Những bài thuốc dân gian đơn giản từ cây râu mèo

Cây râu mèo từ lâu đã được biết đến là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng chữa bệnh như: Thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ thấp, lợi tiểu... Ngoài ra, loại cây này còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm gan - thận, đau khớp, tiểu buốt, tiểu dắt…
Cây Sim rừng - Dược liệu quý trong Đông y Cây địa liền - vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh Một số bài thuốc dân gian quý từ cây dừa cạn
Những bài thuốc dân gian đơn giản từ cây râu mèo
Cây râu mèo

Cây râu mèo còn có tên gọi khác là cây bông bạc hay mao trao thảo.

Tên khoa học: Orthosiphon spiralis.

Và thuộc họ: Hoa môi (Lamiaceae)

Tính vị: Loại thảo dược này có vị ngọt, hơi đắng và tính mát.

Quy kinh: Hiện vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép về vấn đề này.

Đặc điểm cây râu mèo

Cây râu mèo là cây thân thảo nhiệt đới tương đối điển hình với chiều cao trung bình từ 30 – 60cm.

Thân cây có cạnh và rất ít phân nhánh. Lúc còn non, phần thân có màu xanh và có lông ở bề mặt. Tuy nhiên, càng về già thì thân cây sẽ chuyển dần sang màu tím.

Lá của loại cây này là lá đơn mọc đối chéo chữ thập với cuống lá ngắn. Phần phiến lá gần hình thoi dài khoảng 4 – 8cm và rộng khoảng 2 – 4 cm.

Phần hoa nằm ở ngọn, mọc theo vòng gồm từ 6 – 10 vòng và mỗi vòng sẽ có 6 hoa. Hoa có màu trắng với phần nhị vươn dài ra bên ngoài, gấp khoảng 2 – 3 lần chiều dài của cánh hoa

Bộ phận dùng: Lá, thân cây và rễ của cây râu mèo đều được tận dụng để làm các vị thuốc chữa bệnh.

Phân bố: Loại cây này mọc tự nhiên và rất phổ biến tại các nước như: Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và các nước khu vực Đông Dương…

Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh như: Cao Bằng, Ba Vì, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Ninh Thuận…

Thu hái và sơ chế: Dược liệu thường được thu hái vào khoảng tháng 9 hằng năm. Cần thu hái khi cây đã phát triển mạnh, không quá già hay còn quá non. Thời điểm phù hợp nhất là khi cây chuẩn bị ra hoa.

Sau khi thu hái, cắt thành từng khúc nhỏ rồi đem rửa nhiều nước cho thật sạch và phơi khô.

Bảo quản: Cây râu mèo khi được chế biến xong nên để trong túi kín và nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng nên đem dược liệu ra phơi lại để tránh ẩm mốc, mối mọt.

Tác dụng của cây râu mèo

Theo y học cổ truyền:

Tác dụng làm thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ thấp và lợi tiểu.

Thường dùng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa, tiểu tiện, đau nhức xương khớp…

Theo y học hiện đại:

Tinh dầu chiết xuất từ dược liệu này có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu và hỗ trợ điều trị bài tiết nó.

Có nguồn flavonoid dồi dào trong cây râu mèo có tác dụng làm lợi tiểu.

Các chất tetramethylscutellarein cũng như sinensetin sẽ hỗ trợ điều trị ức chế sự hình thành của các tế vào u.

Ngăn ngừa tình trạng sỏi thận nhờ có hoạt chất orthosiphonin với tác dụng giữ cho muối urat và acid uric ở dạng hòa tan.

Cách dùng – liều lượng

Cây râu mèo là loại thảo dược có thể được sử dụng ở cả dạng tươi và dạng khô. Cách dùng phổ biến nhất là sắc chung với nước để uống. Liều lượng có thể là 5 – 6g/ngày, có thể nhiều hơn tùy thuộc vào mục sử dụng.

Những bài thuốc dân gian đơn giản từ cây râu mèo
Cây râu mèo có thể được sử dụng ở cả dạng tươi và dạng khô

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây râu mèo

Hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu

Bài thuốc 1: Dùng 6 – 10g râu mèo khô. Rửa sạch nguyên liệu rồi hãm với 500ml nước sôi tương tự như hãm trà. Chia làm 2 lần uống vào trước bữa ăn 15 – 20 phút khi thuốc đang còn ấm. Sử dụng liên tục trong 10 ngày sau đó ngưng 4 ngày rồi lại uống đợt tiếp theo.

