Loại cây mọc hoang có tên như đầu con vật lại là thảo dược hiếm có, khó tìm

Theo Y học cổ truyền, ké đầu ngựa hay còn được gọi là thương nhĩ tử, một thảo dược có vị cay đắng, tính ấm, hơi có độc, đi vào kinh phế.
Cây ké đầu ngựa
Cây ké đầu ngựa

Cây ké đầu ngựa là một cây nhỏ, cao độ 2m thân có khía rãnh. Lá mọc so le, phiến lá hơn 3 cạnh, mép có răng cưa có chỗ khía hơi sâu thành 3-5 thuỳ, có lông ngắn cứng.

Cụm hoa hình đầu có thứ lưỡng tính ở phía trên, có thứ chỉ gồm có hai hoa cái nằm trong hai lá bắc dày và có gai. Quả giả hình thoi, có móc, có thể móc vào lông động vật.

Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta (đất hoang, bờ ruộng, bờ đường). Hái cả cây, loại bỏ rễ, phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.

Theo tiếng cú người Tày, ké đầu ngựa còn được gọi là xương nhĩ, phắc ma, mac nháng. Tên khoa học là xanthium strumarium L. (tên đồng nghĩa Xanthium japonicum Widder) thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Thành phần hóa học bao gồm Alcaloid, saponin, chất béo, iod. Ké đầu ngựa có nhiều loại khác nhau như ké đầu ngựa, ké hoa vàng, ké hoa đào, ké đồng tiền.

Toàn cây chứa nhiều iốt, 1g lá hoặc thân chứa trung bình 200 microgam, 1g quả chứa 220-230 microgam.

Quả ké đầu ngựa chứa carboxy atractylozit ở dạng muối, có tác dụng hạ đường huyết rất mạnh, có độ tính.

Xanhthetin và xanthamin là nững chất có tác dụng kháng khuẩn.

Ké đầu ngựa có tính vị, quy kinh, ngọt nhạt, hơi đắng đắng, tính ấm, hơi có độc, đi vào phế kinh.

Theo sách thuốc Đông y cổ, ké đầu ngựa được xếp vào nhóm thuốc “Tân ôn giải biểu” - nghĩa là loại thuốc này ấm, có tác dụng giải cảm lạnh và chữa trị một số bệnh do ngoại tà xâm phạm vào phần “biểu” hay mặt ngoài của cơ thể. Liều lượng thường dùng của ké đầu ngựa là 10 - 16g một ngày, dạng thuốc sắc hay thuốc cao.

Tuy nhiên, ké đầu ngựa không nên dùng khi nhức đầu do huyết hư hay dược liệu đã mọc mầm.

Ké đầu ngựa có tác dụng trị bệnh gì?

Tác dụng của ké đầu ngựa giúp kháng viêm

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra trong hạt ké đầu ngựa có chứa thành phần hoạt chất sitosterol-D-glucoside. Đây là thành phần có tác dụng giúp ức chế quá trình hình thành viêm và loại bỏ các vi khuẩn gây viêm.

Ngoài tác dụng kháng viêm, các nhà khoa học còn phát hiện ra chiết xuất từ hạt ké đầu ngựa còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Hầu hết các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua miệng vết thương hở.

Tác dụng của ké đầu ngựa giúp giảm căng thẳng

Giúp giảm căng thẳng là câu trả lời cho thắc mắc “cây ké đầu ngựa có tác dụng gì”. Theo các tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thành phần của ké đầu ngựa có chứa hoạt chất xanthumin. Đây là hoạt chất có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và mang lại cho cơ thể một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.

Ké đầu ngựa có tác dụng chữa xương khớp, các bệnh da liễu rất hiệu quả
Ké đầu ngựa có tác dụng chữa xương khớp, các bệnh da liễu rất hiệu quả

Ké đầu ngựa có tác dụng ổn định đường huyết

Theo báo cáo của một số nghiên cứu mới đây, trong các chiết xuất của ké đầu ngựa có một số hoạt chất giúp ức chế sự hấp thụ đường. Nó còn có công dụng thúc đẩy cơ thể sản sinh một lượng lớn hoạt chất insulin.

Ké đầu ngựa có tác dụng trị mụn nhọt, lở loét

Xanthium là thành phần đặc trưng trong thảo dược này và chỉ có duy nhất trong vị thuốc này. Xanthium với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, vì vậy làm lành các vết thương, vết loét, mụn nhọt nhanh chóng.

Quả và hạt phơi khô rồi tán nhỏ làm thành phần vụn cho thuốc mỡ dùng ngoài da trong một số bệnh da liễu như eczema, ngứa, vết sâu bọ cắn và ghẻ. Dầu ép từ quả của cây có thể chữa bệnh về herpes, bàng quang và bệnh viêm quầng do liên cầu.

Về cách làm thì người ta thường lấy quả khô, xay nhuyễn thành bột, đắp lên vết thương để mau lành. Ngày nay, do sự xuất hiện của nhiều loại thuốc trị mụn, nhiều người đã dần quên đi công dụng hữu hiệu này của nó.

