có chỗ mà ngồi 5 quán ốc Hải Phòng cực ngon-bổ-rẻ, khách đông nghìn nghịt không có chỗ mà ngồi
Có nên ăn mỳ tôm vào bữa sáng không? Có nên ăn mỳ tôm vào bữa sáng không?
Cá chạch giàu canxi gấp 6 lần cá chép, ăn được cả xương càng bổ Cá chạch giàu canxi gấp 6 lần cá chép, ăn được cả xương càng bổ
Những thực phẩm đắng giúp phòng bệnh hiệu quả Những thực phẩm đắng giúp phòng bệnh hiệu quả
Sự thật đằng sau món thịt cóc được đồn là Sự thật đằng sau món thịt cóc được đồn là "thần dược" của trẻ em
Quẩy chiên vỉa hè giòn ngon, bắt mắt không ngờ tiềm ẩn loạt rủi ro với sức khỏe Quẩy chiên vỉa hè giòn ngon, bắt mắt không ngờ tiềm ẩn loạt rủi ro với sức khỏe
Ăn khoai lang buổi sáng có tốt cho sức khỏe? Ăn khoai lang buổi sáng có tốt cho sức khỏe?
Trời trở lạnh, nhiệt độ nước tắm bao nhiêu là tốt nhất cho sức khỏe? Trời trở lạnh, nhiệt độ nước tắm bao nhiêu là tốt nhất cho sức khỏe?
Bình Yên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Đau lưng ngày càng trở thành vấn đề phổ biến ở nhiều lứa tuổi, không chỉ do chấn thương, mà còn bắt nguồn từ những thói quen tưởng chừng vô hại trong sinh hoạt hàng ngày.
Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Nhỏ nước chanh vào mắt để “sáng mắt tức thì”, ép ho để “cứu người bị đột quỵ”, uống thuốc nam không rõ nguồn gốc để trị ung thư... là những mẹo chữa bệnh trên mạng được cho là hiệu quả.
Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Táo bón là tình trạng thường gặp trong đời sống hiện đại, đặc biệt ở những người có chế độ ăn thiếu chất xơ và ít vận động.
Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Vụ yêu cầu người bệnh đóng tiền trước khi cấp cứu gây bức xúc dư luận. Bộ Y tế khẳng định việc này vi phạm quy định về quyền lợi của người bệnh trong tình huống cấp cứu.
Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Sáng 5/5, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm bệnh nhi M.T.A từng bị xe ba bánh tự chế chèn qua người. Bé đang điều trị tại khoa Hồi sức ngoại khoa.
Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Bữa sáng tốt cho sức khỏe, nhưng nên chọn tiện lợi ngoài hàng hay tự nấu tại nhà thì đâu mới là quyết định tốt nhất cho bạn?
Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” ở Nam Định: Tạm đình chỉ một số nhân viên y tế

Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” ở Nam Định: Tạm đình chỉ một số nhân viên y tế

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã tạm đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh, làm rõ vụ việc người dân phản ánh bị yêu cầu "đóng đủ tiền mới được cấp cứu" cho cháu bé gặp tai nạn giao thông.
Bé trai trong vụ "đóng đủ tiền mới được cấp cứu” đã cai được máy thở

Bé trai trong vụ "đóng đủ tiền mới được cấp cứu” đã cai được máy thở

Bé trai 4 tuổi ở Nam Định trong vụ việc liên quan đến phản ánh "nộp đủ tiền mới được cấp cứu" hiện đã cai được máy thở và có dấu hiệu tỉnh táo hơ.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ “đóng đủ tiền mới được cấp cứu”

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ “đóng đủ tiền mới được cấp cứu”

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Nam Định rà soát quy trình cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh sau khi có phản ánh yêu cầu đóng đủ viện phí trước khi điều trị cho trẻ bị tai nạn giao thông.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động