Hà Nội ô nhiễm không khí, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Thời gian qua, không khí tại Hà Nội liên tục được ghi nhận chỉ số ô nhiễm ở mức rất cao. Thậm chí, có thời điểm chỉ số ô nhiễm không khí của Hà Nội cao nhất thế giới. Vậy khi vào "mùa" ô nhiễm không khí, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?
Hà Nội: Kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn Thành phố Ô nhiễm không khí trong nhà - Mối nguy hiểm tiềm ẩn Ô nhiễm không khí có thể "hủy hoại" những lợi ích của việc tập luyện buổi sáng?

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức rất xấu

Hà Nội ô nhiễm không khí nhiều ngày liên tiếp.
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.

Những ngày qua, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trải qua một đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng, kéo dài, ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe. Cụ thể, đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Hà Nội bắt đầu từ tháng 10 kéo dài đến hôm nay và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tình trạng này bao phủ tất cả các quận, huyện, đặc biệt là Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng...

Sáng nay, hệ thống theo dõi chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường (VN Air) ghi nhận một màu tím bao trùm Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang và các tỉnh đồng bằng sông Hồng với chỉ số ô nhiễm không khí rất cao. Tại Thủ đô Hà Nội, ghi nhận của VNAir ở cả hai điểm đo tại 556 Nguyễn Văn Cừ và cổng Đại học Bách khoa Hà Nội đều ở ngưỡng tím, riêng tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, chỉ số AQI lên tới 275 lúc 6h sáng nay.

Hệ thống theo dõi chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ còn ghi nhận chỉ số AQI tại điểm đo ở ngõ 58 phố Từ Hoa, quận Tây Hồ lên tới trên 500 (cực kỳ nguy hại). Các chuyên gia cho rằng, sự tăng cao bất thường tại một điểm đo thường liên quan đến các hoạt động đốt mở như đốt rác, đốt rơm rạ.

Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, với chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 278, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí đứng thứ 2 thế giới. Chi tiết tại Hà Nội, có 2 trạm đo ở quận Tây Hồ và quận Hai Bà Trưng ghi nhận chỉ số AQI màu tím "rất không tốt cho sức khỏe con người" lần lượt ở mức 297 và 231. Đứng thứ 2 về mức độ ô nhiễm, sau Hà Nội là thành phố Thái Nguyên, với chỉ số AQI ở mức 279.

Còn theo VNAir, ngoài Hà Nội ghi nhận ô nhiễm, còn có các địa phương Thái Nguyên (chỉ số AQI ở mức 286), Hà Nam, Hưng Yên (cùng có chỉ số AQI 261). AQI là chỉ số theo dõi chất lượng không khí dao động từ 0-500, chỉ số càng cao thể hiện mức độ ô nhiễm và tác động đến sức khỏe càng cao.

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí

Hà Nội ô nhiễm không khí, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?
Đốt vàng mã cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Bà Lưu Thị Thanh Chi - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho rằng có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Trong đó, bao gồm nguồn thải tại chỗ, nguồn thải từ bên ngoài thành phố và các điều kiện khí tượng.

Cụ thể, nguồn thải tại chỗ của thành phố chủ yếu là các nguồn phát thải từ các phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, xe tải và xe taxi) và nguồn bụi đường do xây dựng. Tiếp đến là nguồn khí thải do các hoạt động sản xuất công nghiệp và nguồn phát thải là đốt rơm rạ. Các nguồn thải từ bên ngoài thành phố (lan truyền). Ví như, hoạt động sản xuất, sinh hoạt từ các tỉnh thành khác theo gió lan đến Hà Nội.

Ngoài ra, chất lượng không khí còn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện khí tượng (gây ra các mùa/ thời điểm có ô nhiễm nghiêm trọng). Thông thường, nồng độ bụi chịu tác động rõ rệt bởi các yếu tố khí tượng, dẫn đến các quy luật diễn biến chất lượng không khí theo các mùa trong năm.

Vào mùa đông, chất lượng không khí thường có xu hướng suy giảm với ô nhiễm bụi cao hơn. Như thế, mùa đông cũng có nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn so với mùa hè. Trên cơ sở này, các biện pháp cảnh báo cộng đồng và ứng phó với ô nhiễm không khí nghiêm trọng để bảo vệ sức khoẻ người dân là cần thiết và ưu tiên trước mắt.

Theo bà Lưu Thị Thanh, đốt vàng mã cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Bởi lẽ, đốt vàng mã là một trong các nguồn đốt mở tác động đến môi trường không khí, đặc biệt trong các dịp lễ, Tết. Bởi những ngày này người dân đốt vàng mã rất nhiều. Do đó, để hạn chế ô nhiễm môi trường, người dân cũng nên hạn chế đốt vàng mã", bà Lưu Thị Thanh Chi chia sẻ.

Người dân cần "tự mình cứu mình"

Hà Nội ô nhiễm không khí, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?
Khi ra đường người dân nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng, có thể lọc được bụi PM2.5 (bụi mịn).

TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam khuyến cáo, khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, chỉ số AQI thường tăng lên rất cao, cao hơn hẳn các tháng còn lại trong năm. Bởi vậy, người dân cần thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống như của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, người dân cần thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống; trồng cây xanh quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. Khi theo dõi thấy chất lượng không khí ở mức xấu, có hại người dân cần hạn chế ra khỏi nhà, không vận động tập thể dục ở ngoài trời.