Tác dụng của ké đầu ngựa chữa viêm xoang

Trong thành phần của trái ké đầu ngựa có chứa hoạt chất kháng sinh, chống virus, giúp bảo vệ các tế bào niêm mạc mũi và hạn chế bị tổn thương. Qua đó, giúp ngăn ngừa tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, cũng như các triệu chứng khác của bệnh viêm xoang.

Theo khảo sát của những người đang mắc viêm xoang đã thử uống nước sắc từ ké đầu ngựa. Sau 2 tháng, họ cho biết đã cảm thấy thoải mái và bớt cảm giác khó chịu hơn rất nhiều, các triệu chứng của viêm xoang gần như đã giảm hẳn.

Ké đầu ngựa dự phòng bệnh bướu cổ

Trong y học cổ của Trung Quốc, ké đầu ngựa là dược liệu quý được dùng phổ biến để làm thuốc uống chống bướu cổ ở những vùng có bệnh. Cây còn dùng làm thuốc ra mồ hôi, hạ nhiệt, trị thấp khớp, cảm lạnh và an thần.

Một số công dụng khác

Lá cây ké đầu ngựa có công dụng làm săn, lợi tiểu, dự phòng bệnh giang mai và dùng trong lao hạch, herpes. Rễ là một chất bổ đắng dùng trong điều trị một số loại ung thư và lao hạch. Cao rễ dùng tại chỗ để điều trị các vết loét, mụn nhọt và áp xe.

Quả ké (Thương nhĩ tử) là bộ phận thường được dùng để làm thuốc.
Quả ké (Thương nhĩ tử) là bộ phận thường được dùng để làm thuốc.

Một số bài thuốc kết hợp với ké đầu ngựa

Chữa đau răng: Sắc nước quả ké đầu ngựa, sử dụng nước ngâm lâu rồi nhổ ra. Nên ngâm nhiều lần trong ngày.

Chữa thấp khớp, viêm khớp: Quả ké đầu ngựa 20gram, vòi voi 40gram và ngưu tất 10gram. hãm với nước sôi và thay nước uống hàng ngày.

Đối với bệnh nhân viêm khớp và thấp khớp nặng: Ké đầu ngựa 10g, rễ cỏ xước 40g, thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g, hy thiêm 28g. Đem sao vàng hạ thổ rồi sắc với 5 chén nước còn lại 1 chén. Uống trước khi ăn, dùng trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày.

Chữa bệnh bướu cổ: Dùng khoảng 5g quả dưới dạng thuốc sắc.

Chữa chân tay co rút, phong thấp, tê thấp: Dùng 12g sắc nước uống hàng ngày.

Chữa thuỷ thũng, bí tiểu tiện: Hạt ké đầu ngựa nướng lên cho có màu vàng đen, đình lịch. hai vị bằng nhau, sau đấy tán nhỏ và sử dụng 8g để uống. Ngày dùng 2 lần.

Chữa viêm mũi mạn tính: Ké đầu ngựa 6g, hạ khô thảo 12g, tân di 8g, bạc hà 6g, bạch chỉ, cát cánh, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Lưu ý: Đối với hạt ké đầu ngựa bạn nên dã nhỏ trước khi sắc nước uống.

Một số lưu ý khi sử dụng vị thuốc ké đầu ngựa trong chữa bệnh

Lựa chọn đúng vị thuốc, chất lượng thuốc đảm bảo nhất, tránh tình trạng thuốc bị mọt, ẩm mốc, không thể sử dụng được.

Để có thể sử dụng ké đầu ngựa an toàn và hiệu quả trong chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ đông y, thầy thuốc uy tín. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và các hoạt chất có trong các dạng thực phẩm chức năng, cao, trà túi lọc tránh các tác dụng không mong muốn.

Trong quá trình sử dụng nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào bất thường thì phải ngưng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ để dược tư vấn thêm

Khi dùng những bài thuốc trên bạn nên kiêng thịt lợn, thịt ngựa nguyên nhân là do với người mẫn cảm có thể bị nổi quầng trên da.

Với những trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Phàm những người không phải phong nhiệt thì chớ dùng.

Loại quả xưa chín rụng đầy đường, nay thành đặc sản lạ được chị em thành phố ưa chuộng Loại quả xưa chín rụng đầy đường, nay thành đặc sản lạ được chị em thành phố ưa chuộng
Hoàng cầm - Dược liệu thiên nhiên hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh Hoàng cầm - Dược liệu thiên nhiên hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh
Cây ba chạc - Dược liệu dân gian giúp kháng khuẩn, lợi sữa, ổn định huyết áp Cây ba chạc - Dược liệu dân gian giúp kháng khuẩn, lợi sữa, ổn định huyết áp
Loại củ xấu xí nhưng lại chứa thành phần dinh dưỡng cực cao Loại củ xấu xí nhưng lại chứa thành phần dinh dưỡng cực cao
Rau đắng đất mọc hoang tưởng chừng vô dụng nhưng lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe Rau đắng đất mọc hoang tưởng chừng vô dụng nhưng lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Đáng kinh ngạc về những công dụng của bông hoa hồi tưởng chỉ dùng làm gia vị Đáng kinh ngạc về những công dụng của bông hoa hồi tưởng chỉ dùng làm gia vị
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động