Những ai tuyệt đối không nên ăn “thần dược” tỏi đen?

Tỏi đen là một trong rất ít thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và sinh học cao, lại chứa đầy đủ cả 18 loại acid amin hiếm có. Hàm lượng protein, lipit, cacbonhydrate ở trạng thái cân bằng và rất dễ hấp thụ. Hàm lượng chất chống oxy hóa so với tỏi tươi cao hơn nhiều lần, nhất là s-ally cysteine, polyphenol,….
Những ai tuyệt đối không nên ăn “thần dược” tỏi đen?

“Thần dược” tỏi đen quý như thế nào?

Tỏi đen không hề có trong tự nhiên. Bản chất tỏi đen là tỏi trắng trải qua quá trình lên men chậm trong điều kiện nhiệt độ từ 60 – 90 độ và độ ẩm khoảng 80% trong thời gian 30 – 60 ngày.

Trong quá trình lên men thành tỏi đen các thành phần dược chất sẽ được gia tăng hơn so với tỏi trắng đồng thời một số thành phần quý được hình thành trong quá trình lên men.

Tác dụng giảm cholesterol: Trong tỏi đen chứa hợp chất S-allylcysteine cùng một dẫn xuất của amino acid cysteine có công dụng giảm cholesteron. Hàm lượng 2 chất này cao gấp nhiều lần so với có trong tỏi tươi.

Tăng cường miễn dịch, chống vi khuẩn và nhiễm trùng: Acilin là chất đẩy mạnh khả năng chống nhiễm trùng, vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập. Mà trong tỏi đen lại chứa S-allylcysteine làm khả năng hấp thụ và chuyển hóa Acilin dễ dàng hơn.

Chống oxy hóa (sự lão hóa) và ngăn ngừa bệnh tật: Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi đen cao hơn rất nhiều lần so với tỏi tươi. Các chất oxy hóa này làm chậm quá trình oxy hóa kéo dài tuổi thanh xuân, bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do. Tỏi đen trở thành phương thuốc lý tưởng hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như Alzheimer, bệnh tim, bệnh viêm khớp dạng thấp, các vấn đề về hệ tuần hoàn...

Ngăn ngừa và hỗ trợ bệnh ung thư: Trong quá trình lên men tỏi đen đã sản sinh sulfur hữu cơ, là một dẫn xuất của carbolat có hoạt tính mạnh trong ức chế quá trình peroxy hóa lipit hơn hẳn so với tỏi thường. Các dịch chiết từ tỏi đen có tác dụng kháng mạnh tế bào khối u, giúp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả bằng con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, từ đó loại bỏ khả năng di căn của các tế bào khối u.

Những ai tuyệt đối không nên ăn “thần dược” tỏi đen?

Tỏi đen có tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc, Tỏi đen có khả năng kiểm soát chứng tăng đường huyết và rối loạn mỡ máu do Tiểu đường tuýp 2 gây ra: So với Tỏi thường, Tỏi đen không những làm giảm đáng kể cholesterol toàn phần và triglycerid trong huyết thanh, mà còn làm tăng đáng kể HDL-cholesterol (loại cholesterol có lợi). Tỏi đen giúp kiểm soát đường huyết, tăng độ nhạy với insulin và cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu trên chuột mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tỏi đen giúp giảm huyết áp thông qua khả năng thu dọn gốc tự do: Trong những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ gần đây cho thấy, Tỏi đen có tác dụng loại trừ gốc tự do. Với bệnh tăng huyết áp, tác dụng của Tỏi đen đã được nghiên cứu chứng minh thông qua khả năng chống oxi hóa và làm giảm nồng độ chất oxi hóa MDA trong huyết tương, giúp ổn định huyết áp sau 14 tuần.

Cơ chế hạn chế tăng men gan, giải độc và bảo vệ gan: Tỏi đen chứa Threonine và Methionine đều là acid amin quan trọng trong cơ thể. Trong đó Methionine giúp thúc đẩy quá trình hòa tan mỡ trong gan và ngăn ngừa tổn thương gan khỏi ngộ độc tylenol, viêm nhiễm, bảo vệ và giải độc gan.