Khi ra đường người dân nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng, có thể lọc được bụi PM2.5 (bụi mịn); đeo khẩu trang đúng quy cách. Ngoài ra, người dân cần vệ sinh mũi, súc họng sáng, tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường; rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, ở khu vực chất lượng không khí xấu.

Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đã xây dựng khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe nhằm giúp người dân có những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe. Người dân cần, hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, đốt rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga; trồng cây xanh giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. Với người hút thuốc lá, thuốc lào nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút; không nên hút thuốc trong nhà. Với người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc.

Với những người nhạy cảm với các chất ô nhiễm trong không khí (trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi) nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải chất ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông; các công trình xây dựng; khu vực đun nấu đốt nhiên liệu bằng than, củi, rơm rạ hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí khác.

Chuyên gia chỉ 3 phương pháp trị cảm phong hàn Chuyên gia chỉ 3 phương pháp trị cảm phong hàn
Lối sống lành mạnh giúp tránh xa bệnh tật Lối sống lành mạnh giúp tránh xa bệnh tật
Các loại rau củ ít thuốc trừ sâu Các loại rau củ ít thuốc trừ sâu
Sữa - Nguồn dinh dưỡng vàng cho một cuộc sống khỏe mạnh Sữa - Nguồn dinh dưỡng vàng cho một cuộc sống khỏe mạnh
Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng
Viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn món gì? Viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn món gì?
Vì sao gót chân nứt nẻ vào mùa đông? Vì sao gót chân nứt nẻ vào mùa đông?
Mai Hương

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Từ ổ dịch liên cầu lợn Hưng Yên: Lời cảnh báo từ các chuyên gia về 'tử thần' trên bàn nhậu

Từ ổ dịch liên cầu lợn Hưng Yên: Lời cảnh báo từ các chuyên gia về 'tử thần' trên bàn nhậu

Vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng tại Hưng Yên khiến nhiều người tử vong sau một bữa ăn có tiết canh đã một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động.
Dầu ô liu: Bí quyết vàng cho sức khỏe và sắc đẹp

Dầu ô liu: Bí quyết vàng cho sức khỏe và sắc đẹp

Từ ngàn xưa, trong lòng văn hóa Địa Trung Hải trù phú, dầu ô liu đã được ví như một món quà quý giá của thiên nhiên, ẩn chứa vô vàn công dụng diệu kỳ.
Những lưu ý không thể bỏ qua khi ăn rau ngót

Những lưu ý không thể bỏ qua khi ăn rau ngót

Rau ngót rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn không đúng cách có thể gây hại. Cùng tìm hiểu những điều cần biết để tận dụng hết giá trị của loại rau này một cách an toàn và hiệu quả.
Kính chống ánh sáng xanh có phải là giải pháp bảo vệ mắt?

Kính chống ánh sáng xanh có phải là giải pháp bảo vệ mắt?

Trong kỷ nguyên số, khi màn hình điện tử là vật bất ly thân, đôi mắt của chúng ta không ngừng tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị. Liệu kính chống ánh sáng xanh có thực sự cần thiết để bảo vệ thị lực?
Khỏe mạnh hơn mỗi ngày nhờ công nghệ

Khỏe mạnh hơn mỗi ngày nhờ công nghệ

Công nghệ không chỉ giúp bạn kết nối, mà còn là "trợ thủ đắc lực" trong việc duy trì sức khỏe. Từ các ứng dụng theo dõi sức khỏe đến thiết bị thông minh hỗ trợ luyện tập.
Vì sao nên thêm rau đay vào thực đơn?

Vì sao nên thêm rau đay vào thực đơn?

Rau đay là loại rau quen thuộc, không chỉ sở hữu hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa phong phú, mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Vitamin D: “chiến binh thầm lặng” bảo vệ tim mạch

Vitamin D: “chiến binh thầm lặng” bảo vệ tim mạch

Không chỉ giúp xương chắc khỏe, vitamin D còn được chứng minh giảm viêm, điều hòa huyết áp, hạ mỡ máu và ngăn xơ vữa động mạch – những yếu tố then chốt để phòng ngừa bệnh tim mạch, nguyên nhân tử vong hàng đầu hiện nay.
Bộ Y tế đề xuất chi 650 tỷ đồng khuyến khích phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi.

Bộ Y tế đề xuất chi 650 tỷ đồng khuyến khích phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi.

Bộ Y tế đề xuất gói hơn 5.300 tỷ đồng để khuyến sinh, trong đó, 650 tỷ đồng hỗ trợ trực tiếp phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi bằng tiền mặt hoặc hiện vật.
Dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm thế nào với sức khỏe con người?

Dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm thế nào với sức khỏe con người?

Dù không trực tiếp lây từ lợn sang người, dịch tả lợn châu Phi vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng qua các bệnh thứ phát và thịt nhiễm bệnh.
BHYT chậm cập nhật thuốc, giải pháp nào cho người bệnh?

BHYT chậm cập nhật thuốc, giải pháp nào cho người bệnh?

Danh mục thuốc BHYT nhiều năm chưa cập nhật khiến người bệnh khó tiếp cận thuốc mới, phải dùng thuốc cũ kém hiệu quả. Bộ Y tế khẳng định sẽ phối hợp cập nhật chính sách, bổ sung thuốc và đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động