Người thiếu máu do thiếu sắt nên bổ sung thực phẩm gì?

Thiếu máu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài việc tuân thủ phương pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng.
Những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho người thiếu máu Sức khỏe: Những biểu hiện chứng tỏ não không được cung cấp máu đầy đủ Sức khỏe: Trứng gà và những bổ ích công dụng
Người thiếu máu do thiếu sắt nên bổ sung thực phẩm gì?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Trúc - Bác sĩ Nội Ung bướu - Huyết học - Trung tâm Ung bướu - Xạ trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Bản chất của bệnh lý này là hậu quả của thiếu hụt trữ lượng sắt trong cơ thể do nhiều nguyên nhân, đưa đến tổn thương nhiều cơ quan, trong đó thiếu máu là một biểu hiện thường thấy và bộc lộ rõ nhất.

Bệnh gây ra những ảnh hưởng tới chức năng tâm thần, trí nhớ ở tuổi thiếu niên, cũng như mệt mỏi và giảm khả năng làm việc ở người lớn. Người bệnh thiếu máu thiếu sắt thường biểu hiện những triệu chứng như: mất ngủ, mệt mỏi, giảm tập trung, giảm chú ý và dễ bị kích thích, tóc dễ gãy rụng, tóc bạc, móng tay khô, có khía, mất bóng, nhiệt miệng,.... Trường hợp thiếu máu thiếu sắt nặng và kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu oxy trong máu có thể làm tổn thương các cơ quan của cơ thể như tim, não,...

Thiếu máu, thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Trẻ em bị thiếu máu thường có kết quả học tập kém hơn, với người lao động sẽ ảnh hưởng tới công suất làm việc.

Người thiếu máu do thiếu sắt nên bổ sung thực phẩm gì?

Thiếu máu, thiếu sắt có thể do mất sắt do mất máu mãn tính, rối loạn chuyển hoá sắt bẩm sinh và phổ biến nhất là không cung cấp đủ nhu cầu sắt cho cơ thể. Vì vậy, những người có biểu hiện thiếu máu thiếu sắt ngoài việc tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bổ sung sắt nhanh chóng và phòng ngừa bệnh tái phát.

Đối với người lớn, chế độ dinh dưỡng bổ sung sắt cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo cân đối và đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Theo đó, chế độ dinh dưỡng cần cân đối giữa protein động vật (thịt đỏ, trứng, hải sản…) và protein thực vật (rau xanh đậm, đẫu đỗ và các loại hạt, các loại quả…). Bên cạnh đó, việc bổ sung thực phẩm chứa sắt phải đảm bảo theo nhu cầu và khuyến nghị về tuổi, giới của người bệnh.

Ngoài các loại protein động vật và thực vật thì các loại quả như nho, việt quất, lựu, cherry, dâu tây cũng rất tốt cho người thiếu máu thiếu sắt. Vì thế, bạn nên sử dụng từ 100-200g hoa quả chín/ngày. Bên cạnh đó, các loại quả này còn chứa nhiều vitamin C giúp cải thiện lưu lượng máu và tăng cường hấp thu sắt.

Người thiếu máu do thiếu sắt nên bổ sung thực phẩm gì?

Ngoài ra, người bệnh thiếu máu, thiếu sắt cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm làm ức chế khả năng hấp thu sắt như trà, cà phê,... Để kết quả điều trị đem lại hiệu quả cao, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, vệ sinh cá nhân và môi trường phòng ngừa nhiễm giun, sán.

Đối với trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ là do thiếu sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng không phù hợp như uống sữa công thức không bổ sung sắt, ăn bột thiếu thức ăn nguồn gốc động vật,... Ngoài ra, trẻ sinh non hay có các bệnh lý kèm theo như tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, nhiễm giun, chảy máu cam, hành kinh khi đến tuổi dậy thì cũng làm trẻ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ cần bổ sung sắt cho trẻ theo nguyên tắc bổ sung theo nhu cầu và khuyến nghị về cân nặng, chiều cao, tuổi và giới tính, cho trẻ ăn đa dạng các nhóm chất như sữa mẹ, chất bột đường, protein, vitamin và khoáng chất, lipid.

Người thiếu máu do thiếu sắt nên bổ sung thực phẩm gì?

Sữa có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, không chỉ chứa các loại khoáng chất bổ máu như photpho, canxi, magie,… mà còn giàu vitamin B12, vitamin A, vitamin C các nhóm chất giữ vai trò chính trong việc dự trữ sắt và hình thành hồng cầu, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả. Các sản phụ nên thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và duy trì cho trẻ bú đến khi 2 tuổi.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của trẻ nhỏ các thực phẩm như: thịt đỏ và nội tạng (Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,...); trứng (Nên cho trẻ ăn từ 3-4 quả trứng/tuần); cá và động vật có vỏ (Nên cho trẻ ăn 3-4 bữa cá/tuần). Bên cạnh đó là các loại hạt, rau xanh, trái cây, ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc hay đậu và các loại đậu.Socola, bột ca cao, bánh quy hạt gừng, bột cà rì,... cũng là một trong những thực phẩm ưa thích của trẻ có chứa hàm lượng sắt cao.

Người thiếu máu do thiếu sắt nên bổ sung thực phẩm gì?

Ngoài ra, cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều hoa quả bổ sung vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn. Bên cạnh đó, cần chú ý không cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm hạn chế sự hấp thu sắt như uống coca, trà sữa,... Cha mẹ cũng đừng quên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần để phòng bệnh giun sán, giun móc,...

Thiếu máu thiếu sắt là một dạng thiếu máu phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi bị thiếu máu thiếu sắt, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung lượng sắt nhanh chóng và phòng ngừa bệnh tái phát.

Nếu trong trường hợp cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng không đem lại hiệu quả, bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt nên đến các cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng Huyết học.

Sức khỏe: Những biểu hiện chứng tỏ não không được cung cấp máu đầy đủ Sức khỏe: Những biểu hiện chứng tỏ não không được cung cấp máu đầy đủ
Sức khỏe: Trứng gà và những bổ ích công dụng Sức khỏe: Trứng gà và những bổ ích công dụng
Chế độ dinh dưỡng mùa đông cho bé Chế độ dinh dưỡng mùa đông cho bé
Nguyễn Ánh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động