Làm đẹp da, đen tóc và thúc đẩy mọc tóc: Vitamin B2 ở tỏi đen khác hoàn toàn so với vitamin B2 tổng hợp hóa học, chúng chính là chất xúc tác gúp duy trì vẻ đẹp khỏe mạnh của làn da và làm đẹp da cực hiệu quả. Tỏi đen chứa dầu dễ bay hơi có khả năng tăng lưu lượng máu tới các tuyến bã nhờn để thúc đẩy tăng trưởng tóc. Tỏi nghiền bôi lên da đầu giúp cải thiện sự tăng trưởng tóc, hạn chế gàu. Hợp chất lưu huỳnh trong tỏi đen kích thích sự lưu thông máu và mồ hôi, kích thích thần kinh và thúc đẩy tăng trưởng tóc. Đặc biệt tỏi đen có chứa tyrosine có thể làm cho tóc đen.

Những ai tuyệt đối không nên ăn “thần dược” tỏi đen?

Tỏi đen giảm stress oxy hóa nội bào: Stress oxy hóa có thể gây tổn hại tế bào, thậm chí gây chết tế bào bởi những chuỗi phản ứng oxy hóa, dẫn tới nhiều bệnh lý khác nhau như các bệnh về tim mạch, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch… Tỉ lệ người bị stress oxy hóa nội bào ngày càng cao, do nhiều nguyên nhân như: thuốc lá, rượu bia, căng thẳng thần kinh, tiếp xúc các hóa chất độc hại…

Tăng trí nhớ, cải thiện chức năng não: Tỏi đen có khả năng thúc đẩy và phát huy các chức năng của vitamin B1 bao gồm: Làm cho suy nghĩ nhanh nhẹn, cung cấp đủ năng lượng cho các tế bào não và gia tăng chức năng của quá trình oxy hóa carbohydrate. Vitamin C có thể giúp cho tính thấm thành mạch thần kinh được bổ sung dinh dưỡng từ não bộ một cách kịp thời, từ đó giúp não bộ khỏe mạnh và thông minh.

Ăn tỏi đen như nào cho đúng?

Theo khuyến cáo, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3 - 5 gram. Lưu ý, khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng, đồng thời không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.

Bạn chỉ cần bóc vỏ và dùng trực tiếp 1 - 3 củ tỏi đen/ngày.

Những ai tuyệt đối không nên ăn “thần dược” tỏi đen?

- Ăn trực tiếp: Ăn trực từ hai đến ba tỏi đen mỗi ngày, người già thì nên sử dụng từ 1 đến 2 củ tỏi để tỏi phát huy được tối đa khả năng, công dụng của tỏi. Khi sử dụng tỏi đen, nên ăn riêng, sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn chúng với gia vị, bởi có thể phản ứng với gia vị, tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.

- Tỏi đen ngâm rượu: Tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn, uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.

- Ngâm với mật ong: Tỏi đen khi kết hợp được với mật ong, tác dụng rất mạnh trong các điều trị chứng bệnh, đặc biệt là ở trẻ em có những bệnh khi được thay đổi bởi thời tiết.

- Ép lấy nước.

- Nấu ăn.

Ai không nên dùng tỏi đen?

Mặc dù tỏi đen mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng một số trường hợp không nên dùng tỏi đen.

- Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt... thì không nên dùng nhiều tỏi.

- Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.

- Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.

- Người mắc bệnh tiêu chảy.

- Người bị huyết áp thấp.

- Người mắc bệnh về mắt: Những người phụ nữ sau khi đẻ hay người có nhiều chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt, thì không nên dùng tỏi đen. Việc sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.

- Người mắc bệnh về thận: Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, chính vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn. Do nó sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.

- Người bị bệnh về gan.

- Người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.