Bài thuốc 2: Dùng râu mèo, thài lài, chó đẻ răng cưa mỗi loại 30g. Tất cả dược liệu đem rửa sạch rồi sắc với 800ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn 250ml. Uống trước khi ăn lúc thuốc còn ấm nóng. Mỗi liệu trình sẽ kéo dài trong khoảng 5 – 10 ngày.

Hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt

Dùng 40g râu mèo tươi cùng với 30g thài lài trắng, đem rửa sạch để ráo rồi cho 750ml nước vào đun trên lửa nhỏ, thêm 6g hoạt thạch vào nấu cùng. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm nóng. Nếu sau khoảng 5 ngày thấy tiểu tiện thông lại bình thường thì ngưng thuốc.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Dùng 50g râu mèo tươi, 50g khổ qua toàn cây cùng 6g câu xấu hổ

Tất cả nguyên liệu trên mang đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với 800ml nước. Để lửa nhỏ đến khi lượng nước rút chỉ còn khoảng 250ml thì tắt bếp. Uống khi thuốc còn ấm nóng. Duy trì mỗi ngày 1 thang thuốc trong vòng 1 tháng rồi đi kiểm tra lại đường huyết.

Hỗ trợ điều trị tiểu ra sỏi, ra máu

Dùng 40g râu mèo cùng với khoảng 30g thài lài trắng. tất cả đem sắc chung với 600ml nước đến khi còn 300ml thì ngưng và cho 6g hoạt thạch vào hòa cùng. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng mỗi ngày chỉ 1 thang thuốc liên tục trong 5 – 7 ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm thận phù thũng

Dùng râu mèo, má đề cùng, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi loại 30g. Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đem sắc chung với khoảng 1 lít nước đến đi còn phân nửa thì ngưng. Uống trong ngày khi nước thuốc còn đủ độ ấm.

Có thể dùng cây râu mèo với các dược liệu khác để hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận phù thũng.

Những bài thuốc dân gian đơn giản từ cây râu mèo
Dược liệu từ cây râu mèo giúp hỗ trợ điều trị viêm thận phù thũng

Hỗ trợ điều trị viêm đường tiểu

Dùng râu mèo, chó đẻ răng cưa, thài lài mỗi loại 30g.

Đem các nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào ấm sắc chung với 800ml nước. Đun trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút. Uống mỗi ngày 1 thang thuốc liên tục trong khoảng 1 tuần lễ.

Hỗ trợ điều trị viêm thận mạn tính, viêm đường ruột, viêm khớp, viêm bàng quang

Dùng 40g râu mèo, 30g rễ ý dĩ, 30g tỳ giải.

Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc chung với 500ml nước. Khi lượng nước rút phân nửa thì tắt bếp. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang duy nhất khi nước thuốc còn ấm. Dùng liên tục 3 tuần rồi nghỉ theo dõi khoảng 1 tuần.

Hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi

Dùng râu mèo, cây chó đẻ, cỏ mực, cỏ lưỡi rắn mỗi loại 30g, atiso 20g (các dược liệu đều ở dạng khô)

Cho dược liệu vào ấm và sắc chung với 1 lít nước ở trên lửa nhỏ. Khi nước rút xuống còn 3/4 lít thì ngưng sắc. Mỗi ngày sắc uống 1 tháng duy nhất. Uống liên tục trong 3 tuần sau đó nghỉ 1 tuần và dùng tiếp trong khoảng vài ba tháng tiếp theo.

Lưu ý khi sử dụng cây râu mèo để chữa bệnh

Cần cẩn trọng khi dùng dược liệu này cho phụ nữ mang thai, nhất là còn ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Loại thảo dược này thường không có độc tính khi sử dụng với liều thông thường. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài với liều cao có thể tác động đến sự cân bằng ion cũng như các phân hóa tố.

*Những thông tin về dược liệu cây râu mèo mà bài viết đề cập chỉ có giá trị tham khảo. Trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào từ dược liệu này bạn nên tham khảo người có chuyên môn để đảm bảo tính an toàn.

Ly Giang

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Say nắng, say nóng thường hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.
Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Tử vong do đuối nước luôn là mối đe dọa lớn nhất với trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp hè. Vì vậy phòng chống đuối nước ở trẻ em cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo là một loại thực phẩm ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài công dụng là một loại thực phẩm, dưa leo còn có tác dụng làm đẹp và làm thuốc chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây được trồng nhiều ở Việt Nam, là một loại thực phẩm với nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ dùng để giải nhiệt mà còn có tác dụng chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động