- Người dùng rượu ngâm tỏi đen, thuốc tỏi... dài ngày cũng cần thận trọng, tránh những tác động xấu cho sức khỏe.

Loại rau tốt cho sức khỏe, ở Nhật bán giá “trên trời”, Việt Nam làm thức ăn cho heo Loại rau tốt cho sức khỏe, ở Nhật bán giá “trên trời”, Việt Nam làm thức ăn cho heo
Sử dụng tỏi thế nào để không sợ mùi mà tốt cho sức khỏe Sử dụng tỏi thế nào để không sợ mùi mà tốt cho sức khỏe
Ai bảo chỉ cho lợn ăn, loại rau này giờ là đặc sản vừa ngon, vừa là dược liệu tốt cho sức khỏe Ai bảo chỉ cho lợn ăn, loại rau này giờ là đặc sản vừa ngon, vừa là dược liệu tốt cho sức khỏe
Bảo Yến

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ai không nên ăn rau cải cúc?

Ai không nên ăn rau cải cúc?

Sở hữu mùi hương hấp dẫn và mang vị giòn ngọt đặc trưng nên rau cải cúctrở thànmón ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng loại thực phẩm tưởng như an toàn và thân thiện này lại có thể mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt là một số trường hợp được khuyến cáo không nên ăn.
Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Người dân tuyệt đối không đốt củi, đốt than để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas bởi khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng.
Napharco – khát khao tạo nên cộng đồng khỏe mạnh

Napharco – khát khao tạo nên cộng đồng khỏe mạnh

Xây dựng dây chuyền sản xuất hiện đại, tiêu chuẩn sản xuất khắt khe, kết tinh đội ngũ nhân sự chất lượng cao, tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm thật sự có giá trị với sức khỏe, đó chính là nỗ lực của Công ty TNHH Dược phẩm Napharco nhằm vươn tới mục tiêu tạo nên cộng đồng khỏe mạnh.
Những đồ uống "khắc tinh" của người bệnh tiểu đường

Những đồ uống "khắc tinh" của người bệnh tiểu đường

Bên cạnh những đồ ăn kiêng, người bệnh tiểu đường nên tránh những đồ uống có chứa nhiều đường, caffeine, cồn,...
7 lợi ích của dầu hướng dương đối với sức khỏe

7 lợi ích của dầu hướng dương đối với sức khỏe

Dầu hướng dương là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt của cây hướng dương. Nó được biết đến là một nguồn cung cấp chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bất cứ một loại thực phẩm nào cũng đều có lợi ích cũng như gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách.
Thử nghiệm giấy chuyển tuyến BHYT điện tử từ 1/4

Thử nghiệm giấy chuyển tuyến BHYT điện tử từ 1/4

Từ ngày 1/4/2024, cơ quan BHXH và các bệnh viện trong cả nước sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm việc gửi và nhận dữ liệu điện tử Giấy chuyển tuyến BHYT và Giấy hẹn khám lại.
Mẹ bầu có ăn được măng không?

Mẹ bầu có ăn được măng không?

Măng là một loại thực phẩm được sử dụng làm nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn ngon nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể thoải mái ăn loại thực phẩm này. Vậy bà bầu có ăn được măng không?
Những thực phẩm người bị bướu cổ nên bổ sung

Những thực phẩm người bị bướu cổ nên bổ sung

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Vì thế, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học để cải thiện và ngăn sự tiến triển của bệnh.
Năm 2023, dân số Việt Nam tăng thêm gần 835.000 người

Năm 2023, dân số Việt Nam tăng thêm gần 835.000 người

Thông tin được Tổng cục Thống kê nêu trong thông cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023, ngày 29/12.
Ăn gì, uống gì giúp giải rượu hiệu quả?

Ăn gì, uống gì giúp giải rượu hiệu quả?

Để giải rượu hiệu quả và có tác dụng tức thời, sau khi say rượu thì người bệnh cần ăn một số loại thực phẩm giúp pha loãng nồng độ rượu trong máu và bổ sung nước kịp thời.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động